Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp) - Lương Thu Thủy

II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết

 1. Luận điểm 1: Mục đích chân chính của việc học.

- “Ngọc không mài không thành đồ vật ,người không học không biết rõ đạo.”

 => Dùng châm ngôn; hình ảnh so sánh cụ thể.

=> Khái niệm “học” trở nên dễ hiểu.

 - “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”.

 → Cách giải thích ngắn gọn, rõ ràng.

 

pptx 35 trang phuongnguyen 03/08/2022 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp) - Lương Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp) - Lương Thu Thủy

Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp) - Lương Thu Thủy
Ngữ văn lớp 8 
Văn bản: 
 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC 
Giáo viên dạy : Lương Thu Thủy 
Trường THCS Trưng Vương – Quận Hoàn Kiếm 
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 
(LUẬN HỌC PHÁP) 
  1. Kiến thức - Hiểu được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: bàn luận về vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao (việc học) và cách lập luận chặt chẽ của văn bản. - Bước đầu nắm được đặc điểm chính của thể tấu. - Hiểu được quan điểm tiến bộ khi bàn về mục đích và tác dụng của việc học chân chính. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản theo thể tấu. - Học tập cách lập luận của tác giả và biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. 3. Thái độ:  - Ý thức vai trò của việc học.- Có phương pháp học tập đúng đắn.- Trân trọng những người hiền tài, vì dân, vì nước. 
MỤC TIÊU BÀI HỌC  
I. Đọc- Tìm hiểu chung: 
Tác giả: 
- Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong cư sĩ, La Sơn Phu Tử , quê ở Hà Tĩnh. 
- Là người thông minh, học rộng hiểu sâu. 
- Được người đời kính trọng, vua Quang Trung trọng dụng. 
2. Tác phẩm: 
I. Đọc- Tìm hiểu chung: 
Tác giả: 
a. Thể loại: Tấu 
Thể văn nghị luận cổ. 
Thể loại văn thư của bề tôi trình lên vua chúa để trình bày 
sự việc, những ý kiến , đề nghị của mình. 
 Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu. 
2. Tác phẩm: 
I. Đọc- Tìm hiểu chung: 
Tác giả: 
 a. Thể loại 
Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1971, khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua. 
 c. Xuất xứ : 
 b. Đọc, tìm hiểu chú thích: SGK 
Bài tấu 
(của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung) 
QUÂN ĐỨC 
(Đức của vua) 
DÂN TÂM 
(Lòng dân) 
HỌC PHÁP 
(Phép học ) 
2. Tác phẩm: 
I. Đọc- Tìm hiểu chung: 
Tác giả: 
 d. Bố cục: 4 phần 
Bàn luận 
về phép học 
 “ Ngọc không màihọc điều ấy.” 
🡪Mục đích chân chính của việc học. 
“ Nước Việt ta điều tệ hại ấy.” 
🡪Phê phán quan niệm học lệch lạc, sai lầm. 
“ Cúi xin từ nay ... chớ bỏ qua.” 
Quan điểm và phương pháp học tập 
đúng đắn . 
( Phần còn lại ) 
🡪 Tác dụng của việc học chân chính. 
 II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
 1. Luận điểm 1: Mục đích chân chính của việc học. 
- “Ngọc không mài không thành đồ vật ,người không học không biết rõ đạo.” 
=> Mục đích chân chính của việc học là học làm ngườ i có đạo đức . 
 => Dùng châm ngôn; hình ảnh so sánh cụ thể . 
 => Khái niệm “học” trở nên dễ hiểu. 
 - “ Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người . Kẻ đi học là học điều ấy”. 
 → Cách giải thích ngắn gọn, rõ ràng. 
 Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi , không còn biết đến tam cương, ngũ thường . Chúa tầm thường , thần nịnh hót . Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. 
 II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
 1. Luận điểm 1: Mục đích chân chính của việc học. 
 2. Luận điểm 2: Phê phán quan niệm học lệch lạc, sai trái. 
 Phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi , học không biết đến tam cương (quan hệ vua - tôi; cha - con; chồng - vợ) , ngũ thường ( năm đức tính của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ). 
2. Luận điểm 2: Phê phán lối học lệch lạc, sai trái. 
Hậu quả : + chúa tầm thường 
 + thần nịnh hót 
* Nghệ thuật: 
+ phép liệt kê. 
+ lí lẽ kết hợp với thực tiễn. 
-> nước mất, nhà tan 
3. Luận điểm 3: Quan điểm và phương pháp học đúng đắn 
 a. Quan điểm 
- Phạm vi: phát triển việc học rộng khắp tại các phủ huyện, xã, thôn . 
- Đối tượng : mọi người ai cũng được học. 
- Phép dạy (nội dung): theo Chu Tử. 
 Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học. 
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. 
 II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
“ Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm .” 
 - Học tuần tự từ thấp đến cao. 
 - Học rộng, nghĩ sâu, tóm lược điều cốt yếu nhất. 
 - Theo điều học mà làm. 
 b. Phương pháp học đúng đắn 
( Tứ thư : bốn quyển sách tiêu biểu của Nho giáo. 
- Ngũ kinh : năm bộ sách kinh điển của Nho giáo: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu. 
- Chư sử : các cuốn sách sử có tiếng đời xưa.) 
 II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
 3. Luận điểm 3: Quan điểm và phương pháp học đúng đắn 
* Phạm vi : phát triển việc học rộng khắp tại các phủ huyện, xã, thôn. 
* Đối tượng : mọi người ai cũng được học. 
* Phép dạy (nội dung học) : theo Chu Tử. 
* Phương pháp học : - Học từ thấp đến cao. 
 - Học rộng, nghĩ sâu, tóm lược điều cốt yếu nhất.. 
 - Theo điều học mà làm. 
=> Đúng đắn, toàn diện, tiến bộ, nhân văn . 
“ Học phải đi đôi với hành 
Học mà không hành thì học vô ích. 
 Hành mà không học thì hành không trôi chảy. ” 
 - Hồ Chí Minh - 
 II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
4. Luận điểm 4: Tác dụng của việc học chân chính: 
 Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. 
(?) Việc học chân chính có tác dụng như thế nào? 
Đạo học thành 
Người tốt nhiều; nhân tài được lập công. 
Triều đình ngay ngắn. 
Thiên hạ thịnh trị. 
* Nghệ thuật: 
 Lập luận theo kiểu móc xích : kết quả trước là tiền đề, là cơ sở cho 
kết quả tiếp theo. 
 -> Lập luận chặt chẽ, sức thuyết phục lớn. 
“ Đó là mấy điều, thành thật xin dâng . Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình” . 
- Lời thỉnh cầu chân thành ( thành thật xin dâng ). 
- Thái độ khiêm nhường, cung kính của một bề tôi ( kẻ hèn thần cung kính tấu trình). 
* Phần kết 
III. TỔNG KẾT 	 
2. Nội dung 
 - Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi . 
 - Muốn học tốt phải có phương pháp: học từ thấp đến cao, học rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành. 
Nghệ thuật 
- Trình tự lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. 
- So sánh cụ thể, dễ hiểu . 
 Là người thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu, yêu nước, quan tâm đến vận mệnh đất nước, trọng chữ, trọng tài. 
 Tư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay. 
 (?) Em hiểu gì về Nguyễn Thiếp – tác giả của những lời tấu trình này ? 
 §iÓm tiến bộ 
 Điểm cần bổ sung 
Tư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người , học đi đôi với hành 
 Môc ®Ých häc kh«ng chØ lµ rÌn luyÖn ®¹o ®øc mµ cßn phát triển n¨ng lùc trÝ tuÖ, rèn luyện kĩ năng sống ®Ó con ngư­êi trở nên toàn diện, cã thể đóng góp, x©y dùng đất nước. 
MỞ RỘNG 
Bốn mục tiêu giáo dục của UNESCO : 
 - Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự 	khẳng định mình. 
 - Học để làm người. 
 - Học gắn với hành. 
 - Dạy học lấy người học làm trung tâm. 
Chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh 
 IV. LUYỆN TẬP  
Trình bày sơ đồ lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học”. 
* Bài tập 1: 
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ LẬP LUẬN CỦA VĂN BẢN: 
MỤC ĐÍCH CHÂN CHÍNH 
 CỦA VIỆC HỌC . 
PHÊ PHÁN LỐI HỌC LỆCH LẠC, SAI TRÁI . 
 QUAN ĐIỂM, 
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP ĐÚNG ĐẮN 
TÁC DỤNG CỦA VIỆC HỌC CHÂN CHÍNH. 
* Bài tập 2: 
Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của thể tấu với thể cáo, hịch, chiếu. 
 So sánh: Chiếu, Hịch, Cáo, Tấu 
Thể loại 
Tấu 
Hịch, Cáo, Chiếu 
Giống 
Là các thể văn do vua, chúa hay thủ lĩnh ban truyền xuống thần dân/ quân sĩ. 
Là một loại văn thư của bề tôi , thần dân gửi lên vua, chúa. 
Đều là văn nghị luận trung đại, thường được viết theo lối văn biền ngẫu. 
Khác 
IV. LUYỆN TẬP  
Bài tập 3: 
Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy làm rõ quan điểm : 
Học phải đi đôi với hành. 
GỢI Ý 
* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành 
 Thế nào là học? Thế nào là hành? => Học đi đôi với hành là gì? 
* Tại sao học phải đi đôi với hành 
Nếu hành mà không học thì sao? -> Dẫn chứng 
Nếu học mà không hành thì sao? -> Dẫn chứng 
- Học đi đôi với hành mang lại hiệu quả, tác dụng như thế nào? -> Lí lẽ+ Dẫn chứng 
* Làm thế nào để học đi đôi với hành có hiệu quả : đưa ra nhưng giải pháp, hành động cụ thể. 
* Bàn luận mở rộng : phê phán lối học đối phó, học chay, học vẹt 
* Liên hệ bản thân . 
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
Học bài cũ: 
- Hoàn thành đoạn văn ở bài tập 2. 
Nắm được trình tự lập luận trong văn bản. 
Nhớ được các phương pháp học mà tác giả nêu ra, liên hệ với thời đại ngày nay. 
2. Chuẩn bị bài mới: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE ! 
 CHÀO TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI ! 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_van_ban_ban_luan_ve_phep_hoc_luan_hoc_ph.pptx