Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết: 91-92: Bài dạy: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

TÊN BÀI DẠY: CHIẾU DỜI ĐÔ – Lý Công Uẩn

 Môn: Ngữ văn; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- HS Hiểu được chiếu là thể văn chính luận trung đại có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu.Thấy được sức mạnh thuyết phục to lớn của ''Chiếu dời đô'' là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm.Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Học sinh thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đát nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua ''Chiếu dời đô''.

- Ý nghĩa trong đại của sự kiện dời đụ từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

 

docx 9 trang phuongnguyen 25/07/2022 9620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết: 91-92: Bài dạy: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết: 91-92: Bài dạy: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết: 91-92: Bài dạy: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
Tổ: Khoa học xã hội	Giáo viên: Nguyễn Thị Linh PhươngTuần: 23	 Ngày soạn: 
Tiết: 91 - 92	Ngày dạy:
	TÊN BÀI DẠY: CHIẾU DỜI ĐÔ – Lý Công Uẩn
 Môn: Ngữ văn; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- HS Hiểu được chiếu là thể văn chính luận trung đại có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu.Thấy được sức mạnh thuyết phục to lớn của ''Chiếu dời đô'' là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm.Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Học sinh thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đát nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua ''Chiếu dời đô''.
- Ý nghĩa trong đại của sự kiện dời đụ từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng, Năng lực trình bày giới thiệu về một DLTC mà HS yêu thích.
 * Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, NL thực hành ứng dụng,...
3. Phẩm chất:
- Cần cù, tự giác, chăm chỉ và siêng năng.
- Yêu nước, trân trọng thủ đô.
- Hăng say trong học tập và rèn luyện.
II. Học liệu - Thiết bị:
1. Học liệu:
* Giáo viên:
- SGK, sách tham khảo.
- Nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh, soạn bài.
- Phim ngắn có liên quan đến nội dung bài học.
- Các câu hỏi, phiếu bài tập.
* Học sinh:
- Đọc bài, sưu tầm tranh ảnh.
- Trả lời câu hỏi, soạn bài.
2. Thiết bị:
- Máy chiếu, phim ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
III. Lớp dạy: 8A1, 8A2.
+ 8A2: câu hỏi và bài tập nâng cao nhiều hơn, phát triển hoạt động nhóm.
+ 8A1: chú ý phần căn bản, câu hỏi gợi mở nhiều hơn.
IV. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3’)
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
2. Phương thức thực hiện:
+ Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích .
3. Sản phẩm hoạt động:
- Trình bày miệng.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả thông tin đã tìm hiểu ở nhà về về lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.
* Bước 2: Nhận nhiệm vụ
- HS nhận nhiệm vụ trình bày.
* Bước 3: Báo cáo kết quả
 - HS báo cáo kết quả (HS trả lời – HS khác nhận xét)
* Bước 4: Đánh giá kết quả
 - HS đánh giá.
- GV nhận xét vào bài mới.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng là món quà của những tấm lòng dâng lên Thăng Long-Hà Nội nhân dịp ngàn năm tuổi.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng.
Con đường này được khánh thành ngày 25/9/2010 sau 3 năm xây dựng.Đây là công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.Cùng năm, con đường gốm sứ đã được tổ chức Guinness trao chứng nhận "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới."
 Năm 2010, dân tộc chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Năm 2010. Thủ đô văn hiến của chúng ta có từ bao giờ ai là người lựa chọn nơi thắng địa ấy để định đô? ý nghĩa của việc dời đô như thế nào?Chúng ta cũng tìm hiểu bài học "Chiếu dời đô".
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
Thao tác 1: HDHS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. (15’)
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Lý Công Uẩn và văn bản Chiếu dời đô.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động giao dự án
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu yêu cầu đọc: giọng điệu chung trang trọng, mạch lạc, rõ ràng, cần chú ý nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành.
VD: “Trẫm rất đau xót”
- GVnêu yêu cầu:
1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Lý Công Uẩn?
2. Nêu những hiểu biết của em về văn bản “Chiếu dời đô”.
3. Trình bày những hiểu biết của em về thể loại của văn bản?
4. Bài chiếu này thuôc kiểu văn bản nào mà em đã học? Vì sao em khẳng định như vậy? Bài văn có mấy luận điểm? Xác định ranh giới các luận điểm trong văn bản?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân.
- GV: quan sát, hỗ trợ HS.
* Bước 3. Báo cáo kết quả:Hs trả lời
* Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết hợp chiếu hình ảnh về tác giả và tác phẩm.
Thao tác 2: HDHS phân tích văn bản.
Nhiệm vụ 1: HDHS phân tích luận điểm 1.
1. Mục tiêu: 
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô;
 - Thấy được sức thuyết phục của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- HS đánh giá.
- GV đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GVnêu yêu cầu:
1. Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy ý chí mãnh liệt nào của Lý Công Uẩn?
2. Theo Lý Công Uẩn kinh đô cũ ở Hoa Lư không còn phù hợp vì sao? Vì sao 2 nhà Đinh - Lê chưa thể đóng đô ở chỗ khác ?
3. Từ chuyện xưa,tác giả phê phán hai triều đại Đinh – Lê không chịu dời đô như thế nào,kết quả ra sao ? Vậy lí do dời đô của Lý Công Uẩn là gì?
4. Câu văn nào cho thấy tư tưởng vì dân và tấm lòng của vị vua khai sáng triều Lý?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thảo luận cặp đôi.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
* Bước 3. Báo cáo kết quả:Hs trả lời
* Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV:Trong lí luận của tác giả đã hội tụ ba điều kiện thiên thời địa lợi nhân hoà có tác dụng đánh vào lòng người. Muốn thuyết phục được người nghe cần phải có lí lẽ dẫn chứng rõ ràng, ở đây tác giả đã viện dẫn lịch sử Trung Quốc làm tiền đề. Đặt vào thời kì ấy cũng là lẽ tự nhiên. Vì trong tâm lí người xưa thường lấy Trung Quốc – một láng giềng khổng lồ của chúng ta làm hình mẫu. Đó là cách lập luận thường gặp trong văn học cổ VD trong “Hịch tướng sĩ; Bình Ngô Đại Cáo”. Đó là cách đánh vào nhân tâm phù hợp tâm lí người nghe. Điều này chứng tỏ LCU đã rất sáng suốt ngay từ những lập luận đầu tiên.
Như vậy để thuyết phục người nghe tác giả không chỉ có cái lí bên ngoài mà còn kết hợp cả lôgíc bên trong đó là tấm lòng riêng, tình cảm riêng của tác giả. Sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình tạo nên vẻ đẹp lung linh cho ngôn ngữ lập luận của văn nghị luận vốn rất khô khan.
Lời kết đoạn 1 là phủ định một điều phủ định ấy chính là sự khẳng định. Đó là chân lí của tư duy. Đây là một quyết định cực kì quan trọng đối với một dân tộc. Song văn bản thực sự đi vào lòng người có lẽ phải ở luận điểm thứ hai.
Tiết 2:
Nhiệm vụ 2: HDSHS tìm hiểu lí do vì sao lại chọn Đại La làm kinh đô.(15’)
1. Mục tiêu: thấy được những lí do để LCU chọn Đại La làm kinh đô và tài năng lập luận của tác giả.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- HS đánh giá.
- GV đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GVnêu yêu cầu:
1.Theo tác giả, những lí do nào để chọn thành Đại La làm kinh đô của đất nước?
2. Tác giả đã lập luận bằng cách nào? 
3. Quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên cho em hiểu gì về đức vua Lý Thái Tổ?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận cặp đôi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Bước 3. Báo cáo kết quả:Hs trả lời
* Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
 Gv: Việc làm đó có tác dụng tạo tiền đề cho sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc, điều đó được lịch sử chứng minh với 8 đời vua nhà Lí (Lí Bát Đế), phát triển rực rỡ thịnh vượng với hội tao đàn, đời sống ấm no hạnh phúc. Cho đến ngày nay không phải ngẫu nhiên chúng ta tiến hành kỉ niệm 990 năm tiến tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Song cơ bản ẩn đằng sau đó là một tâm hồn lớn. Nếu không có tâm huyết, không có tâm hồn không bao giờ có khát khao dời đô. Tự đặt mình vào một vị thế mới chứng tỏ một hoài bão rất lớn, một ý thức trách nhiệm rất cao nghĩ đến tương lai một dân tộc. Chính vì vậy nâng“Chiếu dời đô”lên một tầm cao mới. Nó không chỉ là một quyết định khô khan, ban bố, mệnh lệnh mà là tiếng nói đầy tâm huyết của một tấm lòng yêu nước.
=> Hình ảnh thành Thăng Long, chùa Một Cột thủ đô HN phát triển rực rỡ là những minh chứng hùng hồn cho quyết định sáng suốt của LCU.
Nhiệm vụ 3: HDHS tìm hiểu luận điểm thứ 3.
1. Mục tiêu: Nêu được những đặc sắc trong cách kết thúc vấn đề của tác giả.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:nêu yêu cầu:
1. Tác giả kết thúc bài chiếu bằng cách nào? 2. Nêu nhận xét của em về cách kết thúc ấy?
- Hs: tiếp nhận
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thảo luận cặp đôi.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
- Kết thúc chuyển từ đơn thoại sang đối thoại thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa đức vua và bề tôi.
* Bước 3. Báo cáo kết quả:Hs trả lời
* Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV:Đây là cách kết thúc hết sức lạ trong một bài chiếu. Nó không còn là lời mệnh lệnh có tính chất cưỡng chế mà là hỏi ýý kiến để đặt ra sự lựa chọn. Như vậy LCU đã vượt lên những ràng buộc, quy định xã hội lúc bấy giờ để thể hiện một tinh thần dân chủ đáng quýý. Nó khiến cho bài chiếu không còn là những lí lẽ khô khan mà đầy tâm huyết và dân chủ.
Thao tác 3: HDHS khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
1. Mục tiêu: Nêu được những đặc sắc trong cách kết thúc vấn đề của tác giả.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ:
- GVnêu yêu cầu: 
1. Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
2. Em cảm nhận như thế nào về lịch sử phong kiến triều Lí sau khi học Chiếu dời đô?
* Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận cặp đôi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Bước 3.Báo cáo kết quả:Hs trả lời
* Bước 4.Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:Lý Công Uẩn (947 –1028) tức Lý Thái Tổ
- Quê: Châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang Nay là Từ sơn - Bắc Ninh)
- Ông là vị vua khai sáng triều Lý , là vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công, sáng lập vương triều Lý.
2. Tác phẩm:
- HCST: Năm 1010, Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư- Ninh Bình ra Đại La (Hà Nội).
- Thể loại: Chiếu
- Phương thức biểu đạt: nghị luận 
- Được viết bằng chữ Hán.
- Bố cục:
 + Từ đầu -> không thể không dời đổi: phân tích những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô. Lđ1
 + Tiếp theo-> muôn đời: những lí do để chon Đại La làm kinh đô. Lđ2
 + Còn lại: Khẳng định việc dời đô. Lđ3
- Vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải dời đô.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Lí do dời đô:
* Cơ sở lịch sử:
- Việc dời đô của các triều đại trong lịch sử TQ đã trở thành những sự kiện lớn, nhằm mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau. 
->việc dời đô vừa thuận theo ý trời vừa thuận lòng dân.
* Cơ sở thực tiễn:
 -Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở chật hẹp chỉ thích hợp với vị trí phòng ngự lợi hại về quân sự.
- Hai triều đại Đinh- Lê thế và lực chưa đủ mạnh nên chưa dám nghĩ đến việc dời đô.
-> Vận nước ngắn ngủi.
=> Thời Lí trong đà phát triển đi lên của đất nước kinh đô cũ không còn phù hợp, cần thiếtdời đô để thuận lợi cho khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng mạnh.
-''Trẫm rất đau xót về việc đó'', lời văn tác động cả tới tình cảm người đọc.
=> Bên cạnh lí là tình. Cách lập luận dễ đi vào lòng người.
2. Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô:
- Lập luận chặt chẽ, câu văn biền ngẫu, cân xứng.
- Lợi thế của thành Đại La:
+ Về vị trí địa lí: Đó là nơi trung tâm trời đất , mở ra bốn hướng Nam- Bắc- Đông -Tây ; có núi, có sông; đất rộng mà bằng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội.
+ Về vị thế chính trị, văn hóa: là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương; là mảnh đất hưng thịnh
-> Thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước muôn đời.
-> Lý Thái Tổ là một người có tầm nhìn chiến lược, biết nhìn xa trông rộng, có ý chí hoài bão lớn lao, có ý thức trách nhiệm với đất nước, dân tộc.
3. Thông báo về quyết định dời đô:
- Cách ban bố mệnh lệnh vừa tình cảm, gần gũi, vừa thể hiện tính khách quan.
=> Mang tính đối thoại, tạo sự đồng thuận giữa vua với thần dân.
- Chiếu dời đô khẳng định dân tộc Đại Việt đủ sức ngang hàng phương Bắc, thể hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.
-> Vị vua anh minh, tài giỏi.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật: 
- Bố cục 3 phần chặt chẽ.
- Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại.
2.Nghệ thuật: Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP (5’).
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
1. Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: HS làm vào vở bài tập.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- HS đánh giá.
- GV đánh giá HS.
5. Tiến trình hoạt động:
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV:Sự hấp dẫn của bài “Chiếu dời đô” là ở sự kết hợp giữa lí trí và tình cảm. Hãy làm sáng rõ điều này ? 
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân
- GVquan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.
* Bước 3. Báo cáo kết quả:Hs: trình bày miệng
* Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
- Về lí lẽ: Lý Thái Tổ đã nêu sử sách làm tiền đề chứng minh cho việc dời đô là hoàn toàn hợp lý thuận lẽ trời.
   + Đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về địa thế thuận lợi của nơi đóng đô mới.
- Về tình cảm: Sau khi đưa ra hàng loạt lí lẽ chặt chẽ, đến câu cuối cùng không phải là một mệnh lệnh của vua ban mà là một câu hỏi mang tính chất đối thoại.
   + Tác dụng: tạo sự đồng cảm giữa dân chúng và nhà vua, vừa thể hiện tinh thần dân chủ, đồng thời làm tăng thêm sức thuyết phục của bài cáo.
- Người nghe: Hiểu- tin - ủng hộ...
Hoàng Thành Thăng Long 
Hồ gươm
Văn Miếu quốc tử giám
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG (2’).
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho HS xem phim tài liệu để thấy tầm nhìn chiến lược ngàn năm của Lý Thái Tổ.
- Chiếu dời đô – tầm nhìn thiên niên kỷ|Phim tài liệu|Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
(Phim kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn thể hiện tầm nhìn của ông, trải qua hơn 1 ngàn năm vẫn còn nguyên giá trị.)
- Quan sát hình ảnh- viết đoạn văn giới thiệu về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn, nghe Hs trình bày.
* Bước 3. Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Bước 4. Đánh giá kết quả:
+ HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG V. HDHS TỰ HỌC Ở NHÀ (1’) .
1. Đối với bài cũ:
- Học bài.
- Hoàn thành bài vào vở. Khái quát bằng sơ đồ tư duy.
2. Đối với bài mới: 
- Chuẩn bị bài:Ngữ văn địa phương: Thuyết minh về một di sản văn hóa của địa phương.
- Đọc tài liệu, chuẩn bị cho bài học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_91_92_bai_day_chieu_doi_do_ly_con.docx