Bài giảng Ngữ văn 8 - Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

3.Lập dàn ý:

a.Mở bài:

 Giới thiệu khái quát về cái phích nước.

 Ví dụ: Phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình, rất cần thiết cho sinh hoạt thường nhật.

 b. Thân bài:

 - Nêu xuất xứ của phích nước.

 Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học người Scotland, James Dewar (1842-1923) vào năm 1892 tức thế kỉ 19 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm.

 

pptx 41 trang phuongnguyen 23000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Bài giảng Ngữ văn 8 - Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
LUYỆN NÓI:  THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG 
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).  
1.Yêu cầu: 
Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản. 
2.Quan sát và tìm hiểu: 
Nhìn vào hình dưới đây và cho biết em quan sát được gì? 
- Phích nước 
- Gồm 2 phần: vỏ và ruột 
- Vỏ có quai xách, nắp đậy 
- Đế phích 
-Trước hết xác định phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình. 
-Xuất xứ của phích nước. 
-Xác định phích nước do những bộ phận nào tạo thành. 
-Công dụng. 
-Cách bảo quản. 
3.Lập dàn ý: 
 a.Mở bài: 
 Giới thiệu khái quát về cái phích nước. 
 Ví dụ: Phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình, rất cần thiết cho sinh hoạt thường nhật. 
 b. Thân bài: 
 - Nêu xuất xứ của phích nước. 
 Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học người Scotland, James Dewar (1842-1923) vào năm 1892 tức thế kỉ 19 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. 
 -Trình bày cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt của phích nước. 
 +Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích được cấu tạo như thế nào để giữ nhiệt ? 
 Đó là hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm 
mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía 
trong lớp thủy tinh được tráng một lớp bạc hoặc 
thủy ngân mỏng nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; 
miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. 
 Hiệu quả giữ nhiệt: Trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ. 
 + Bộ phận vỏ phích thường làm bằng gì, có tác dụng gì? 
Thường làm bằng kim loại (nhôm, sắt) hoặc nhựa cứng, 
phía bên ngoài có quết một lớp sơn để chống rỉ; 
tác dụng của nó là để bảo quản ruột phích chắc chắn, 
an toàn. 
 Cách trang trí trên phích nước. 
 + Các bộ phận khác: Nắp đậy, quai cầm, đế phích... 
 -Công dụng của phích nước: 
 +Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. 
 +Bình giữ nhiệt sở hữu nhiều chức năng hữu ích, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động hằng ngày của mọi người như: Đi học, đi làm hoặc đi du lịch, picnic 
 +So sánh với các đồ đựng nước khác 
(ấm nước, bình đựng thông thường). 
. 
 -Cách bảo quản và sử dụng như thế nào để khỏi vỡ, nước sôi không gây nguy hiểm cho con người (nhất là đối với trẻ em). 
 - Bảo quản phích nước: 
 Làm sạch phích vào vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại rồi dùng lực từ bên ngoại lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch lại để lọc bỏ đi những chất cặn bên trong. 
 Giữ nhiệt cho phích nước lâu dài hơn bạn cần chú ý không nên cho nước nóng quá đầy vào phích, nên để một khoảng nhỏ rồi hãy đậy nắp lại. 
 Để xa tầm tay trẻ em để tránh gây bỏng cho trẻ em. 
 Tránh va đập mạnh với các vật cứng có thể làm hỏng phích nước. 
 c. Kết bài: 
 Bày tỏ thái độ đối với phích nước. 
 - Em dự kiến các phương pháp thuyết minh nào để thuyết minh về phích nước ? 
 +Định nghĩa, giải thích; phân loại, phân tích; so sánh; nêu số liệu (con số); liệt kê. 
Các em tập luyện nói: 
 Dù giàu hay nghèo, mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày. 
 Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học người Scotland, James Dewar (1842-1923) vào năm 1892 tức thế kỉ 19 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. 
 Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ. 
 Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. 
 Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Đó là hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thủy tinh được tráng một lớp bạc hoặc thủy ngân mỏng nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước. 
 Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt. 
 Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong. Vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Phía bên ngoài có quết một lớp sơn để chống rỉ. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được. 
 Vỏ phích có thể trang trí bằng nhiều loại hình hoa văn đẹp để gây sự hấp dẫn đối với người dùng. 
 Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định, phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Bình giữ nhiệt sở hữu nhiều chức năng hữu ích, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động hằng ngày của mọi người như: Đi học, đi làm hoặc đi du lịch, picnic So sánh với các đồ đựng nước khác như ấm nước, bình đựng thông thường thì phích nước giữ nhiệt lâu hơn rất nhiều. 
 Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu. Khi mới mua về, ta nên l àm sạch phích bằng cách cho vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại rồi dùng lực từ bên ngoại lắc nhẹ, để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch lại để lọc bỏ đi những chất cặn bên trong. Giữ nhiệt cho phích nước lâu dài hơn bạn cần chú ý không nên cho nước nóng quá đầy vào phích, nên để một khoảng nhỏ rồi hãy đậy nắp lại. 
 Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích. 
 Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”. 
DÀN Ý CHUNG THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG 
1. MỞ BÀI: 
Giới thiệu khái quát về đồ dùng. 
2. THÂN BÀI: 
- Xuất xứ đồ dùng. 
- Cấu tạo đồ dùng. 
- Đặc điểm: Nguyên tắc hoạt động của đồ dùng. 
- Tác dụng của đồ dùng. 
- Cách bảo quản. 
3. KẾT BÀI: 
Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng. 
Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi.  
 Từ xa xưa con người ta đã dùng lông vũ để viết . 
 NGUỒN GỐC CỦA BÚT BI 
 Sự ra đời của cây bút bi bắt đầu từ quan sát của một phóng viên người HUNGGARY tên là LASZLO BIRO. Một ngày vào năm 1938, BIRO không chịu xiết chiếc bút máy dở chứng làm rách giấy và lem mực. Thời đó, BIRO quan sát thấy mực in báo mau khô. Còn bi lăn có trước đó trong những chai lăn khử mùi. Tuy nhiên, chỉ BIRO mới thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa những gì đã có và chiếc bút bi ra đời. BIRO đã cùng người anh trai thiết kế chiêc bút có bi ở đầu. Bi lăn đến đâu thì mực ra đến đó và khô ngay lập tức. 
Hiện nay chiếc bút bi đã được cải tiến hơnvà được thiết kế theo đa dạng. 
BÚT HIỆN NAY ĐƯỢC CẢI TIẾN VÀ THIẾT KẾ NHIỀU MÀU KHÁC NHAU 
CẤU TẠO: vỏ bút được làm bằng kim loại hoặc nhựa 
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CÂY BÚT BI  
-Ruột bút: được làm bằng nhựa dẻo, dài khoảng 10cm, rỗng để chứa mực; lò xo có hình xoắn, làm bằng kim loại có tính đàn hồi cao. 
Một số tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ bút bi. 
Bút được sử dụng chủ yếu là viết bài,viết nhạc,.... 
Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi. 
 I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây bút bi. 
 “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. 
 II. Thân bài 
 1. Nguồn gốc, xuất xứ 
 Được phát minh bởi nhà báo Hungari là Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. 
 2. Cấu tạo 
 -Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 - 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất. 
 -Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. 
 -Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. 
 3. Phân loại 
 -Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng. 
 -Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài). 
 -Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng. 
 4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản: 
 -Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ. 
 -Bảo quản: Cẩn thận. 
 5. Ưu điểm, khuyết điểm 
 - Ưu điểm: 
 +Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển. 
 +Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh. 
 - Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn. 
 - Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo. 
6. Ý nghĩa 
-Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình. 
-Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người. 
-Dùng để viết, để vẽ. 
-Những anh chị bút thể hiện tâm trạng: 
-Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão của con người. 
“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.” 
III. Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với cây bút bi. 
 Bút bi là vật dụng quen thuộc và được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống con người. Cây bút bi gắn bó với chúng ta từ lúc đi học cho đến lúc ta đi làm việc. Có thể nói, nó là một người bạn thân nó gắn bó mật thiết với ta trong suốt cuộc đời. Ngày nay, tuy văn bản điện tử đã được sử dụng phổ biến nhưng bút bi vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc ghi chép. 
 Bút bi tiếng Pháp là bille hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Có lẽ tên gọi bút bi là gọi theo tên của người sáng tạo ra nó: Biro. 
 Lịch sử ra đời và phát triển của cây bút bi trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Có lúc tưởng như nó đã bị lãng quên. Năm 1888, John Loud người Mỹ xin cấp bằng sáng chế một loại bút tương tự bút bi nhưng đã không được khai thác thương mại. Đến năm 1930, Laszlo Biro, một biên tập viên cộng tác với anh trai mình bắt đầu chế tạo cây bút bi mới. Sáng tạo của Laszlo Biro là tạo ra viên bi lăn trong ổ bán cầu điều tiết mực chứ không thẩm thấu như bút mực. 
 Tuy nhiên, với loại mực thời ấy, bút thường xuyên bị tắt nghẽn rất bất tiện. Đến năm 1938, Laszlo Biro mới xin được cấp bằng sáng chế. tại Anh Quốc. Ý tưởng phát triển cây bút bi bị bỏ ngỏ từ đó. Năm 1945, một doanh nhân người Mỹ dựa trên nguyên lý cây bút của Biro đã sản xuất ra loại bút mới và bán trên toàn nước Mỹ với giá bán 12.5 đô-la một chiếc. Theo chân các thương nhân Mỹ, cây bút từng bước được phổ biến ra khắp thế giới và chinh phục được người sử dụng với tính năng tiện lợi vô cùng của nó. Loại mực dùng cho bút bi lúc này cũng được cải tiến tốt hơn. Các nhà kĩ thuật đã pha trộn vào mực các phụ gia bôi trơn vừa làm cho mực mềm, nét mực ra đều, không bị tắt nghẽn lại giữ cho mực không bị chảy ra ngài. 
 Bút bi phát triển trong thế chiến thứ hai khi mà học thuyết nguyên tử đang phát triển mạnh và cùng với sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản nên ở Việt Nam nó còn có tên là bút nguyên tử. 
 Dựa vào số lần sử dụng có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. 
 Dựa vào chất liệu cấu tạo có: bút bi vỏ nhựa, bút bi vỏ kim loại, bút bi vỏ gỗ, Dựa vào giá trị có: bút bi phổ thông (bút bi thường), bút bi dành cho doanh nhân (bút bi cao cấp). 
 Ngày nay người ta sản xuất bút bi từ nhiều nguồn nguyên liệu, với mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc hết sức phong phú, đáp ứng thị hiếu của người sử dụng. Một vài thương thương hiệu bút bi nổi tiếng trên thế giới đang được ưa chuộng như: Mont Blanc, Cross, Waterman, Bic, Lamy, OnlineỞ Việt Nam có Thiên Long, Bến nghé. 
 Bút bi hiện đại có cấu tạo gồm: thân vỏ ngoài, ruột bút, ngòi bút, bộ điều chỉnh, quai móc, nắp đậy. Thân vỏ bút hình trụ tròn, nhỏ dần về phía đầu bút. Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong. Thân thon dài, thường có các đường rãnh chéo hoặc ghề nhằm làm tăng ma sát giúp tay có thể cầm chặt bút mà không bị mỏi. 
 Trên thân bút người ta thường dán nhãn mã thông tin sản phẩm, nhà sản xuất hoặc các quảng cáo khác. Ở đầu lớn của thân, người ta thường làm bộ phận móc để móc bút vào túi. Một vài bút cao cấp người ta làm thân bút bằng nhôm, bạch kim rất chắc chắn và sang trọng. 
 Ruột bút hay còn gọi là ống mực cũng làm bằng nhựa dẻo hoặc kim loại có hình trụ tròn dài gần bằng thân đựng mực. Có hai loại ống mực: ống mực dùng một lần và ống mực sử dụng lại. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì bơm mực mới tiếp tục sử dụng. 
 Ngòi bút là bộ phận được gắn liền với ruột bút. Ngòi bút được làm từ kim loại chống rỉ gồm một đoạn thẳng, ổ bán cầu và viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Khi viết, viên bi lăn trong ổ bán cầu điều tiết mực in lên trang giấy. 
 Mực: là loại mực đặc, dẻo. Nhờ công nghệ na-no, người ta đã sản xuất ra các loại mực có độ bám dính cao, giúp cho nét mực đều, rõ, không bị phai mờ. Loại mực này khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Sáng tạo và phát triển mực bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. 
 Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm (hoặc xoay) và lò xo có vai trò điều chỉnh ngòi bút khi sử dụng. Một vài loại bút không có bộ điều chỉnh. Thay vào đó là nắp đậy để bảo vệ ngòi bút không bị hư hỏng. 
Bút dành cho học sinh, công việc văn phòng thường nhẹ, giá thành rẻ. Người ta còn sản xuất một vài loại bút bằng kim loại quý dành cho người giàu có hoặc các doanh nhân như một cách để khẳng định đẳng cấp của họ. 
 Với loại bút đầu bấm, dùng ngón tay bấm đẩy ngòi bút ra ngoài. Ngòi bút được giữ ổn định bởi hệ thống khóa. Khi không viết nữa ta bật tắt ngòi bút chuyển động vào bên trong. Khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi. Mực bút bám rất chặt trên giấy, ít phai mờ và không bị lem khi thấm nước. 
 Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng. 
 Với giá thành sản xuất rẻ từ vài nghìn (bút thông thường) đến vài trăm nghìn (bút bi cao cấp), bút bi nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Bút bi là một phương tiện rất tiện dụng và hữu ích cho đời sống con người. Nó giúp cho công việc học tập, làm việc, viết lách trở nên hiệu quả hơn, tiện lợi hơn. 
 Bút bi còn là một món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè, khách hàng của bạn. Bút giúp ta tạo nên những mối quan hệ khăng khít bền lâu. Nó giúp bạn quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả với chi phí thấp. Còn rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. 
 Loại bút tiện nghi này hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do giá rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. 
 Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc. việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bút bi còn được dùng để ghi các tư liệu cho học sinh, người công chức nhà nước và nhân viên làm công việc giấy tờ. 
 Chỉ viết trên giấy, không được viết trên các chất liệu cứng hoặc gồ ghề sẽ làm hư ngòi bút. Khi không sử dụng nữa phải tắt hoặc đóng nắp bút lại. Không để rơi bút, lẫn bút vào các vật dụng cứng. Không để bút gần nguồn nhiệt cao, dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi ẩm ướt sẽ làm bút chảy mực mau hỏng.sau sử dụng phải bảo quản bút cẩn thận trong hộp hoặc để nơi an toàn. Thường xuyên lau chùi để bút sạch sẽ không bị nhiễm bẩn. Nếu không sử dụng nữa nên thâu gom vỏ bút để tái chế. 
 Cây bút đã viết nên lịch sử nhân loại. Nhờ có nó mà sự ghi chép trở nên nhanh chóng, tiện lợi, làm cho nền tri thức tăng lên nhiều lần và quá trình lưu trữ tài liệu trở nên chắc chắn, bền vững hơn. Thế nhưng, trong tương lai cách ghi chép truyền thống có thể sẽ được thay thế bằng công nghệ cảm ứng nhận diện, vì thế bút bi sẽ chấm dứt vai trò lịch sử của nó. Dù thế nào thì cũng phải xác nhận việc sáng tạo ra cây bút bi là một trong những phát minh vĩ đại của loài người. 
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ NHIỆT TÌNH, TÍCH CỰC THAM GIA HỌC BÀI ! 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_luyen_noi_thuyet_minh_ve_mot_thu_do_dung.pptx