Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 9: Nói quá - Tống Thị Thanh Lam

a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

->Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí.

 b/ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

->Mồ hôi đổ nhiều như thế mới thấy được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra lúa gạo.

 

ppt 23 trang phuongnguyen 29/07/2022 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 9: Nói quá - Tống Thị Thanh Lam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 9: Nói quá - Tống Thị Thanh Lam

Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 9: Nói quá - Tống Thị Thanh Lam
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC 
MÔN : NGỮ VĂN 
 LỚP 8C 
Giáo viên :Tống Thị Thanh Lam 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Xác định các biện pháp tu từ trong mỗi trường hợp sau! 
1 . Áo chàm đưa buổi phân ly 
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. 
 (Tố Hữu) 
2.. Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
	( Hồ Chí Minh) 
3. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương) 
4. Muôn nghìn cây mía Múa gươm  Kiến Hành quân  Đầy đường 
(Trần Đăng Khoa) 
=>Hoán dụ 
=>So sánh, điệp ngữ 
=> Ẩn dụ . 
=> Nhân hóa 
Ví dụ: 
a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
 (Tục ngữ) 
b/ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày . 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao) 
Nói quá sự thật, phóng đại mức độ, quy mô, tính chất 
Đêm tháng năm rất ngắn 
Ngày tháng mười rất ngắn 
Mồ hôi đổ rất nhiều 
Nói đúng sự thật 
-> Mồ hôi đổ nhiều như thế mới thấy được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra lúa gạo. 
-> Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí. 
 b/ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày . 
 a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
Ví dụ: 
a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
 (Tục ngữ) 
b/ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày . 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao) 
Nói quá sự thật, phóng đại mức độ, quy mô, tính chất 
Đêm tháng năm rất ngắn 
Ngày tháng mười rất ngắn 
Mồ hôi đổ rất nhiều 
Nói đúng sự thật 
Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho lời văn. 
NÓI QUÁ 
Là biện pháp tu từ 
 phóng đại 
mức độ, quy mô 
tính chất 
của sự vật, 
hiện tượng 
được miêu tả 
Nhằm nhấn mạnh, 
gây ấn tượng, 
tăng sức biểu cảm 
 cho lời văn 
Bài tập nhanh :Tìm biện pháp tu từ nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong những câu sau: 
1. Anh ta đúng là người rán sành ra mỡ . 
2. Không ai thắng được Nghĩa vì cậu ấy khỏe như voi. 
3. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế 
 Ôm cả non sông, mọi kiếp người. 
 (Tố Hữu) 
->Ý nghĩa: nhấn mạnh đây là một người keo kiệt, bủn xỉn. 
->Ý nghĩa: nhấn mạnh đây là người rất khỏe. 
->Ý nghĩa: ca ngợi tình yêu thương bao la của Bác Hồ . 
 1. Nói quá thường đi kèm với các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ 
3. Để nhận ra biện pháp nói quá cần đối chiếu nội dung lời nói với thực tế . Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói ( tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen ).  
* Lưu ý : 
2. Nói quá thường được sử dụng trong lời nói hàng ngày, thành ngữ, tục ngữ, thơ văn châm biếm, thơ văn trữ tình. 
Đọc câu chuyện dưới đây: 
CON RẮN VUÔNG 
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Một hôm, đi rừng về, bảo vợ: 
 Hôm nay, tôi vào rừng đốn củi, trông thấy một con rắn to ơi là to!... Bề ngang hai mươi thước, bề dài một trăm hai mươi thước!Chị vợ bĩu môi nói:- Làm gì có con rắn dài như thế bao giờ.- Không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước, cũng một trăm thước!- Cũng không thể dài đến một trăm thước.- Thật mà. Không đúng một trăm thước cũng đến tám mươi thước.Chị vợ vẫn lắc đầu. Anh chồng thì gân cổ cãi, và muốn cho vợ tin, cứ rút xuống dần. Cuối cùng nói:- Tôi nói thật đấy nhé! Quả tôi có trông thấy con rắn dài đúng hai mươi thước, không kém một tấc, một phân nào!Lúc ấy chị vợ bò lăn ra cười:- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước, thế thì là con rắn vuông rồi! 
	 (Truyện cười Việt Nam) 
THẢO LUẬN THEO CẶP 
Nói quá và nói khoác giống và khác nhau ở chỗ nào? 
Giống 
(ở cách thức) 
- Đều phóng đại quy mô, mức độ , tính chất của sự việc, hiện tượng. 
Khác 
(ở mục đích) 
Nói quá 
- Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
 C ó tác động tích cực. 
Nói khoác 
- Nhằm phô trương, khoe khoang bản thân, tạo sự hiểu nhầm cho người khác, người nói vì thế bị chê cười. 
 C ó tác động tiêu cực. 
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng. 
a/ Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 
 Niềm tin vào lao động và thành quả lao động của con người. 
b/ Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. 
 Thể hiện ý chí, nghị lực, niềm lạc quan của con người 
c/ [] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. 
Nhấn mạnh uy quyền ghê gớm của cụ bá 
 BÀI TẬP 1 
Điền các thành ngữ sau vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá:  
 BÀI TẬP 2 
bầm gan tím ruột 
chó ăn đá gà ăn sỏi 
nở từng khúc ruột 
 ruột để ngoài da 
vắt chân lên cổ 
a) Ở nơi .. thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà . 
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai  . 
c) Cô Nam tính tình xởi lởi ,  . 
 d) Lời khen của cô giáo làm cho nó ù . . 
e) Bọn giặc hoảng hồn  mà chạy . 
 , , . 
, , 
 Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau : nghiêng nước nghiêng thành, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc. 
 1.Nàng Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. 
 2. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng. 
 3. Tôi phải nghĩ nát óc mới ra được bài tập này. 
Nghiêng nước nghiêng thành(điển cố Trung Quốc ) :ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. 
 Mình đồng da sắt: Thân thể khỏe mạnh, rắn chắc như sắt như đồng, có thể chịu đựng mọi gian khổ, vất vả thậm chí đau đớn. 
 Nghĩ nát óc: Suy nghĩ rất vất vả để cố tìm cách giải quyết một vấn đề khó khăn, phức tạp. 
 BÀI TẬP 3 
TRÒ CHƠI 
ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ 
KHỎE NHƯ VOI 
CHẬM NHƯ RÙA 
Nhanh nh ư chớp. 
ĐEN NHƯ CỘT NHÀ CHÁY 
Ăn nh ư mèo. 
 BÀI TẬP 5 
Viết đoạn văn 5-7 câu chủ đề về học tập có sử dụng biện pháp nói quá (gạch chân dưới biện pháp ấy). 
Gợi ý một số phép nói quá có thể sử dụng trong đoạn văn: 
-Học nhanh như máy, 
-Làm xong bài chỉ trong chớp mắt 
-Chạy nhanh như chớp 
-Chậm như rùa 
-Giỏi như thần đồng 
-Nghĩ nát óc 
khoác 
NÓI QUÁ 
Tác dụng 
Nhiệm vụ về nhà: 
- Laøm baøi taäp 5( sgk/103) 
- Hoïc thuoäc phaàn ghi nhôù sgk/102) 
- Sưu tầm một số câu ca dao và thơ văn có sử dụng phép nói quá . 
- Soaïn baøi tieáp theo: Nói giảm nói tránh. 
CHÀO QUÝ THẦY CÔ 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_bai_9_noi_qua_tong_thi_thanh_lam.ppt