Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (Tiết 1)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 - Cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống kẻ thù ngoại bang của Trần Quốc Tuấn cũng như của dân tộc ta.

 - Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể hịch

2. Về kĩ năng

 - Đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại

 - Cảm nhận những nét đẹp trong nghệ thuật lập luận

 - Tạo lập văn bản nghị luận có sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm; tư duy lô – gíc và tư duy hình tượng

3. Về thái độ

 - Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; niềm tự hào dân tộc

 - Trân trọng, biết ơn công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc

 

pptx 37 trang phuongnguyen 03/08/2022 25000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (Tiết 1)

Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (Tiết 1)
Bức tranh tái hiện một trận đánh của quân Mông Cổ 
Ảnh:  Business Insider 
Nguồn Wikipedia tiếng Việt 
HỊCH TƯỚNG SĨ (Tiết 1) 
 Trần Quốc Tuấn 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức 
	- Cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống kẻ thù ngoại bang của Trần Quốc Tuấn cũng như của dân tộc ta. 
	- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể hịch 
2. Về kĩ năng 
	- Đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại 
	- Cảm nhận những nét đẹp trong nghệ thuật lập luận 
	- Tạo lập văn bản nghị luận có sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm; tư duy lô – gíc và tư duy hình tượng 
3. Về thái độ 
	- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; niềm tự hào dân tộc 
	- Trân trọng, biết ơn công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc 
Tác giả: 
Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300) 
- Thuở nhỏ, ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người. 
- Lớn lên là người có phẩm chất cao đẹp, có tài văn võ song toàn 
- Người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 2 (1285) và lần 3 (1287 – 1288). 
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 
- Tác phẩm tiêu biểu: 
 + "Binh thư yếu lược" 
 + "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" 
=> Một nhân cách lớn, một anh hùng kiệt xuất, một danh nhân văn hoá của dân tộc 
2. Tác phẩm: 
	 a. Đọc và tìm hiểu chú thích 
() Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói sao cho khỏi để tai vạ về sau. () 
	2. Tác phẩm: 
	 a. Đọc và tìm hiểu chú thích 
* Đọc: 
	 Rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phù hợp với từng đoạn đặc biệt là những câu văn biền ngẫu 
* Chú thích: 
 (17) Nghìn xác này gói trong da ngựa (làm trai phải xả thân nơi chiến trường vì nghĩa lớn) 
 (18) Nhạc thái thường (nhạc tế lễ quan trọng ở tông miếu nay lại phải dùng mua vui cho giặc) 
 (22) Đặt mồi lửa vào dưới đống củi (phải biết cảnh giác) 
 (23) Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội (phải biết lo sợ) 
	2. Tác phẩm: 
 a. Đọc và tìm hiểu chú thích 
 b. Hoàn cảnh sáng tác 
Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần 2 (1285) 
Được công bố sau cuộc duyệt binh lớn tại Đông Thăng Long 
 (Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, 1987) 
 c. Nhan đề: 
* Nguyên văn được viết bằng chữ Hán: Dụ chư tì tướng hịch văn 
 "Dụ": Bảo cho người dưới biết (sau này trở thành một thể văn hành chính thời cổ) 
 "chư": Là một loại từ chỉ số nhiều 
 "tì tướng" : Những viên tướng dưới quyền giúp việc cho mình 
 (" tì"  : Miếng vải đệm thêm vào áo cho khỏi rách) 
 "hịch văn" : Thể loại hịch 
 => Hịch văn răn bảo các tì tướng  
 * Bản dịch SGK được trích từ "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X- thế kỉ XVII" , in lần thứ 2 NXB Văn học, Hà Nội, 1976). 
Người viết 
Mục đích 
Lối văn 
Giọng điệu 
Lập luận 
Kết cấu 
 Vua, chúa, thủ lĩnh 
Khích lệ, kêu gọi binh sĩ chống kẻ thù 
Văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu 
Hùng hồn, hào sảng, đanh thép 
Chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, thuyết phục 
Phần mở đầu: Nêu vấn đề 
Phần 2: Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách 
Phần 3: Nhận định tình hình, phân tích phải trái 
Phần kết thúc : Đề ra chủ trương, kêu gọi đấu tranh 
d.Thể loại 
Hịch 
Phần 1: Từ đầu -> .. “lưu tiếng tốt ” 
(Nêu gương sáng trong lịch sử) 
e. Bố cục 
Phần 2: Huống chi ->...vui lòng” 
(Tội ác của kẻ thù và nỗi lòng vị chủ tướng) 
Phần 3: “ Các ngươi ->phỏng có được không?” 
(Phê phán những sai lầm và chỉ ra hành động đúng) 
Phần 4: Đoạn còn lại (Lời kêu gọi) 
Toàn bài là nêu và giải quyết vấn đề 
	 II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT 
	1. Nêu gương sáng trong lịch sử 
=> Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước 
TRANH DÂN GIAN 
	1. Nêu gương sáng 
	2. Tội ác của giặc và nỗi lòng của vị chủ tướng 
	 a. Tội ác của giặc 
() Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói sao cho khỏi để tai vạ về sau. () 
Hãy nhận xét nghệ thuật lập luận ở đoạn văn trên? ( chú ý ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu ). 
Từ đó tội ác của giăc đã được 
 phơi bày ra sao? 
2. Tội ác của giặc và nỗi lòng của vị chủ tướng 
a. Tội ác của giặc 
Nghệ thuật: 
* Ngôn từ 
+ Gợi tả, gây ám ảnh : uốn lưỡi cú diều, đem thân dê chó 
+ Từ “sứ giăc ”(sự khinh bỉ) thay vì “sứ thần” (vốn tỏ thái độ tôn trọng) 
+ Các cụm động từ được đặt liên tiếp nhau trong câu văn biền ngẫu (sóng đôi, đối ứng nhau) 
* Biện pháp nghệ thuật : Liệt kê, khoa trương, ẩn dụ ( lưỡi cú diều, thân dê chó chỉ quân giặc) 
Giọng điệu: Mỉa mai pha uất hận 
=> Bạo tàn, hống hách; tham lam như loài cầm thú 
	2. Tội ác của giặc và nỗi lòng của vị chủ tướng 
 a. Tội ác của giặc 
- Tài nhìn xa trông rộng, thấy nguy cơ “ tai vạ về sau” 
- Bộc lộ sự khinh thường, lòng đau đớn 
Từ việc phơi bày tội ác của giặc, giúp em thêm hiểu điều gì ở 
Trần Quốc Tuấn? 
	a. Tội ác của giặc 
	b. Nỗi lòng của vị chủ soái : 
 “ Ta thường tới bữa ... vui lòng ” 
Em hãy cảm nhận về nét đẹp trong cách 
 sử dụng ngôn từ ở đoạn văn trên? 
	 a. Tội ác của giặc 
	b. Nỗi lòng của vị chủ soái : 
... “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng .”... 
b. Nỗi lòng của vị chủ soái : 
* Ngôn từ: 
 - Các động từ mạnh: xả, lột, nuốt, uống 
 - Gợi hình, gợi cảm: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, xả thịt... 
 - Dùng điển cố: Da ngựa bọc thây 
 - Hàm súc: quên ăn, chưa xả thịt 
b. Nỗi lòng của vị chủ soái : 
* Ngôn từ: 
 - Các động từ mạnh: xả, lột, nuốt, uống 
 - Gợi hình, gợi cảm: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, xả thịt... 
 - Dùng điển cố: Da ngựa bọc thây 
 - Hàm súc: quên ăn, chưa xả thịt 
b. Nỗi lòng của vị chủ soái : 
* Ngôn từ: 
 - Các động từ mạnh: xả, lột, nuốt, uống 
 - Gợi hình, gợi cảm: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, xả thịt... 
 - Dùng điển cố: Da ngựa bọc thây 
 - Hàm súc: quên ăn, chưa xả thịt 
chưa 
	 b. Nỗi lòng của vị chủ soái: 
* Lối văn : Biền ngẫu với những câu văn trùng điệp, đăng đối hô ứng nhau 
* Biện pháp nghệ thuật : Nói quá, liệt kê, so sánh 
* Giọng điệu : Thống thiết, bi ai 
* Cách lập luận: Lô – gic, thuyết phục 
Lòng căm thù giặc cùng niềm uất hận đến tột độ 
🡪 Trần Quốc Tuấn là một tấm gương sáng . 
Ngoài vẻ đẹp về mặt ngôn từ, đoạn văn còn hấp dẫn bởi điều gì? 
2. Tội ác của giặc và nỗi lòng của vị chủ tướng 
 	 a. Tội ác của giặc 
 	 b. Nỗi lòng của vị chủ soái 
	 * Mối quan hệ giữa vị chủ soái và tướng lĩnh 
 Em hãy cho biết mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng giữa những người cũng cảnh ngộ? Mối quan hệ ấy đã khích lệ điều gì ở các tì tướng? 
2. Tội ác của giặc và nỗi lòng của vị chủ tướng 
 	 a. Tội ác của giặc 
 	 b. Nỗi lòng của vị chủ soái 
 * Mối quan hệ giữa vị chủ soái và tướng lĩnh 
 (1) Dựa trên quan hệ chủ tướng: 
 -> Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc 
	 	(2) Dựa trên quan hệ cùng cảnh ngộ: 
 -> Khích lệ lòng nhân nghĩa thuỷ chung 
 => Là mối quan hệ xuyên suốt quá trình lập luận 
LUYỆN TẬP 
Bài 1: Hãy so sánh thể chiếu và thể hịch 
CHIẾU 
HỊCH 
GIỐNG 
 + Là thể nghị luận trung đại 
 + Kết cấu chặt chẽ 
 + Lập luận sắc bén 
 + Lối văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu 
 + Người viết: Vua, chúa, tướng 
KHÁC 
 Ban bố mệnh lệnh; sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc 
 Kêu gọi; khích lệ tinh thần của binh sĩ trước cuộc kháng chiến 
	Bài 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
 (...) “Huống chi ... vui lòng .” (...) 
Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Cách nói khoa trương, ước lệ được thể hiện như thế nào? 
Câu 3 : Tác giả đã lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc ra sao? 
Câu 4 : Em hãy kể tên một văn bản trong chương trình THCS cũng nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Cho biết tên tác giả? 
Câu 5: Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu qui nạp, em hãy cảm nhận về thái độ, tình cảm của nhân vật “ta” trong đoạn. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. (Gạch chân và chỉ rõ một câu cảm thán) 
Gợi ý 
	 Câu 2: 
	 Các hình ảnh: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu 
Gây ám ảnh, tác động mạnh vào nhận thức, cảm xúc người nghe 
Nỗi đau đớn từ vô hình đã được hữu hình hoá, cụ thể hoá 
Gợi ý 
Câu 3: 
* Tội ác của giặc : đi lại nghênh ngang , sỉ mắng triều đình , bắt nạt tể phụ , đòi ngọc lụa, thu bạc vàng , vét của kho có hạn.. 
 => Hình ảnh gợi tả, gây ấn tượng mạnh 
* Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, liệt kê 
 => Thái độ căm thù, khinh bỉ giặc; khơi gợi lòng tự trọng , ý thức trách nhiệm với đất nước ở mỗi tướng lĩnh 
Gợi ý Câu 4 : 
 	 + Văn bản; “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” (Hồ Chí Minh) 
	+ " Chiếu dời đô " (Lí Công Uẩn) 
 	+ " Nước Đại Việt ta " (trích Bình Ngô đại cáo , Nguyễn Trãi) 
 Câu 5: 
a. Hình thức 
	 - Đúng mô hình đoạn (qui nạp); đảm bảo số câu (khoảng 10 câu) 
	- Hành văn mạch lạc 
	- Đúng yêu cầu tiếng Việt (câu cảm thán) 
b. Nội dung 
	 - Thấy được tội bạo ngược của giặc 
	- Thấy được lòng yêu nước cháy bỏng của một bậc kiệt tướng 
 (Chú ý nhận xét về nghệ thuật (từ ngữ, giọng điệu, lối văn...) 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 
- Hoàn thiện bài tập 
- Đọc lại bài “ Hịch tướng sĩ” 
- Chuẩn bị tiếp phần 3, 4 
Xin cám ơn đã lắng nghe! 
Xin chào tạm biệt! 
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về sự cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu. 
a. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề 
b. Thân đoạn 
- Khái niệm: Hiểu thế nào về tuổi trẻ và tuổi trẻ sẽ cống hiến gì cho đất nước? 
- Biểu hiện 
	+ Trong sách, báo, quá khứ 
	+ Thực tế cuộc sống 
- Bàn luận 
 Phê phán.... 
 Khẳng định... 
- Liên hệ bản thân 
c. Kết đoạn : Khái quát vấn đề 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_van_ban_hich_tuong_si_tran_quoc_tuan_tie.pptx