Bài giảng Ngữ văn 8 - Đề : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

 Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thủy Quân.

 

pptx 47 trang phuongnguyen 29/07/2022 20380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Đề : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Đề : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Bài giảng Ngữ văn 8 - Đề : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
 Thế nào là danh lam thắng cảnh? Kể tên một số danh lam thắng cảnh của nước ta. 
Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp nổi tiếng. Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Hồ Ba Bể, Động Phong Nha, Sông Hương... 
I. 
1. 
-Các em đọc văn bản “ “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”. 
I. GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
Thuyết minh về “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”. 
HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN 
 Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thủy Quân. 
 Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ nay là gò Tháp Rùa từng là Điếu Đài tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Đến thời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Đầu thế kỉ XIX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên chùa Ngọc Sơn . Ít lâu sau, nơi đây không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử) và Đức thánh Trần (tức anh hùng Trần Quốc Tuấn), do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên gò Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (có nghĩa là viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa là nơi ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội. 
 Ngày nay khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng - đèn hoa - pháo hoa - trong những dịp lễ tết hằng năm. 
 (Theo  Lịch văn hóa tổng hợp 1987 - 1990  ) 
HỒ HOÀN KIẾM 
Lịch sử Hồ Gươm 
 Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. 
 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế 
 yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết 
 định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. 
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp 
 một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, 
 Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm 
 nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận 
 thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. 
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, 
 cuối cùng đánh tan quân xâm lược. 
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ 
Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. 
 Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm 
Hồ Hoàn Kiếm 
Nguồn gốc 
Tên gọi 
Vài nghìn năm tuổi 
Lục Thủy 
Hoàn Kiếm 
Hồ Gươm 
Thủy Quân 
Đền Ngọc Sơn 
Nguồn gốc, quá trình xây dựng 
Điếu Đài 
Cung Khánh Thụy 
Chùa Ngọc Sơn 
Đền Ngọc Sơn 
Kiến trúc 
Tháp Bút 
Đài Nghiên 
Đền 
Trấn Ba Đình 
Cầu Thê Húc 
 - Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? (Chọn câu đúng) 
 A.Qua các thời kì lịch sử có các tên gọi khác nhau. 
 B.Các cấu trúc không gian được hình thành và phát triển. 
 C.Vị trí địa lí các địa danh gắn bó với các triều đại, các danh nhân, các quan niệm. 
 D. Cả A, B và C. 
D 
- Để viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh như vậy cần có những kiến thức nào ? 
-> Lịch sử, địa lí, văn hóa, các danh nhân, các câu chuyện kể có liên quan. 
- Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh ? 
- Để viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần quan sát thực tế, đọc sách báo, nghiên cứu, ghi chép, thu thập những tri thức khách quan có liên quan đến đối tượng. 
- Bài viết sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào ? 
+Quan hệ không gian: Từ bao quát - không gian rộng (giới thiệu hồ Hoàn Kiếm) đến cụ thể - không gian hẹp (đền Ngọc Sơn); từ xa đến gần; từ ngoài vào trong... 
+Quan hệ thời gian: Từ khi hình thành đến nay (qua các thời kì, các mốc lịch sử). 
+Quan hệ các sự kiện gắn bó với danh lam thắng cảnh: Hình thành - tồn tại - những thay đổi. 
- Theo em, bài này có gì thiếu sót trong bố cục ? Về nội dung, bài thuyết minh này còn thiếu gì không ? Một số sự vật sắp xếp như vậy đã thật chặt chẽ chưa ? 
+ Bố cục: Thiếu phần Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh; thiếu phần Kết bài: Thái độ, tình cảm của người viết đối với danh lam thăngs cảnh. 
 + Về nội dung: Thiếu miêu tả vị trí của Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc. 
 Chẳng hạn, ta phải thuyết minh: Trong mặt hồ Hoàn Kiếm có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc (đền Ngọc Sơn) ở phía Bắc; gần bờ Đông có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa (Tháp Rùa) nhỏ hơn ở phía Nam hồ. 
B 
T 
Đ 
N 
Đền Ngọc Sơn 
Tháp Rùa 
Cầu Thê Húc 
 +Thiếu miêu tả độ rộng hẹp của hồ. 
 +Thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh (ví dụ, thỉnh thoảng rùa nổi lên, mùa xuân như thế nào ?, mùa hạ như thế nào ?, mùa thu, mùa đông ?...). 
 ->Do vậy, nội dung bài viết còn khô khan, chưa hấp dẫn đối với người đọc. 
 + Một số sự vật sắp xếp chưa chặt chẽ khiến cho người đọc khó hình dung. 
B 
T 
Đ 
N 
Đền Ngọc Sơn 
Tháp Rùa 
Cầu Thê Húc 
- Bài viết sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? Khi thuyết minh có thể kết hợp với những phương thức biểu đạt nào,biện pháp tu từ nào ? Tác dụng ? 
-Một bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh có bố cục ba phần; sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí. 
-Cần kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh. 
-Lời giới thiệu chính xác, biểu cảm, có kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận để tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn. 
II. 
1. Lập dàn ý thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em yêu thích. 
2.Dựa vào dàn bài trên, em hãy viết một đoạn văn thuyết minh. Có thể dùng phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu số liệu, so sánh, đối chiếu, phân loại phân tích... 
II. LUYỆN TẬP 
 Bố cục chung về một bài thuyết minh danh lam thắng cảnh: 
 a.Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh. 
 b.Thân bài: Lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần trong danh lam thắng cảnh 
 c.Kết bài: Vị trí của danh lam thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người. 
 Hội An – địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ. Cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại. Cùng với cuộc sống thường ngày của cư dân những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời vẫn đang tồn tại và được duy trì, vì vậy nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. 
 Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đó là một cái gì thật đáng quan tâm. Sự giao thoa văn hóa đã làm nên một Hội An được Unesco ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. 
 Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa. Đến nửa sau thế kỷ 17, nơi này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt. Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn. Vào những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới. 
 Xưa kia, phố cổ Hội An chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi, tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây, thú vị nhất vẫn là thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính, ngói được lợp cách đây vài trăm năm. Đặc biệt là về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn lồng kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà. 
 Đến Hội An không thể không ghé thăm chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ nơi đây. Còn có tên gọi là Lai Viễn Kiều, Chùa Cầu bắt qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, do các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17. Chùa Cầu ở Hội An do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa có lối kiến trúc khá đặc biệt, mái lợp ngói âm dương đã ngả màu thời gian. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ công phu, đây không chỉ là một cây cầu hay một ngôi chùa, nó còn là nơi hội họp của xóm làng ngày trước, với ước mơ về một cuộc sống giao hòa tương thân tương ái của cộng đồng. 
 Các di tích khác như Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phước Kiến và những ngôi chùa cổ kính cùng những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi đều khiến người ghé thăm phải nghiêng mình thán phục về sự tinh xảo khéo léo mà vẫn rất lắng sâu của bàn tay con người. Vừa nguy nga tráng lệ, vừa đồ sộ cao quý, tất cả các công trình đều trở thành những cuốn biên niên sử sống động nhất, lưu giữ một quá khứ vàng son của cộng đồng người Hoa cũng như các cư dân ngày trước ở Hội An. 
 Những con đường đầy bóng cây và mùi hoa sữa vào độ tháng 10, những ngõ nhỏ quanh co dẫn đi vòng vèo trong phố cổ, những hàng quán san sát mang vẻ đẹp thâm niên với giàn hoa rũ xuống từ mái ngói đã úa màu đã làm nên một Hội An cổ kính và nên thơ. Vì thế, dẫu trải qua bao đổi thay, sự bồi lắng của cửa sông và những biến cố của lịch sử, Hội An vẫn tồn tại ở đó, mãi mãi là ký ức tuyệt đẹp trong lịch sử phát triển đất nước ta. 
 Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảng phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo. Đỉnh cao của sự phát triển là sinh hoạt "Đêm phố cổ", diễn ra vào đêm 14 âm lịch hàng tháng. Với đêm phố cổ, không chỉ có văn hóa vật thể mà văn hóa phi vật thể của Hội An cũng được tôn vinh với các hội hát bài chòi, hò khoan đối đáp, văn hóa ẩm thực, các câu lạc bộ thơ, nhạc truyền thống, múa lân, hoa đăng, trẻ em thì hát đồng dao bên Chùa Cầu 
 Trong bầu không khí đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hữu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh đầu thế kỷ. Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm. Tuỳ theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là mầu đỏ may mắn, mầu vàng tươi vui, mầu gấm huyết dụ kiêu sa hay sắc xanh lãnh lẽo. Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính. 
 Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa. 
Gánh nặng thường trực của Hội An vẫn là việc di tích bị xuống cấp nghiêm trọng và phố cổ quá tải. Từ nhiều nguồn, tỉnh Quảng Nam đã luôn đầu tư để trùng tu, tu bổ di tích đang xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng tại phố cổ. Mọi ngôi nhà cổ trong phố cổ khi trùng tu, sửa chữa đều có sự giám sát của cơ quan chức năng. Nguồn thu từ bán vé tham quan phố cổ mỗi năm được trích từ 20 – 80% cho việc sửa chữa, trùng tu các di tích, nhà cổ. Người dân ở trong hẻm cũng có ý thức, trách nhiệm giữ gìn phố cổ như nhà ở mặt tiền. Chủ trương tạo điều kiện cho cư dân được hưởng lợi từ việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích phố cổ đã gắn kết người Hội An với Di sản văn hóa. 
 Khác với Cố đô Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Phong Nha-Kẻ Bàng, ở Hội An hơn 90% di tích là của tư nhân, do người dân, do các tộc họ, bang hội quản lý, sử dụng. Đó là một việc làm phù hợp với nguyên lý: Bảo tồn để phát triển. Phố cổ chỉ có giá trị khi chúng ta biết phát huy tối đa vốn cổ với chiều dày văn hóa của nó. 
 Được sự ủng hộ của các chuyên gia Unesco, phố cổ Hội An đã duy trì như thời điểm được công nhận Di sản văn hoá thế giới. Vẫn rêu phong, cổ kính, nên thơ và nét mới là đường phố sạch sẽ hơn, nhà cửa đẹp hơn, hàng hóa phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn mà chủ yếu vẫn là hàng lưu niệm, hàng hóa đặc thù của phố cổ, tình người thì vẫn ấm áp, thân mật và gần gũi. 
 Phố cổ Hội An là một trong số những địa điểm du lịch hấp dẫn trên đất nước ta. Nơi đây mang trên mình nét đẹp cổ kính với những nét đặc trưng mà không bất cứ nơi nào có được. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_de_thuyet_minh_ve_mot_danh_lam_thang_can.pptx