Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 40: Câu ghép
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP:
1. Ví dụ SGK/111:
(1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
(2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
(3) Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (4) Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (5) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (6) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (7) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 40: Câu ghép
Câu ghép CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY! Tiết 40: KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Biện pháp tu từ “Nói giảm nói tránh” là gì? Câu 2: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong câu thơ sau và cho biết tác dụng? Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. ( Tây Tiến , Quang Dũng) KIỂM TRA BÀI CŨ Trả lời: Câu 1: Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục,thiếu lịch sự Câu 2: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. => Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn (1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. (3) Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (4) Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (5) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp . (6) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (7) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Tôi đi học , Thanh Tịnh ) ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP: 1. Ví dụ SGK/111: Xét cấu tạo ngữ pháp của câu văn (2) : (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. CN VN C 1 V 1 C 2 V 2 (5) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. TN CN VN (7) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Có mấy cụm C-V? Các cụm C-V ở câu (7) có bao chứa lẫn nhau hay không? Đây là mối quan hệ gì giữa các vế câu? C1 V1 C2 V2 C3 V3 Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể Câu có một cụm C-V Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn. Các cụm C-V không bao chứa nhau. (5) (2) (7) I. Đặc điểm của câu ghép: - Là loại câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa lẫn nhau tạo thành. - Mỗi cụm C-V là một vế câu. Ghi nhớ 1: (sgk-112) THẢO LUẬN NHÓM Ở các phần không in đậm trong đoạn trích, còn có câu nào là câu ghép? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu ghép ấy và cho biết cách nối các vế câu? II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU: 1. VD (SGK-112) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Các vế câu nối bằng quan hệ từ “và” (Chỉ ý đồng thời) C1 V1 C3 C2 V3 V2 (3) Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Các vế câu nối bằng: quan hệ từ “vì” (Chỉ nguyên nhân) quan hệ từ “và” (đồng thời) C1 C1 C1 V1 V1 V1 => Câu (1),(3) là câu ghép. 2. VD (SGK-112): Nếu trời mưa thì tôi sẽ nghỉ học. b1)Tôi chưa đi đón nó đã về rồi. b2)Ai làm người ấy chịu. c) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi , vài giây sau , tôi đuổi kịp. d) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. e) Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. =>Cặp quan hệ từ (giả thiết-kết luận): “Nếu...thì...” => cặp phó từ “chưa - đã”, bằng cặp đại từ , chỉ từ “ai - ấy” => dấu phẩy (,) => dấu hai chấm ( :) => dấu chấm phẩy (;) II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU: Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây: ... vừa ... đã... ... đâu... đấy... ...càng...càng... Bài tập nhanh: Tôi vừa về nó đã đi rồi. Rau nào sâu đấy. Tôi càng đánh nó càng lì ra. Qua phân tích một số cách nối vế câu nêu ở trên, em thấy có bao nhiêu cách nối các vế trong câu ghép? Có 2 cách nối: dùng từ có tác dụng nối và không dùng từ nối. Có hai cách nối: Dùng từ có tác dụng nối: - Nối bằng một quan hệ từ. - Nối bằng một cặp quan hệ từ. - Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). 2. Không dùng từ nối: - Dùng dấu phẩy, - Dấu hai chấm, - Dấu chấm phẩy. * Ghi nhớ 2:(sgk-112 ) LUYỆN TẬP Tiết 43 Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào? a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn ) Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào? b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà căn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào? c) Rồi hai con mắt long lạnh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào? Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ và chuyển thành những câu ghép mới bằng cách bỏ bớt 1 quan hệ từ hoặc đảo lại trật tự các vế câu. a) Vì................nên.................. b) Nếu............thì.................. c) Tuy.........nhưng.................... Vì trời mưa to nên đường rất trơn. Nếu Hoa chăm học thì bạn sẽ đạt học sinh giỏi. => Trời mưa to nên đường rất trơn. => Hoa sẽ đạt học sinh giỏi nếu bạn chăm học. Tuy nhà xa nhưng Hoạt vẫn đi học đúng giờ. => Trời mưa to nên đường rất trơn. => Trời mưa to nên đường rất trơn. Hoạt vẫn đi học đúng giờ tuy nhà xa. Viết 1 đoạn văn ngắn( sử dụng ít nhất 1 câu ghép) đề tài về: “Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông” BT4 DẶN DÒ VỀ NHÀ Bài cũ: “Câu ghép” - Nắm kĩ đặc điểm cấu tạo và các cách nối vế câu trong câu ghép. - Làm đầy đủ bài tập vào vở bài tập. DẶN DÒ VỀ NHÀ 2. Soạn “ Câu ghép” (tiếp theo) Bµi häc kÕt thóc, chµo c¸c em!
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_tiet_40_cau_ghep.ppt