Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9, Tiết 33: Văn bản: Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên” Ai-ma-top)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

-Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa của hai cây phong: tình yêu quê hương.

- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình tượng và lời văn giàu cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương; phát hiện, phân tích những đặc sắc của nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm trong đoạn trích.

3. Thái độ:

- Trân trọng tình yêu quê hương

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực riêng: Nghe, nói, đọc viết.

 

docx 6 trang phuongnguyen 29/07/2022 4260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9, Tiết 33: Văn bản: Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên” Ai-ma-top)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9, Tiết 33: Văn bản: Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên” Ai-ma-top)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9, Tiết 33: Văn bản: Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên” Ai-ma-top)
Tuần 9 – Tiết 33 Văn Bản: HAI CÂY PHONG
 (Trích “Người thầy đầu tiên” Ai-ma-top. 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
-Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa của hai cây phong: tình yêu quê hương.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình tượng và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương; phát hiện, phân tích những đặc sắc của nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm trong đoạn trích.
3. Thái độ:
- Trân trọng tình yêu quê hương
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: Nghe, nói, đọc viết.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: đọc tài liệu, sư tầm các hình ảnh phục vụ bài dạy, máy tính, máy chiếu.
- HS: Tìm đọc đoạn trích: “Người thầy đầu tiên” (sgk lớp 9 cũ), soạn bài.
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp, phân tích, gợi mở, giảng bình.
- Kĩ thuật: động não, theo góc, khăn phủ bàn.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1. Khởi động.
* Kiểm tra
? Vì sao Giôn-xi khỏi bệnh? 
? Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? 
? Giôn-xi khỏi bệnh vì sao? vì sao nói bức tranh''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác?
? Phân tích 2 lần đảo ngược tình huống truyện? Tác dụng của nghệ thuật đó?
* GV giới thiệu bài: Đối với chúng ta, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình. Đối với nhân vật họa sĩ trong truyện “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-top là nỗi nhớ làng quê với hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng.
- Chiếu kênh hình giới thiệu về đất nước Cư-rơ-gư-xtan và hình ảnh hai cây phong.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Giới thiệu vài nét về tác giả?
- GV tích hợp với môn địa lí để giới thiệu về khu vực Trung Á và đất nước Cư-rơ-gư-xtan. Chiếu hình ảnh minh họa, bổ sung thông tin, chốt lại những nét tiêu biểu.
- Tác giả đã từng tốt nghiệp đại học nông nghiệp, trở thành kĩ sư chăn nuôi rồi chuyển sang viết văn.
? Những tác phẩm tiêu biểu của Ai-ma-top?
- GV trình chiếu, giới thiệu những tp chính của tác giả.
- Phong cách viết: nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất thơ.
? Em nhận thấy phong cách viết này giống với nhà văn nào của VN em đã được học?
- Nhà văn Thanh Tịnh.
? Tác phẩm thuộc thể loại nào?
? Hãy giới thiệu vị trí đoạn trích?
 - Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm người thầy đầu tiên, trích trong tập truyện: Núi đồi và thảo nguyên.
? Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là phương tiện? Pt nào là mục đích?
* HS thảo luận nhóm nhỏ, nêu yêu cầu đọc:
- Đọc chậm rãi, hơi buồn, gợi nỗi nhớ nhung và những suy nghĩ của người kể chuyện.
- Thay đổi giọng đọc giữa người kể xưng “tôi” và “chúng tôi” -> phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật.
* GV đọc mẫu – hs đọc.
* Yêu cầu hs tóm tắt ngắn gọn văn bản.
* Kiểm tra các chú thích: 3,5,6,7,11,14,15.
* GV chiếu các hình ảnh cao nguyên, thảo nguyên, hai cây phong để minh họa cho các chú thích. Tích hợp với kiến thức môn địa lí.
* HS thảo luận nhóm nhỏ, tìm hiểu bố cục đoạn trích:
? Truyện được kể theo ngôi kể nào?
- Ngôi kể số 1: người kể xưng tôi
? Căn cứ vào đại từ nhân xưng, truyện có mấy mạch kể? Đó là những mạch kể nào?
- 2 mạch kể: Tôi và chúng tôi
? Tôi là ai? Chúng tôi là ai?
? Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào trong từng mạch kể ấy?
- Người kể xưng tôi khi kể về những kỉ niệm và cảm xúc của riêng mình. Xưng chúng tôi khi thể hiện cảm xúc tập thể, trong đó có tôi, về 2 cây phong và thảo nguyên.
- Tác dụng: 2 mạch kể lồng ghép có td mở rộng cx vừa riêng, vừa chung -> t.y thiên nhiên và t.y làng quê sâu sắc và rộng lớn của cả một thế hệ. => Làm nổi bật hình ảnh cây phong và hình ảnh con người.
* HS TL theo bàn: ? Một trong những thành công của tác giả là kể 2 mạch lồng ghép. Mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?
- Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn. Vì độ dài của mạch kể này lớn hơn và xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Trong mạch kể chúng tôi có cả cảm xúc của tôi.
? Theo dõi đoạn kể xưng tôi. Đoạn này kể về nội dung gì? Có mấy hình ảnh xuất hiện?
- 2 Hình ảnh: 
+ Hình ảnh làng quê.
+ Hình ảnh 2 cây phong.
? Làng quê của tác giả được giới thiệu ntn?
* HS trả lời, gv nhận xét kết hợp trình chiếu hình ảnh và giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, nên thơ của làng ku-ku-rêu.
- Vị trí của làng Ku-ku-rêu.
+ Nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào
+ Phía dưới làng thung lũng đất vàng, là cánh thảo nguyên mênh mông; con đường sắt làm thành một dảichạy tít tận chân trời.
? Khi giới thiệu về vị trí của làng quê, tác giả đã sd biện pháp nghệ thuật nào? Cách sd từ ngữ, hình ảnh có gì đặc biệt?
- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, hình ảnh đẹp; phép liệt kê.
? Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của làng quê ấy.
? Hình ảnh làng quê ấy cho em hiểu gì về tác giả?
- Phong cảnh làng quê vừa bao la hùng vĩ, vừa nên thơ.
- Tình cảm yêu mến, tự hào của nhà văn về quê hương mình. Khung cảnh trữ tình này vừa là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận của tác giả.
* Gv chuyển ý, giới thiệu phần trọng tâm của tiết học: Hình ảnh 2 cây phong.
? Vị trí của 2 cây phong được giới thiệu ntn?
? Hai cây phong được trồng ở phía trên làng, giữa một đỉnh đồi. Em có cảm nhận gì về vị trí ấy?
- Vị trí trung tâm, đặc biệt trang trọng.
? Có gì đặc biệt trong lời văn giới thiệu vị trí của 2 cây phong ấy?
Nghệ thuật so sánh.
? Giải thích nghĩa của từ Hải đăng?
? Tác giả so sánh 2 cây phong hệt như Điều đó có ý nghĩa gì?
- Ngọn hải đăng đứng bên bờ biển tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến. Và 2 cây phong cũng có giá trị làm tín hiệu chỉ lối, dẫn đường cho biết bao con người làng Ku-ku-rêu trở về quê. Hình ảnh so sánh của nhà văn thật giàu ý nghĩa.
- Khẳng định vai trò không thể thiếu của 2 cây phong đối với những người đi xa về làng.
- Thể hiện niềm tự hào của tôi và dân làng Ku-ku-rêu về 2 cây phong.
* GV liên hệ: niềm tự hào của ng dân VN là h/a cây đa, bến nước
? Qua sự cảm nhận của người nghệ sĩ, 2 cây phong có những điều gì bí ẩn?
? Tìm những từ ngữ đặc sắc miêu tả chuyển động của 2 cây phong?
? Về âm thanh?
? Ngôn ngữ kể tả về đặc điểm của 2 cây phong có gì đặc biệt?
? Ngoài ra, ngt thuật kể chuyện có gì đặc biệt?
? Đoạn văn đã thể hiện năng lực đặc biệt nào của nhà văn? Tác dụng?
- Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê, nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khấp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.
Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc
- Vẻ đẹp của 2 cây phong cũng chính là vẻ đẹp của quê hương, của những con người quê hương với sức sống dẻo dai, bền bỉ, mạnh mẽ, bất khuất kiêu hùng nhưng cũng rất mực dịu dàng, thân thương.
- Đoạn văn đã cho ta cảm nhận về tình yêu tha thiết, sâu nặng dành cho 2 cây phong. Vì tình yêu đặc biệt tha thiết dành cho 2 cây phong nên cảm xúc của tg mỗi khi về làng, được thấy 2 cây phong cũng thật đặ biệt.
* Hd hs theo dõi đoạn văn.
? Mỗi lần về quê, tôi coi bổn phận đầu tiên của mình là gì?
? Bổn phận nghĩa là gì?
? Cách sd dụng từ ngữ có gì đặc biệt?
? Từ chốn xa trở về, tôi mang trong lòng tâm trạng gì?
? Có gì đặc biệt trong những lời văn kể về tình cảm của tác giả dành cho 2 cây phong?
? Nếu Ai-ma-top khi xa quê nhớ da diết về 2 cây phong, niềm tự hào của riêng ông, của người dân làng Ku-ku-rêu thì người VN, khi xa quê hương cũng có những nỗi nhớ da diết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Hãy đọc những câu ca dao, những lời thơ thể hiện nỗi nhớ ấy?
- Anh đi anh nhớ (ca dao)
Hay với nhà thơ Tế Hanh, khi xa quê, ông nhớ về quê hương mình với hình ảnh con sông quê hương xanh biếc. Thậm chí ông còn nhớ cả ánh nắng của đất trời Quãng Ngãi, nhớ cả những người không quen biết....
Và một nhạc sĩ đã phổ nhạc cho lời thơ của T.H, để nâng cao hơn nữa tình cảm dành cho nơi chôn nhau cắt rốn của mình: ...Bao năm xa quê ấy, trong mơ tôi cũng thấy...con sông cho tôi gặp một tình yêu nước non quê nhà.
* Phải, tình yêu của mỗi con người dành cho quê hương được thể hiện qua tình yêu những gì gắn bó nhất, thân thuộc nhất, có thể là canh rau muống, cà dầm tương; có thể là hình ảnh dòng sông tuổi thơ, hay hình ảnh hai cây phong... Tất cả đều là biểu hiện cụ thể, cao đẹp của tình yêu quê hương đất nước.
* Trong thực tế cuộc sống có những người thể hiện tình yêu quê hương qua những hành động cụ thể, thiết thực để xd quê hương ngày càng giàu đẹp. Nhưng vẫn còn những người chê quê hương nghèo nàn, lạc hậu,...Em có suy nghĩ gì về hiện tượng này?
a. NT: 
b. ND: 
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: SN 1928
- Là nhà văn của đất nước Cư-rơ-gư-xtan.
- Thường viết truyện vừa và tiểu thuyết.
- Là nhà nghiên cứu, viết văn đầy sáng tạo, được giải thưởng Lê-nin (1963) và giải thưởng Quốc gia Liên xô (1968)
2. Tác phẩm.
- Thuộc thể loại truyện vừa.
- Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm.
- Tên văn bản là do người biên soạn đặt
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích.
2. Bố cục:
Mạch kể
 Tôi Chúng tôi
Cảm xúc riêng của Cảm xúc của tôi 
 tôi về 2 câyphong và các bạn về 2
và thầy Đuy-xen cây phong gắn với
 kỉ niệm tuổi thơ.
Hai mạch kể lồng ghép -> làm nổi bật hình ảnh 2 cây phong và con người 
3. Phân tích.
3.1. Hình ảnh 2 cây phong trong cảm nhận của “tôi” mỗi lần về quê.
a. Hình ảnh hai cây phong.
* Vị trí:
- phía bên làng, giữa ngọn đồi
- như ngọn hải đăng
Nghệ thuật so sánh độc đáo.
Vai trò quan trọng của 2 cây phong: dẫn lối, chỉ đường cho những người con xa quê.
Niềm tự hào.
* Đặc điểm của hai cây phong.
- Có: + Tiếng nói riêng.
 + Tâm hồn riêng 
- Chuyển động: 
+ Nghiêng ngả thân cây
+ Lay động lá cành
+ Nghiêng ngả tấm thân dẻo dai
- Âm thanh: nhiều cung bậc:
+ Như một làn sóng thủy triều như + Như một tiếng thì thầm thiết tha 
+ Im bặt một thoáng
+ Cất tiếng thở dàinhư tiếc thương 
+ Reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Sd nhiều từ tượng thanh, từ tượng hình.
- Ngt kể tả đan xen kết hợp với nhân hóa, so sánh, liệt kế
- Năng lực cảm nhận tinh tế (cảm nhận được cả sự sống của những vật vô tri, vô giác); trí tưởng tượng phong phú và bay bổng.
Sức sống dẻo dai mãnh liệt và tâm hồn phong phú của 2 cây phong.
Hình ảnh mang y/n biểu tượng cho sức sống và tâm hồn của người dân làng Ku-ku-rêu.
Cảm xúc của “tôi”
-Bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm 2 cây phong thân thuộc
- bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
Từ ngữ mang tính khẳng định, nhấn mạnh.
Hình ảnh cây phong luôn thường trực trong lòng, trong tình yêu và nỗi nhớ.
- Ta sắp được thấy chúng chưa?
- Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với 2 cây phong!
-nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất.
Kết hợp kể với biểu cảm; lời văn sinh động.
Tình cảm gắn bó với 2 cây phong; nhớ thương hai cây phong da diết, say đắm như nhớ thương con người. -> tình yêu quê hương đất nước.
5. Tổng kết.
a. NT: - Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Từ ngữ giàu tính tạo hình, giàu chất nhạc.
- Ngt nhân hóa, so sánh độc đáo.
b. ND: - Tình yêu sâu sắc của tg dành cho 2 cây phong -> t/y qhđất nước
 4. Củng cố
 ? Hình ảnh hai cây phong có gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì?
 5. HDHT
 - Nắm đợc nội dung của bài.
 - Soạn tiếp phần 2: Hình ảnh con ngời
 - ý nghĩa của văn bản.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_tuan_9_tiet_33_van_ban_hai_cay_phong_trich.docx