Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 3

Tuần 3 - Tiết 9

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Tiếp)

“Tắt đèn”- Ngô Tất Tố

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - HS nắm được cốt tryện, nhân vật, sự việc trong “ Tức nước vỡ bờ “

- Học sinh hiểu được giá trị hiện thức và nhân đạo của đoạn trích: bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ.

- Cảm nhận được quy luật: Có áp bức thì có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. NT xây dựng tình huống , miêu tả , khắc hoạ nhân vật.

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, đọc - hiểu một đoạn trích trong truyện hiện đại viết theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ, tình cảm:- Giáo dục các em lòng căm ghét chế độ TD phong kiến và cảm thông với những kiếp người bất hạnh.

 

docx 8 trang phuongnguyen 30/07/2022 4420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 3

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 3
Tuần 3 - Tiết 9
Ngày soạn:..................
Ngày dạy:.................
TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Tiếp)
“Tắt đèn”- Ngô Tất Tố
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS nắm được cốt tryện, nhân vật, sự việc trong “ Tức nước vỡ bờ “
- Học sinh hiểu được giá trị hiện thức và nhân đạo của đoạn trích: bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ.
- Cảm nhận được quy luật: Có áp bức thì có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. 
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. NT xây dựng tình huống , miêu tả , khắc hoạ nhân vật.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, đọc - hiểu một đoạn trích trong truyện hiện đại viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ, tình cảm:- Giáo dục các em lòng căm ghét chế độ TD phong kiến và cảm thông với những kiếp người bất hạnh.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
-SGK - SGV - Thiết kế - câu hỏi trắc nghiệm . 
- Tự liệu hình ảnh liên quan đến bài học
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu văn bản ở nhà.
Xem đoạn phim “Chị Dậu”
GV gới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Trước hành động và thái độ của cai lệ, chị Dậu đã bảo vệ chồng ntn ?
(2) Quá trình đối phó của chị Dậu với 2 tên tay sai diễn ra ntn ? Quá trình ấy có hợp lý không ?
+ Khi cai lệ sầm sập đến định trói anh Dậu?
+ Khi cai lệ bịch mấy bịch vào ngực chị Dậu rồi sấn đến trói anh Dậu?
+ Khi cai lệ tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy vào cạnh anh Dậu?
(3) Em có nhận xét gì về cách xưng hô của chi Dậu ?
- Cách xưng hô như vậy phản ánh thái độ gì của chị Dậu ?
(4) Nhận xét về hành động của chị? Theo em:do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng như vây?Trình bày bằng đoạn văn nói?
- Gọi HS nhận xét.
(5) Gọi HS đọc lời chị Dậu nói với anh Dậu khi chồng chị khuyên can chị. Em hiểu thêm gì về chị Dậu qua câu nói đó?
(6) Em có ý kiến nhận xét gì về tình cách của nhân vật chị Dậu?
- Gọi HS trình bày- Nhận xét.
-GV tổng hợp - kết luận
c.Nhân vật chị Dậu:
- Chị Dậu van xin bằng giọng run run => Cách ứng xử tất yếu của người nông dân đối với người đại diện cho nhà nước. 
+ Chị xám mặt lại vì lo cho anh Dậu. Giọng chị vừa mềm mỏng vừa thiết tha: Gọi ông - Xưng cháu.- Van xin
+ Chị Dậu “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành ha “ => Lời đấu lí với cai lệ => Chị Dậu gọi ông xưng tôi- ngang hàng.
+ Chị Dậu vội xám mặt lại “ Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem ”. Chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa - Xưng hô mày, bà => Đấu lực- hành động mạnh mẽ, quyết liệt. Sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng 
- Hành động, thái độ, cách ứng xử của chị Dậu là hợp lý bởi “ Tức nước thì phải vỡ bờ “, “ Có áp bức thì phải có đấu tranh”.
Tình yêu thương là cội nguồn của sức mạnh.
 - Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. => Chị Dậu không chấp nhận cái vô lí, bất công của XH đương thời. Chi không cứ chịu cúi đầu cho kẻ ác chà đạp nữa. ở chị có một sức mạnh phản kháng tiềm tàng.
 Đoạn trích cho thấy rõ nét tính cách của chị Dậu:mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng hoàn toàn không yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại chị có một sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng, bất khuất. Btuy hành động của chị chỉ là bột phát nhưng chúng ta có thể tin tưởng khi có ánh sáng của Đảng, chị sẽ là người đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng từng viết: tôi nhớ như có lần nào, tôi đã gặp chi Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa
5. Tổng kết:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
(1) Qua đoạn trích, em hiểu gì về giá trị nội dung? Những thành công về nghệ thuật đoạn trích?
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
 -Nghệ thuật đoạn trích:
+ Khắc hoạ nhân vật rõ nét.
+Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.
Ngôn ngữ kể, tả, đối thoại đặc sắc.
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi Hs đọc câu hỏi 4- SGK.
- Cho HS thảo luận trước lớp.
- GV thống nhất ý kiến.
+ Tức nước vỡ bờ là câu tục ngữ dân gian nói về hiện thực trong tự nhiên nhưng được tác giả Ngô Tất Tố khai thác ở chân lí của đời sống xã hội: có áp bức có đấu tranh. 
+ Ông chỉ ra: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng.
+ Tuy chưa nhận thức được chân lí cách mạng, chưa chỉ ra con đường đấu tranh cho người nông dân nhưng với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã Xui người nông dân nổi loạn - Nguyễn Tuân- và cảnh Tức nước vỡ bờ dự bão cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy sau này.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
-Đọc diễn cảm một đoạn mà em tâm đắc nhất?
-Kể lại nội dung phim “ Chi Dậu” mà em đã xem?
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
-Xem lại nội dung đoạn trích, tóm tắt bằng đoạn văn khoảng 10n dòng?
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu. 
-Soạn bài “ Lão Hạc “ Xem trước bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản 
----------------
Tuần 3 - Tiết 10
Ngày soạn:...................
Ngày dạy:.....................
XÂY DỰNG ĐOẠN TRONG VĂN BẢN
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm đoạn văn, chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn. Học sinh viết được các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định. Vận dụng viết được đoạn văn theo yêu cầu.
2. Kĩ năng: Nhận biết từ ngữ chủ đề, câu chủ đề và qua hệ giữ các câu trong đoạn văn.
 - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ chủ đề và câu chủ đè , viết các câu liền mạch theo chủ đề nhất định. Trình bày đoạn văn theo kiểu qui nạp, song hành, diễn dichm tổng- phân - hợp.
3. Thái độ, tình cảm:Rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn. Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................
Đọc 2 đoạn văn- thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Đoạn 1
Đoạn 2
Từ ngữ chủ đề
Câu chủ đề
Quan hệ Nội dung các câu văn
Nhận xét
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Nếu như câu là cơ sở để trực tiếp để tạo nên đoạn văn thì đoạn lại là cở sở trực tiếp của VB. Các câu trong đoạn có quan hệ như thế nào? cách trình bày một đoạn ra sao. Ta sẽ đi tìm câu trả lời 
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I- Thế nào là đoạn văn:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)HS đọc thầm VD/ SGK?
(2) VB trên gồm mấy ý ? Mỗi ý được chia làm mấy đoạn ?
(3) Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đoạn văn ? 
(4) Thế nào là đoạn văn ? HS chia đoạn ở văn bản “Người thày đạo cao đức trọng”?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... 
a- VD: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn/SGK
b- Nhận xét:- VB trên gồm hai đoạn+ hình thức:- từ chỗ chữ đầu viết hoa lùi đầu dòng và câu cuối có chấm xuống dòng.
+ Nội dung: diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
c- KL: 1 / SGK
- Văn bản“ Người thày đạo cao đức trọng “ có 4 đoạn:
+ G.thiệu thày Chu văn An 
 + Thày là người đạo cao 
+ Thày là người đức trọng 
+ Tình cảm khi thày mất
Lưu ý: cần phân biệt đoạn văn với đoạn ý: Khi chia các văn bản trong tiết Đọc - Hiểu ta thường căn cứ vào các ý để phân đoạn. Đó là đoạn ý. Một đoạn ý có thể gồm một hay nhiều đoạn văn.
II-Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
 1- Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 (1) HS đọc thầm đoạn 1 SGK? Nêu nội dung đoạn 1? Nội dung đó nằm ở phần nào?
(2) HS đọc đoạn 2 ? Cho biết nội dung chính của đoạn ? Nội dung đó nằm ở câu nào? ? vì sao em chọn câu đó ?
(3) Theo em thế nào là từ ngữ chủ đề ?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
a-VD: VB Ngô Tất Tố - TP Tắt đèn
b- Nhận xét: * Đoạn 1
- ND: Giới thiệu khái quát về Ngô Tất Tố
- Ngô Tất Tố, ông là nhà văn => Đó là từ chủ đề 
 * Đoạn 2 Giá trị NDvà NT của TP Tắt đèn- câu 1
- Vì câu 1 tập trung nội dung của đoạn văn. Các câu sau làm rõ cho nội dung câu này => đó là câu chủ đề
c. Kết luận* Ghi nhớ: SGK
 2- Cách trình bày nội dung đoạn văn
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Đọc 2 đoạn văn- thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Đoạn 1
Đoạn 2
Từ ngữ chủ đề
Có từ ngữ chủ đề 
Câu chủ đề
Có câu chủ đề ở đầu đoạn
Quan hệ Nội dung các câu văn
Các câu giải thích rõ nghĩa cho từ chủ đề .Nội dung đoạn văn triển khai các ý ngang nhau ( Song hành )
Các câu giải thích rõ nghĩa cho câu chủ đề
- Nội dung đoạn văn triển khai các ý phụ thuộc nhau, câu nọ làm rõ ý cho câu kia ( Đoạn diễn dịch)
Nhận xét
- Đoạn có thể có hoặc không có câu chủ đề nhưng có từ ngữ chủ đề.
- Quan hệ giữa các câu:+ Ngang hàng về ý nghĩa và cấu tạo NP => Song hành
+Quan hệ phụ thuộc, bổ sung, diễn giải ý câu chủ đề. Câu CĐ ở đầu đoạn ( đoạn diễn dịch) , câu CĐ ở cuối đoạn (Qui nap)...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 -HS đọc VD phần b- SGK?
(1) Nội dung đoạn văn? Nội dung đó nằm ở câu nào? Câu đó nằm ở vị trí nào? 
 (2) Các câu trong đoạn được trình bày theo trình tự nào ?
 (3) Hãy cho biết cách trình bày nội dung đoạn văn ?
 HS đọc cả phần bài học SGK ?
-Đoạn văn b / SGK
+ ND: Nguyên nhân cây có màu xanh là do chất diệp lục
+ ND đó nằm ở câu cuối của đoạn văn
+ ND đoạn văn trình bày từ các ý cụ thể -> ý khái quát ( Cách quy nạp )
 (1) (2) (3)
 (4) Câu chủ đề
* Ghi nhớ : SGK 
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi Hs đọc bài tập 1.
- Gọi Hs làm miệng.
- Gọi nhận xét.
Bài 1:
Đoạn văn có 2 ý - 2 đoạn văn:
Đoạn 1: Giới thiệu thày đồ dốt lại lười
Đoạn 2 : Châm biếm thày đồ dốt
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân,suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Cho Hs 
- Trình bày ý kiến.
- Gọi Hs nhận xét.
Bài 2 
a.Đoạn 1: Diễn dịch
 (1) Câu chủ đề
(2) (3)
b.Đoạn 2-: Song hành 
 (1)_______(2)_______(3)_______(4).
- Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập .
- Cho Hs làm việc cá nhân.
- Gọi Hs trình bày ý kiến.
- Gọi HS khá - giỏi nhận xét.
- Gọi HS giỏi đọc đoạn trước và sau khi chuyển.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bài 3 Đoạn diễn dịch: 
 (1) Chủ đề: “Lịch sử...ấy”
(2) (3) ... (n).
 - Đoạn quy nạp: 
(1) (2) (3)
 (n) Chủ đề: “ Như vậy, lịch sử...ấy”
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
 Mỗi đoạn trong thân bài là một kết cấu hoàn chỉnh. Tự mỗi đoạn cũng có 3 phần: mở đoạn- thân đoạn- kết đoạn. Đó là đoạn mẫu mực trong văn nghị luận. Đoạn này được gọi là : Tổng - phân - hợp. Qui nạp và diễn dịch có thể coi là hai biến thể của Tổng - phân- hợp. Muốn chuyển đoạn diễn dịch thành đoạn qui nạp ta chỉ cần chuyển câu chủ đề từ đầu đoạn xuống cuối đoạn và thay đổi một số từ ngữ cho phù hợp và ngược lại. Mô hình đoạn Tổng- phân - hợp như sau:
Chủ đề 1
(2) (3) (4)...
 (n). Chủ đề 2
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Làm bài tập 4 / SGK. 
- Xem bài “ Từ tượng hình và từ tượng thanh “. 
- Ôn tập văn tự sự để chuẩn bị viết bài số 1.’
- Trao đổi với bạn, hình thành sơ đồ tư duy hoặc hoàn thiện bảng hệ thống kiến thức bài học:
Đoạn
Khái niệm
Mô hình cấu tạo
Diễn dịch
Là đoạn....
Chủ đề 
(2) (3) ... (n)
Qui nạp
(1) (2) (3)...
 (n). Chủ đề 
Tuần 3 - Tiết 11-12
Ngày soạn:.............
Ngày dạy:.............
BÀI VIẾT SỐ 1
( VĂN TỰ SỰ )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh vận dụng được lý thuyết đã học về văn tự sự và văn biểu cảm đã học ở lớp 7 để viết bài kể về một kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học của mình
2. Kĩ năng: . Rèn kỹ năng làm văn tự sự. Vận dụng kĩ năng viết đoạn văn .
3. Thái độ, tình cảm:. Giáo dục các em ý thức tự giác trong khi học tập .
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Tạp lập văn bản. - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
Đề 1- Lớp 8A: 	Tôi thấy mình đã khôn lớn.
Đề 2- Lớp 8B: Hãy kể lại kỉ niệm về ngày đầu tiên em trở thành học sinh trường THCS.
II. Đáp án -biểu điểm:
1, Yêu cầu chung
*Phương pháp :+ Đảm bảo kiểu bài tự sự, có cốt truyện, nhân vật, sự việc...
+Trong bài viết có yếu tố miêu tả, các đoạn văn tự sự hợp lí.
* NỘI DUNG ĐỀ 2
a- Mở bài: - Giới thiệu thời gian, không gian của ngày đầu tiên đi học.
 b- Thân bài: Kể theo trình tự thời gian:
 - Trước lúc đến trường: Tâm trạng phấn khởi vì chyển lên cấp học mới, trường mới, bạn mới.
- Cùng mẹ đến trường: 
+ trên đường đến trường: cảnh vật, con người ( các HS, phụ huynh... ) 
+ Lúc ở trên Sân trường; Lễ đài trang trí lộng lẫy, các anh các chị lớp lớn gặp nhau sau ba tháng hè tíu tít cười nói ... các thầy các cô .... Bản thân cảm thấy bở ngỡ, hồi hộp
+ Lúc ngồi khai giảng: bài quốc ca hùng tráng vang lên ... bài diễn văn của thầy hiệu trưởng...
- Lúc vào học buổi học đầu tiên: 
 c- Kết bài: Nêu cảm tưởng về ngày đầu tiên đi học tại trường THCS và sự học ngày nay của bản thân.
* NỘI DUNG ĐỀ 1
a- Mở bài: - Giới thiệu thời gian, không diễn ra sự việc khiến em cảm thấy mìnhđã khôn lớn.
b- Thân bài: Kể theo trình tự thời gian diễn biến của sự việc
- Nêu suy nghĩ về giả thiết cách giải quyết thông thừơng.
- Kể lại việc làm khiến em thấy mình khôn lớn, có thể tự quyết định làm một việc đúng đắn và có ý nghĩa.
c- Kết bài: Nêu cảm tưởng về cách giải quyết của bản thân và niềm hạnh phúc.... 
* Hình thức , diễn đạt : Bố cục đủ 3 phần, trình bày rõ ràng, sạch đẹp; diễn đạt mạch lạc.
- Đảm bảo cách trình bày lời thoại của nhân vật.
- Biết hình thành các đoạn văn tự sự .
2. Thang điểm:
+ Bài đạt 9-10: Đủ các ý chính trên, văn viết lưu loát, có cảm xúc, đủ các yếu tố biểu đạt như yêu cầu; chữ sạch sẽ, trình bày đẹp, khoa học. Khuyến khích bài có sáng tạo, có cảm xúc.
+ Bài đạt 7- 8 : đảm bảo dược những yêu cầu trên.
+ Bài đạt 5 - 6 : đảm bảo được 2/ 3những yêu cầu trên.
+ Bài 3- 4 : chỉ đạt được 1/3 những yêu cầu trên.
+ Bài điểm 1-2: chưa xác định đúng yêu cầu đề bài, lạc kiểu văn bản.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu tiết học và nhắc nhở tính tự giác, nghiêm túc, tích cực khi làm bài. 
Hoạt động 2: Chép đề lên bảng
Hoạt động 3: quan sát HS làm bài 
Hoạt động 4: Thu bài, nhận xét tiết học. 
4. Củng cố: - GV củng cố tiết học.
 5.HD về nhà: Ôn lại kiến thức về tập làm văn. - Xem bài liên kết các đoạn văn trong văn bản.
 - Soạn bài: Lão Hạc theo câu hỏi SGK.
- Cùng người thân xem phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”. Tập trung vào nhân vật lão Hạc.
---------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_3.docx