Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33

Tuần 33- Tiết 125- TV

CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT ( LỖI LÔ-GÍC )

A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS đạt được:

1- Về kiến thức:

- Học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra.

- Qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, khi viết.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn và nói trôi chảy, lưu loát.

3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực tham gia xây dựng bài.

 

doc 15 trang phuongnguyen 27/07/2022 5160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33
Tuần33- Tiết 125- TV NS: 8/4/2019 
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT ( LỖI LÔ-GÍC )
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS đạt được:
1- Về kiến thức:
- Học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra.
- Qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, khi viết.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn và nói trôi chảy, lưu loát.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực tham gia xây dựng bài.
4- Năng lực : Tù häc, gi¶i quyÕt vÊn ®Ò ,s¸ng t¹o, hîp t¸c, giao tiÕp.
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập VN, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ: 
 ? Lí do phải lựa chọn trật từ từ trong câu ? Nêu một số tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu ?
 ? HS làm bài tập số 6 - 124?
- Khởi động vào bài mới:
 GV đưa câu: Bát, đĩa, thìa, giường là những đồ dùng cần thiết trong bếp của mỗi gia đình.
 Em hãy cho biết câu này mắc lỗi gì?
 Lỗi có từ “ giường” k cùng loại là đồ dùng trong bếp.
GV khái quát: Trong ngôn ngữ hàng ngày hay trong khi viết việc diễn đạt của mỗi chúng ta là rất quan trọng thể hiện lịch sự trong giao tiếp. Chính vì thế việc diễn đạt lưu loát chính xác ý cần nói là rất quan trọng. Bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta tránh mắc phải những lỗi diễn đạt thiếu logic.
HĐ2: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 33 phút 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
Bài tập 1:
- HS thảo luận nhóm để phát hiện ra lỗi diễn đạt trong cả 9 trường hợp. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
- Nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- GV chữa.
Gv cho lớp thảo luận nhóm
+ Các tổ tập hợp, cử đại diện báo cáo lỗi điển hình và chữa lỗi.
+ GV nhận xét về việc tìm lỗi của HS, chữa lỗi.
I- Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt trong một số câu đã cho:
Bài tập 1:
Câu a: 
A: Quần áo, giày dép
B: đồ dùng học tập khác
-> Không cùng loại, B không bao hàm A.
* Chữa: 
- Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập .
- Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
Câu b: 
A- thanh niên nói chung
B- bóng đá nói riêng
-> A và B k cùng loại, A k bao hàm B
* Chữa : 
- Trong tầng lớp thanh niên nói chung và trong giới sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. 
- Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công
Câu c 
A- Lão Hạc, Bước đường cùng ( Tên tác phẩm)
B- Ngô Tất Tố ( Tác giả)
-> K cùng trường từ vựng
* Chữa:
- Lão Hạc, Bước Đường cùng, Tắt đèn đã giúp ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước CMT8 -1945.
- Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã giúp ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước CMT8 -1945.
Câu d :
A- Trí thức
B- Bác sĩ
-> K ngang hàng nhau, khi đặt câu hỏi lựa chọn A hay B thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
* Chữa :
- Em muốn trở thành một người trí thức hay một người công nhân ?
- Hoặc: Em muốn trở thành một người kĩ sư hay bác sĩ ?
Câu e :
A- nghệ thuật
B- ngôn từ
-> A bao hàm B, k thể có q.hệ bổ sung.
* Chữa :
- Bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn sắc sảo về nghệ thuật.
- Bài thơ không chỉ hay bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ
VD: Lan không chỉ ngoan ngoãn mà còn là một học sinh giỏi cấp tỉnh.
Câu g :
A- Cao, gầy
B- mặc áo ca-rô
-> K cùng trường từ vựng.( Cao, gầy thuộc hình dáng còn áo ca-rô thuộc trang phục )
* Chữa :
- Trên sân ga chỉ có 2 người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo lùn.
- Trên sân ga chỉ có 2 người. Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca-rô.
Câu h : 
A- Chị Dậu rất cần cù, chịu khó
B- Chị Dậu cũng rất mực yêu thương chồng con
-> A, B không có quan hệ nhân- quả
* Chữa :
- Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã một mình gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình.
- Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và chị cũng rất mực yêu thương chồng con.
Câu i : 
A- không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa
B- người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó
-> A, B không phải là quan hệ điều kiện- kết quả-> không dùng được quan hệ từ "nếu- thì". Từ "đó" dùng không đúng chỗ.
* Chữa : 
- Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
Câu k :
A- vừa có hại cho sức khoẻ.
B- vừa làm giảm tuổi thọ.( giảm tuổi thọ nằm trong nghĩa bao hàm của có hại cho sức khoẻ 
->Khi dùng cặp từ vừa- vừa thì A và B phải bình đẳng với nhau, không bao hàm nhau.
* Chữa :
- Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm tốn kém tiền của.
- Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, do đó nó sẽ làm giảm tuổi thọ của con người.
II- Tìm các lỗi diễn đạt trong bài viết, lời nói, trên đài, báo, 
Bài tập 2: Sửa lỗi những câu sau:
a- Mưa bão suốt mấy ngày đêm, đường ngập nước, người đi lại đông vui xe cộ phóng nhanh như bay.
b- Chiều tàn, chợ đã vãn, người ta chen lấn, xô đẩy nhau để ra về.
c- Tố Hữu là một nhà thơ lớn vì ông hoạt động cách mạng từ thời thơ ấu.
d- Trang không những học giỏi mà còn rất chăm làm nên bạn ấy luôn được điểm 10.
e- Bạn Nam bị ngã xe máy 2 lần, một lần trên đường phố và một lần bị bó bột.
g- Con phải biết yêu thương súc vật vì mèo cũng rất yêu mến con người.
HĐ 3- Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 6 phút
? HS nêu một số kiểu câu và cách diễn đạt cho từng kiểu câu đó ?
HĐ 4: Tìm tòi, mở rộng:1 phút
+ Học thuộc các kiểu câu và các cách diễn đạt.
+ Tiếp tục tìm các lỗi diễn đạt và tự sữa chữa, rút ra bài học về cách diễn đạt.
+ CBBM : Tổng kết phần văn
 ..............................................................................
Tuần33- Tiết 126- VB NS: 9/4/2019 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, HS cần đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Năm được 1 số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu VB như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Nắm được hệ thống VB đã học, nd cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng VB.
- Sự đổi mới thơ văn VN từ TK XX-> 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, ngôn ngữ.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng cảm thụ,phân tích tổng hợp những chi tiết cụ thể tiêu biểu của 1 số TP the hiện đại đã học.
- Khái quát hệ thống hóa, so sánh đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các TP VH trên 1 số phương diện cụ thể
3- Thái độ: Nghiêm túc học tập.
4- Năng lực : 
 Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò vµ t­ duy s¸ng t¹o,tù häc, hîp t¸c, n¨ng lùc c¶m thô v¨n häc...
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các nội dung trong SGK
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà.
* Khởi động: GV cho hs chơi trò chơi thi nhanh:
 Trong vòng 2 phút 2 đội chơi sẽ kể tên những bài thơ cổ và những bài thơ hiện đại đã được học, đội nào kể được nhiều sẽ chiến thắng.
HĐ2: Ôn tập kiến thức
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 33 phút 
I- Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học
( Từ bài 15 đến bài 29 trong chương trình Ngữ văn lớp 8 ):
Stt
VB
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1. Bài 14
 Vào nhà ngục
QĐ cảm tác
Phan Bội Châu
(1867 - 1940)
Thất ngôn bát 
cú đường luật
- Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng
- Giọng điệu hào hùng khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2. Bài 15
Đập đá ở 
Côn Lôn
Phan Châu Trinh
(1872 - 1926)
Thất ngôn bát cú
 Đường luật
- Hình tượng đẹp, ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn
- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thê.
3. Bài 16
Muốn làm thằng cuội
Tản Đà - Nguyến Khắc Hiếu (1889 - 1939)
Thất ngôn bát cú
 Đường luật
- Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng
Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh
4. Bài 17
Hai chữ nước nhà (trích)
Trần Tuấn Khải (1895-1983)
Song thất lục bát
- Mượn câu truyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
- Mượn chuyện xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.
5. Bài 18
Nhớ rừng
Thế Lữ
(1907 - 1989)
Thơ mới 
(8 chữ/câu)
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
- Bút pháp lãng mạn truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp, phép tương phản của nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
6. Bài 18
Ông đồ
Vũ Đình Liên
(1913 - 1906)
Thơ mới
Ngũ ngôn
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
- Bình dị, cô đọng, hàm súc, đối lập, tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi, tả cảnh ...
7. Bài 19
Quê hương
Tế Hanh
1921
Thơ mới
(8 chữ/câu)
- Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua... tươi sáng sinh động về một làng quê miền biên trong đó nổi bật lên là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
- Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc và tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng.
8. Bài 19
Khi con tu hú
Tố Hữu
(1920 - 2002)
Lục bát
- Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
- Giọng thơ sôi nổi thuần khiết, tưởng tượng phong phú.
9. Bài 20
Tức cảnh Pắc Bó
Hồ Chí Minh
(1890 - 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt
(Dường luật)
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó, làm CN và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
- Giọng thơ hóm hỉnh
- Vừa cổ điển vừa hiện tại.
10. Bài 21
Ngắm trăng
(trích NKTT)
Hồ Chí Minh
(1890 - 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt (chứ Hán)
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê, phong thái unng dung gnhệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tăm tối.
- Nhân hoá, điệp từ đối xứng và đói lập, câu hỏi tu từ.
11. Bài 21
Đi đường
(trích NKTT)
Hồ Chí Minh
(1890 - 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt (chứ Hán)
- Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc từ việc đi đường núi gọi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Điệp từ, tính đa nghĩa trong hình ảnh thơ.
II- Điểm khác biệt giữa Thơ mới và thơ cổ
Tên văn bản
Tác giả
Nét khác biệt
- Cảm tác vào nhà ngục QĐ; Đập đá ở Côn Lôn; Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nước nhà.
- Phan Bội Châu; Phan Châu Trinh; Trần Tuấn Khải: nhà nho tinh thong Hán học
- Thơ cũ ( cổ điển): Hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó:
+ Đường luật.
+ Thể thơ dân tộc: SongTLB.
- Cảm xúc cũ, tư duy cũ: “cái tôi” cá nhân chưa đc đề cao và bộc lộ trực tiếp
- Nhớ rừng
- Ông đồ
- Quê hương
- Thế Lữ; Vũ Đình Liên; Tế Hanh ( những trí thức mới mẻ chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây ( văn hoá Pháp )
- Thơ Mới: Thể thơ tự do – không hạn định số câu, số tiếng, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ.
- Đổi mới cảm xúc và tư duy thơ: cx chân thật, cái Tôi được đề cao và bộc lộ trực tiếp hơn.
III. Những điểm chung cơ bản của các bài thơ: “Cảm tácQĐ”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “Ngắm trăng”, “Đi đường”.
- Đều là thơ tù, thơ viết của người viết trong tù ngục.
- Tác giả đều là các chiến sĩ yêu nước, cách mạng lão thành nổi tiếng, đồng thời là nhà nho tinh thông Hán học.
- ND: T/h khí phách hiên ngang, tt bất khuất kiên cường của người cm; sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ hiểm nguy của c/s tù đày; giữ vững phong thái ung dung bình tĩnh trong mọi thử thách; khao khát tự do có tinh thần lạc quan cm.
-> Những đặc trưng chung ấy đc b/h trong từng bt theo cách riêng tạo nên sự xúc động hấp dẫn riêng của từng bài
HĐ3. Luyện tập 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
GV cho HS đọc thuộc lòng bài thơ mình thích và nêu cảm nghĩ về bài thơ đó ?
HĐ4 : Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi học xong bài Quê Hương- Tế Hanh 
HĐ 5- Tìm tòi, mở rộng : 1 phút
- Chữa lại hoặc hoàn chỉnh tiếp bài viết của mình.
- CBBM: Ôn tập phần tiếng việt học kì 2
 ............................................................................
Tuần33- Tiết 127- TV NS: 10/4/2019 
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết ôn tập, HS sẽ:
1- Kiến thức: Ôn tập phần Tiếng Việt học kì II giúp học sinh nắm lại:
- Các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Các kiểu hành động nói: trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
- Lựa chọn trật tự từ trong câu.
2- Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói đã thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau trong khi nói, viết.
- Lựa chon trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trg giao tiếp và làm văn.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực ôn tập thể hiện qua việc hăng hái trả lời câu hỏi và bài tập.
4- Năng lực : Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập VN, tìm hiểu trước nội dung ôn tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, 
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút 
-Ổn định tổ chức 
-Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trg ôn tập)
* Khởi động: GV cho hs chơi trò chơi thi nhanh:
 Trong vòng 2 phút 2 đội chơi sẽ kể tên những kiến thức tiếng Việt đã được học? Đội nào kể được nhiều sẽ chiến thắng.
GV : Tiếng Việt đã mang đến cho chúng ta những tri thức về ngôn ngữ, sử dụng câu sao cho đúng, chuẩn ngữ pháp, diễn đạt được hết ý mình muốn nói. Chính vì thế tiếng việt là một bộ môn rất quan trọng giúp cho con người hoàn thiện mình hơn. Và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập chương trình tiếng việt học kì II.
HĐ2: Ôn tập- luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 33 phút 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Chương trình Tiếng Việt kì II em học những nội dung nào ?
( HS: - Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
 - Hành động nói, hội thoại, lựa chọn TTT trong câu.
? Trình bày bảng hệ thống về các kiểu câu theo mục đích nói.
- HS đọc bài tập 1
? Xác định các kiểu câu ?
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập 2.
? Thế nào là hành động nói?
? Có những kiểu hành động nói nào ?
? Thực hiện hành động nói bằng cách nào ?
 ( HS nêu rõ thế nào là thực hiện HĐ nói theo cách trực tiếp, gián tiếp ) 
? Xác định hành động nói của các câu đã cho sau đây?
 -HS kẻ bảng và điền theo mẫu SGK-Tr. 131
- HS kẻ bảng theo mẫu trong SGK - Tr. 132
? Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu ?
? Nêu các tác dụng của việc lựa chọn trật từ trong câu ?
 - HS nêu. Bạn nhận xét. 
 - GV nhấn mạnh 4 tác dụng cơ bản.
 - HS đọc bài tập 1:
? Việc sắp xếp các từ in đậm có t/d gì?
I- Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cám thán, trần thuật, phủ định:
1- Lí thuyết:
Bảng hệ thống về các kiểu câu theo mục đích nói.
Kiểu câu
Đặc điểm
Chức năng
Nghi vấn
- Có những từ nghi vấn (ai, cái gì, nào, đâu, tại sao...) hoặc có từ hay
- Chính: dùng để hỏi.
- Ngoài ra: Để cầu khiến, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc.
Cầu khiến
- Có những từ CK: hãy đừng, chờ, nào... hoặc ngữ điệu cầu khiến
- Dùng ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyến cáo.
Cảm thán
- Có những từ CT: ôi, than ôi ...
- Bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
Trần thuật
- Không có đặc điểm của các kiểu câu trên
- Dùng để thông báo nhận định, miêu tả, yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc
Câu phủ định
- Có từ ngữ phủ định ( không, chưa, nào đâu, làm gì có, )
- Để thông báo không có sự vật, sự việc, hiện tượng,  nào đó.
- Phủ định, bác bỏ một ý kiến, nhận định nào đó.
2- Bài tập: 
Bài 1: Xác định các kiểu câu
C1: Câu trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định)
C2: Câu TT đơn.
C3: Câu TT ghép, vế sau có dạng câu phủ định )
Bài 2:
Có thể có các câu nghi vấn sau: 
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất ?
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta ?
- Cái bản tính tốt của người ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không ?
- Những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ có thể che lấp cái bản tính tốt của người ta không ?
Bài 3: BTVN
- vui: Mình vui quá!
- Buồn: Bị xơi hai con 3 buồn ơi là buồn!
- Hay: Cuốn sách này hay lắm phải không?
 Hay lắm!
- Đẹp: Biển buổi chiều thế nào?
 Tuyệt đẹp!
Bài 4:
a- * Câu trần thuật:
 - Tôi bật cười bảo lão.
 - Cụ còn khỏe lăm chưa chết đâu mà sợ!
 - Không, ông giáo ạ!
 * Câu cầu khiến: 
 Cụ cứ để tiền đấy mà ăn....hay!
 * Câu nghi vấn:
- Sao cụ lo xa thế?
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
- Ăn mãi hết đi...lo liệu? 
b- Câu nghi vấn dùng để hỏi: 
Câu 7: Ăn mãi hết đi...lo liệu? 
c- Câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà để:
- Câu 2: Sao cụ lo xa thế? -> Bộc lộ sự ngạc nhiên về việc lão Hạc nói về những chuyện chỉ có thể xảy ra trong tương lai xa, chưa thể xảy ra trước mắt.
( Câu này tương đương với câu: Cụ lo xa quá đấy thôi ! )
- Câu 5: Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? -> Để giải thích cho đề nghị ở câu 4 ( không có lí do gì mà lại nhịn đói để dành tiền ).
II- Hành động nói:
1- Lí thuyết:
* Hành động nói là hành động thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
* Các kiểu hành động nói :
+ Hành động hỏi
+ HĐ trình bày
+ HĐ điều khiển
+ HĐ hứa hẹn
+ HĐ bộc lộ cảm xúc.
* Thực hiện HĐ nói 
- Theo cách trực tiếp
- Theo cách gián tiếp
2- Bài tập:
Bài 1
STT
Câu đã cho
Hành động nói
1
Tôi bật cười bảo lão:
H/đ kể( trình bày)
2
Sao cụ lo xa quá thế?
Bộc lộ cảm xúc
3
Cụ còn khỏe lăm, chưa chết đâu mà sợ!
Nhận định
4
Cụ cứ để tiền mà ăn, lúc chết hãy hay!
Đề nghị
5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
Giải thích
6
Không, ông giáo ạ!
Phủ định, bác bỏ
7
Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Hỏi
Bài 2:
STT
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện
Cách dùng
1
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
2
Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
Gián tiếp
3
Cảm thán
Nhận định
Trực tiếp
4
Cầu khiến
Đề nghị
Trực tiếp
5
Nghi vấn
Giải thích
Gián tiếp
6
Câu phủ định
Phủ định, bác bỏ
Trực tiếp
7
Nghi vấn
Hỏi
Trực tiếp
Bài 3: 
- Em cam kết không đua xe trái phép.
- Em hứa sẽ đi học đúng giờ.
III- Lựa chọn trật từ từ trong câu:
1- Lí thuyết:
 Vì mỗi câu có nhiều cách sắp xếp trật tự từ mà mỗi cách sắp xếp lại đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
2- Bài tập: 
Bài 1:
- một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt-> thứ tự tầm quan trọng của sự vật.
- vừa kinh ngạc ... mừng rỡ ... về tâu vua -> trình tự diến biến tâm trạng.
Bài 2:
a- Lặp " ý vua cha": Liên kết câu này với câu 1
b- Nhấn mạnh đề tài nói tới: Sự giản dị của Bác.
Bài 3:
Thay đổi trật từ từ “man mác”
* Câu a hay hơn, có tính nhạc và giá trị gợi cảm hơn. Vì:
+ Đặt từ “man mác” trước " khúc nhạc đồng quê" -> nhấn mạnh sự “man mác” -> gợi cảm xúc mạnh hơn.
+ Kết thúc thanh bằng “quê” có độ ngân hơn từ “mác” ( thanh trắc ) -> Câu văn có tính nhạc hơn, hay hơn.
HĐ 3- Vận dụng 
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, 
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 6 phút 
 Viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu sử dụng theo mục đích nói.Chỉ ra chức năng của nó.
HĐ 4- Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
+ Học kĩ các nội dung đã học, đã ôn tập.
+ Xem lại các BT đã làm
+ Làm các BTVN
+ CBBM: Văn bản tường trình
 ....................................................................................
Tuần33- Tiết 128- TLV NS: 11/4/2019 
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức về VB tường trình.
- Mục đích, yêu cầu và quy cách làm 1 VB tường trình.
2- Kĩ năng: 
- Nhận diện, phân tích VB trường trình với các VB hành chính khác
- Tái hiện lại 1 sự việc trong VB tường trình.
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
4. Định hướng năng lực
 Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,tự quản, giao tiếp, hợp tác
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn bài, một số văn bản tường trình mẫu. 
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, 
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút 
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
? Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong VB nghị luận ?
- Khởi động vào bài mới : GV đưa ra tình huống: có vụ mâu thuẫn giữa 2 học sinh dẫn đến đánh nhau. Theo em 2 em học sinh đó phải viết văn bản gì để trình bày lại nguyên nhân đánh nhau của mình đối với thầy cô giáo?
Từ câu trả lời của HS - GV dẫn dắt vào bài
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề,
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 24 phút 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- HS đọc các văn bản tường trình trong SGK
? Ai là người phải viết VB tường trình trên ?
? Trong trường hợp trên, ai là người nhận VB tường trình ?
? Người viết VBTT trên nhằm mục đích gì ?
- GV: Hai VB trên là VB tường trình.
? Vậy em hiểu thế nào là VBTT ?
? Đọc 2 VBTT trên, em thấy người viết VBTT và người nhận VBTT có mối quan hệ ntn với sự việc xảy ra ?
? Người viết VB TT cần phải có thái độ ntn đv sự việc TT ?
? Hãy nêu 1 số trường hợp cần viết VB TT ?
- HS thảo luận các tình huống trong SGK – Tr. 135:
? Tình huống nào viết văn bản tường trình, tình huống nào không phải viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được? Vì sao? Ai phải viết ? Viết cho ai ?
- HS đọc phần 2:
? Nêu cách làm VB tường trình ?
- HS đọc ghi nhớ.
(?) VBTT khác với đề nghị, báo cáo ở chỗ nào?
- VBTT đc sd trong tình huống sự việc đã xảy ra gây hậu quả, những người có thẩm quyền chưa có đủ cơ sở để KL và giải quyết 1 cách đúng đắn -> người thực hiện hoặc người chứng kiến sự việc cần viết bản TT để người có thẩm quyền giải quyết hiểu đúng bản chất sự việc.
HĐ 3 : Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 10 phút? 
? Dựa trên các tình huống đã nêu ở phần II.1, hãy lựa chọn và viết VB TT ?
- HS viết VB TT
- GV nhận xét, bổ sung
I- Đặc điểm của văn bản tường trình: 
- Người viết VB tường trình: 2 học sinh- là người liên quan đến vụ việc.
 + VB 1 : Người gây ra vụ việc.
 + VB 2 : Người viết là nạn nhân vụ việc.
- Người nhận VB tường trình: cô giáo và Hiệu trưởng nhà trường (VB 2) -> Là những người có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết
* Mục đích :
- Trình bày về việc nộp bài chậm
- Trình bày về việc mất trộm xe đạp
=> KL: VBTT là loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Người viết tường trình có liên quan đến sự việc. Người nhận là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự việc.
- Người viết phải trung thực, phản ánh đúng sự việc tường trình.
- Tường trình về việc bản thân mắc lỗi nghiêm trọng : đánh bạn, hoặc tường trình về việc mình bị đánh, bị mất tiền, mất sách vở,
II- Cách làm văn bản tường trình :
1- Tình huồng phải viết văn bản tường trình:
- Tình huống a:
 + Người viết: lớp trưởng.
 + Người nhận: Ban giám hiệu nhà trường.
- Tình huống b:
 + Người viết: HS làm hỏng dụng cụ thí nghiệm.
 + Người nhận: Gv phụ trách đồ dùng bộ môn.
- Tình huống d: 
 + Người viết: thành viên trong gia đình( bố, mẹ) 
 + Người nhận: cơ quan công an.
2- Cách làm văn bản tường trình:
Làm theo các mục:
a- Phần mở đầu. Gồm:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm thời gian
+ Tên văn bản
+ Người nhận( cơ quan nhận)
b- Phần nội dung tường trình:
Diễn biến, nguyên nhân, hậu quả và người chịu trách nhiệm.
c- Phần kết thúc. Gồm:
+ Lời đề nghị hoặc cam đoan
+ Chữ kí, họ và tên người viết tường trình.
* Ghi nhớ / SGK -Tr. 136
3- Lưu ý : SGK - Tr. 136
- Viết tên VN bằng chữ in hoa.
- Khoảng cách giữa các phần mục.
- Cách trình bày cân đối.
III- Luyện tập:
HĐ 4 : Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5phút? 
Hãy viết bản tường trình về việc một lần em bị ghi vào sổ đầu bài.
HĐ 5 : Tìm tòi, mở rộng : 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học.
- CBBM: Luyện tập làm VBTT:
 ..................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_33.doc