Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu) - Lương Thu Thủy

KHI CON TU HÚ

 ( Tố Hữu)

 Khi con tu hú gọi bầy

 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

 Vườn râm dậy tiếng ve ngân

 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

 Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

 (Huế, tháng 7 – 1939)

 

ppt 29 trang phuongnguyen 03/08/2022 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu) - Lương Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu) - Lương Thu Thủy

Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu) - Lương Thu Thủy
V ĂN BẢN: 
 KHI CON TU HÚ 
- TỐ HỮU - 
 Giáo viên: Lương Thu Thủy 
 Trường THCS Trưng Vương- Quận Hoàn Kiếm 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục. 
Cảm nhận được những hình ảnh giàu chất tạo hình và vẻ đẹp của thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết. 
I. Đọc- Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: Tố Hữu (1920 – 2002) 
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế. 
Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. 
Cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ của ông có sự thống nhất tuyệt đẹp. 
Nhà thơ Tố Hữ u 
Hồn thơ ngọt ngào, sâu lắng, tha thiết . 
Phong cách thơ bình dị, ngôn từ tự nhiên, gần gũi với đời thường. 
Các tập thơ : Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn  
I. Đọc - Tìm hiểu chung 
Tác giả 
Tác phẩm 
a) Hoàn cảnh sáng tác 
 Bài thơ được sáng tác tháng 7/1939 khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế). 
b) Đọc - chú thích 
KHI CON TU HÚ 
 ( Tố Hữu) 
 Khi con tu hú gọi bầy 
 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần 
 	 Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
	 	Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
	 Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không  
Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! 
Ngột làm sao, chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! 
 (Huế, tháng 7 – 1939) 
c) Thể thơ, phương thức biểu đạt 
- Thể thơ: thơ lục bát giản dị, thiết tha. 
Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với miêu tả. 
d) Ý nghĩa nhan đề: Khi con tu hú 
Về cấu trúc 
Về ý nghĩa 
Cách nói nửa chừng, tạo sự tò mò 
Nhan đề độc đáo, gợi nhiều liên tưởng 
Đây là nhan đề mở , gợi mạch 
cảm xúc của toàn bài thơ 
KHI CON TU HÚ 
Vế phụ của một câu trọn ý ( trạng ngữ ), mà các dòng và cả bài thơ là thành phần chính 
e) Bố cục : 2 phần 
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng. 
Phần 2 (4 câu cuối): Tâm trạng người tù cách mạng. 
(Huế , tháng 7-1939) 
 Tâm trạng người tù cách mạng. 
 Khi con tú hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần 
 Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
 Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không 
 Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! 
 Ngột làm sao, chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! 
 Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng. 
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
1. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng 
 KHI CON TU HÚ 
 Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần 
 Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
 Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... 
* Hình ảnh: 
* Âm thanh: 
 * Màu sắc: 
* Hương vị: 
Lúa chiêm, trái cây, sân, vườn, bắp, nắng, trời, diều sáo. 
Màu vàng (bắp); màu hồng (nắng); màu xanh (trời) 
Thơm (lúa, bắp); ngọt (trái cây chín) 
Bầu trời cao rộng với đôi con diều sáo 
* Không gian: 
Chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều. 
vui tươi, rộn rã 
thân thuộc, sinh động 
rực rỡ, tươi tắn 
khoáng đạt, tự do 
ngọt ngào 
Nhiều h ì nh ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ : 
tiếng ve râm ran trong vườn, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, , trái cây đượm ngọt , bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn... 
- Giọng điệu nhẹ nhàng, tươi vui; nghệ thuật liệt kê. 
 - Những phó từ ( đang, dần, càng) và động từ (ngân, lộn nhào .. .) 
-> Cảnh vật luôn vận động bởi sức sống căng tràn bên trong . 
-> Bức tranh tươi đẹp, sống động, không gian khoáng đạt, tự do , thanh b ì nh. 
* Tâm hồn trẻ trung yêu đời, yêu cuộc sống, yêu tự do thiết tha 
2. Tâm trạng của người tù cách mạng 
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết 
 Ta nghe hè dậy bên lòng 
 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! 
 Ngột làm sao, chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! 
- Từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao 
- Bộc lộ cảm xúc trực tiếp 
- Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8), 3/3 (câu 9) 
- Từ ngữ mạnh: đạp tan, ngột, chết uất 
 Tâm trạng u uất, ngột ngạt, bức bối . 
 Niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi tù ngục, trở về sống tự do ở bên ngoài của người tù cách mạng. 
 2. Tâm trạng của người tù cách mạng 
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
Tiếng chim tu hú ở đầu bài 
 “ Khi con tu hú gọi bầy ” 
- Là tiếng gọi đàn, báo hiệu mùa hè. 
- Mở ra một khung cảnh mùa hè đẹp đẽ, rộn ràng, tươi vui. 
 Tiếng chim tu hú ở cuối bài 
“Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” 
 - Là tiếng kêu khắc khoải, da diết. 
- Gợi sự bức bối, ngột ngạt và thôi thúc khao khát tự do của người tù cách mạng . 
-> Tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi của tự do, tiếng gọi tha thiết của cuộc sống đầy quyến rũ. 
Tiếng chim tu hú 
Tiếng chim tu hú 
Bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, tràn đầy sức sống 
Tâm trạng tù túng, ngột ngạt, u uất và khát vọng tự do cháy bỏng . 
Kết cấu bài thơ 
ĐỐI LẬP 
; 
TỔNG KẾT 
Bài thơ được viết theo thể lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt 
- Giọng điệu thơ tự nhiên, phù hợp cảm xúc nhà thơ 
+ Phần đầu: Sôi nổi, vui tươi 
+ Phần sau: Dằn vặt, u uất 
Hình ảnh phong phú, giàu chất hội họa. 
Bức tranh thiên nhiên 
mùa hè vui tươi, tràn đầy sức sống cùng khát khao tự do đến cháy bỏng của người tù cách mạng. 
Sơ đồ tư duy 
- Thể thơ:  
- Hình ảnh: . 
- Ngôn ngữ, giọng điệu:.. 
- Kết cấu:. 
- Bài thơ thể hiện  và ... 
của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 
LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 : Điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống: 
đầu - cuối tương ứng 
sinh động, giàu tạo hình 
tự nhiên, linh hoạt 
lục bát giản dị, tha thiết 
lòng yêu cuộc sống 
niềm khát khao tự do cháy bỏng 
=> Một biểu hiện của lòng yêu nước sâu sắc 
LUYỆN TẬP 
Bài tập 2: 
Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lối lập luận diễn dịch 
trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè 
trong tâm tưởng người tù cách mạng; trong đoạn văn có 
sử dụng một trường từ vựng chỉ thiên nhiên và một thán từ. 
LUYỆN TẬP 
Bài tập 2: 
Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lối lập luận diễn dịch 
trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè 
trong tâm tưởng người tù cách mạng; trong đoạn văn có 
sử dụng một trường từ vựng chỉ thiên nhiên và một thán từ . 
Bức tranh mùa hè 
1. Hình ảnh 
2. Âm thanh 
3. Màu sắc 
4. Hương vị 
5. Không gian 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
 Sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, khao khát tự do mãnh liệt 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_van_ban_khi_con_tu_hu_to_huu_luong_thu_t.ppt