Giáo án Ngữ văn 8 (5 bước tổng hợp) - Tuần 1 đến tuần 20

CHỦ ĐỀ:

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ

Gồm các đơn vị bài:

- Tôi đi học

- Trong lòng mẹ

- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

- Bố cục của văn bản

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

HS nắm được

- Nắm được một số nét chính về tác giả - tác phẩm (Tôi đi học và Trong lòng mẹ)

- Cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật  Liên hệ tới tâm trạng bản thân trong ngày đầu đi học (Tôi đi học) và tình cảm đối với mẹ (Trong lòng mẹ)

- Xác định được tính thống nhất về chủ đề của văn bản: biết cách duy trì đối tượng trình bày, chọn lọc, sắp xếp các phần sao cho Văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

- Xác định được diễn biến sự việc  Thiết lập được bố cục của văn bản.

- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với nhận thức người đọc.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản tự sự.

- Nhận biết được văn bản tự sự  xác định được tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

- Phân tích được bố cục của văn bản tự sự.

- Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự với bố cục rõ ràng, mạch lạc.

 

docx 307 trang phuongnguyen 28/07/2022 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (5 bước tổng hợp) - Tuần 1 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (5 bước tổng hợp) - Tuần 1 đến tuần 20

Giáo án Ngữ văn 8 (5 bước tổng hợp) - Tuần 1 đến tuần 20
Tuần 01 – 02:
CHỦ ĐỀ:
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ
Gồm các đơn vị bài: 
- Tôi đi học
- Trong lòng mẹ
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Bố cục của văn bản
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
HS nắm được
Nắm được một số nét chính về tác giả - tác phẩm (Tôi đi học và Trong lòng mẹ)
Cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật à Liên hệ tới tâm trạng bản thân trong ngày đầu đi học (Tôi đi học) và tình cảm đối với mẹ (Trong lòng mẹ)
Xác định được tính thống nhất về chủ đề của văn bản: biết cách duy trì đối tượng trình bày, chọn lọc, sắp xếp các phần sao cho Văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
Xác định được diễn biến sự việc à Thiết lập được bố cục của văn bản.
Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với nhận thức người đọc.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu văn bản tự sự.
Nhận biết được văn bản tự sự à xác định được tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Phân tích được bố cục của văn bản tự sự.
Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự với bố cục rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ:
Có ý thức nghiêm túc trong học tập
Hiểu đúng được ý nghĩa của việc xây dựng một văn bản tự sự.
Trân trọng những kỉ niệm vào ngày đầu tiên đi học
Cản nhận được tình mẫu tử và biết yêu thương, bảo vệ gia đình
Thiết lập một văn bản tự sự có sự thống nhất về chủ đề.
Biết xây dựng một bố cục có mở đầu, diễn biến, kết thúc thu hút người đọc.
4. Năng lực:
Năng lực tự chủ tự học
Năng lực nhận biết
Năng lực lắng nghe
Năng lực đọc và phân tích
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, giao việc.
Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
- Sgk, sgv, giáo án (work và p.p) tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tranh ảnh
- Bút dạ, phấn, bảng phụ, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Đọc diễn cảm
- Dạy học nêu vấn đề
- Dạy học hợp tác
- Phát vấn, đàm thoại
- Thuyết trình, toạ đàm.
C. CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ VÀ MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Tên các bài của chủ đề
Cấu trúc nội dung bài học mới
Nội dung liên môn (nếu có)
Định hướng các năng lực cần phát triển
Ghi chú
- Tôi đi học
- Trong lòng mẹ
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm (xuất xứ, thể loại, nội dung)
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Nhận biết được nhân vật. 
2. Nhận biết được nội dung, nghệ thuật
Sử: Hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước CMT8 năm 1945
GDCD: Giá trị của việc học, tình mẫu tử, sự đồng cảm.
+ Nhận biết: 
- Tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ), thể loại, bố cục, nội dung chính)
- Phát hiện được cách hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm.
- Chỉ ra được ngôn từ, chi tiết, hình ảnh, câu văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật
+ Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động như thế nào đến nội dung tác phẩm.
- Chứng minh được các hình tượng nghệ thuật mà tác giả xây dựng
- Nhận xét được hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật
+ Vận dụng thấp:
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để lí giải hình ảnh, chi tiết có trong tác phẩm
- Hình dung được vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật
- Đánh giá về sự phù hợp của các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng
+ Vận dụng cao:
- Vận dụng hiểu biết về tác giả - tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- So sánh, phân tích vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm
- So sánh được cái hay trong phong cách nghệ thuật của Thanh Tịnh và Nguyên Hồng.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Bố cục của văn bản
1. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (Chủ đề là gì? Văn bản có tính thống nhất khi nào?)
2. Bố cục của văn bản.
+ Nhận biết: 
- Nhận biết được thế nào là chủ đề. Văn bản có tính thống nhất khi nào.
- Nhận biết được bố cục của văn bản
+ Thông hiểu:
- Giải thích, chứng minh được tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Giải thích được bố cục của văn bản tự sự.
+ Vận dụng thấp:
- Trình bày được tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Trình bày được bố cục của văn bản.
+ Vận dụng cao:
- Từ kiến thức đã học chỉ ra được tính thống nhất về chủ đề các văn bản đã học
- Vận dụng để viết được một văn bản tự sự có bố cục và thống nhất về nội dung.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
Giáo viên ổn định lớp học, nắm thông tin về ổn định.
Giáo viên nhận rồi kiểm tra thông tin, nắm tình hình và có hướng giải quyết với các hạng mục sau:
+ Sĩ số lớp
+ Chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
NĂNG LỰC, KỸ NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN
Văn bản:
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
GV giới thiệu chủ đề
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Trò chơi “Mảnh ghép cuộc đời”
- Giáo viên sẽ phát ngẫu nhiên cho học sinh một tờ giấy có ghi một câu nói liên quan đến nội dung văn bản và được cắt đôi theo những đường cắt khác nhau. Sau 1 phút, học sinh phải tìm ra được mảnh ghép phù hợp để lắp vào. (Câu nói tùy thuộc vào sự lựa chọn của GV)
2. Những cặp đôi có cùng nội dung câu nói sẽ ngồi thành một nhóm.
3. Các câu nói đó có ý nghĩa gì?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Tham gia trò chơi
2. Tìm câu trả lời theo nhóm à Liên hệ đến bài học
3. Tự trả lời câu hỏi theo cách riêng mình
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Trả lời được câu hỏi
- Từ những nội dung học sinh chia sẻ cũng chính là cách đi vào bài mới “Tôi đi học” – Thanh Tịnh.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá kết quả
- Dẫn vào bài mới: (dựa theo câu trả lời của học sinh)
- Nhận biết được nội dung chủ đề thông qua trò chơi, nêu được cảm xúc, suy nghĩ vào ngày đầu tiên đi học, cảm xúc về tình mẫu tử
- Liên hệ đến bài học 
- Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, lắng nghe, năng lực tự học.
- Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung
B1: GV giao nhiệm vụ
1. GV yêu cầu học sinh đọc chú thích (*) trang 8 SGK
2. Đóng sách lại và ghi lại các thông tin mình đọc và nhớ được về tác giả và tác phẩm (thể loại, phương thức biểu đạt)
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Đọc 
2. Đóng sách và ghi lại các thông tin nhớ được
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs báo cáo kết quả.
 - Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở thành phố Huế.
- Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn cung toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
3. Các bạn khác có thể bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét kết quả 
- GV dựa vào câu trả lời của học sinh, gv có thể cho điểm cộng học sinh. 
- Gv bổ sung thêm thông tin
+ Thanh Tịnh: 
- Thanh Tịnh học tiểu học và trung học ở Huế. 
- Từ năm 1933 ông bắt đầu đi làm và làm nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. 
- Ông có mặt trên nhiều lĩnh vực như truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí nhưng thành công hơn cả ở truyện ngắn và thơ. 
- Nhìn chung truyện ngắn của ông toát lên tình cảm êm dịu trong trẻo. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị man mác vừa buồn thương vừa ngọt ngào, quyến luyến. 
- “Tôi đi học” là một tác phẩm tiêu biểu. Tác phẩm không chứa đựng nhiều kỉ niệm sự kiện, nhân vật, xung đột xã hội mà chứa đựng những kỉ niệm mơn man, ngọt ngào của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật tôi
Thao tác 2: Gv hướng dẫn hs đọc và tìm từ khó
B1: GV giao nhiệm vụ
1. GV đọc mẫu (Giọng đọc nhẹ nhàng, diễn cảm và xúc động), gọi hs đọc
2. Yêu cầu HS dựa vào chú thích giải nghĩa từ khó
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs đọc
2. Hs dựa vào chú thích giải nghĩa từ khó
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs đọc
2. Hs giải nghĩa các từ khó dựa theo chú thích
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv đánh giá kết quả (nhận xét về cách đọc, giải nghĩa từ)
Thao tác 3: Gv hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu văn bản
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Văn bản thuộc thể loại gì? Có xuất xứ từ đâu?
2. GV cho học sinh thảo luận nhóm bằng phương pháp “khăn trải bàn” để tìm hiểu bố cục của văn bản. Sau đó các nhóm cùng chia sẻ.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trả lời
2. Hs thảo luận nhóm tìm bố cục VB
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Thể loại – truyện ngắn, xuất xứ - in trong tập “Quê nội” (1941)
2. - Bố cục chia làm 4 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tôi đi học”à khởi nguồn của nỗi nhớ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “trên ngọn núi”à tâm trạng và cảm giác của nhân vật trên đường từ nhà đến trường.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “chút nào hết”à Tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và chia tay mẹ để vào lớp học.
+ Đoạn 4: còn lạià Tâm trạng của nhân vật tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv đánh giá kết quả 
- GV chốt ý và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Thao tác 3: Gv hướng dẫn hs đọc và phân tích văn bản
B1: GV giao nhiệm vụ
1. GV chiếu lên slide 3 mục tiêu của bài học tương ứng với bố cục của văn bản. Sau đó cho học sinh lựa chọn. Các mục tiêu được giấu kín, chỉ khi nào học sinh chọn rồi mới mở ra (có thể đánh số 1, 2, 3). GV định hướng cho học sinh các nội dung cần khám phá, triển khai. 
Câu 1. Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Những điều này có ý nghĩa gì?
Câu 2. Kỷ niệm ngày đầu đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào? Mỗi trình tự đó thể hiện cảm xúc của nhân vật tôi như thế nào?
Câu 3. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học?
Câu 4. Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ cha mẹ, thầy cô, người đi đường đã quan tâm, chăm ko cho các em trong buổi đầu tiên đi học?
2. Yêu cầu hs lựa chọn mục tiêu và bắt đầu thảo luận nhóm để trình bày.
1. Hs chia nhóm – lựa chọn mục tiêu
2. Thảo luận – trả lời câu hỏi
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trả lời
2. Hs thảo luận nhóm tìm bố cục VB
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trả lời các câu hỏi
2. Các nhóm lắng nghe – đặt câu hỏi
Câu 1: Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
- Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Câu 2:
+ Không gian, thời gian: 
- Cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạcnúp dưới nón mẹ
à Tâm trạng: trong sáng, tinh khôi của cậu bé lần đầu tiên đi học.
- Cũng chỉ nhìn tôingập ngừng em sợ
à Tâm trạng non nớt, bỡ ngỡ muốn đến chân trời mới đầy tự do và cao rộng.
- Nói các cậuquả banh tưởng tượng
à Sự tác động mãnh liệt của tiếng trống đến tâm hồn học sinh.
- Bước vào lớp học
à Thể hiện sự nghiêm túc, cố gắng trong học tập
Câu 3: Tâm trạng nhân vật tôi
- Trên đường đến trường: Cảm giác hành diện, háo hức trong ngày đầu tiên đi học
- Khi đến trường: Lo sợ vẩn vơ
- Nghe gọi tên vào lớp: Giật mình và lúng túng, bật khóc vì sợ hãi khi không có mẹ ở bên
- Khi vào lớp: Mới lại nhưng quen thuộc, trang nghiêm bước vào giờ học
Câu 4: 
- Mẹ: ân cần dắt tay con đến trường, động viên khích lệ tinh thần con vào lớp
- Những người xung quanh: đứng lại ngắm nhìn các em nhỏ
- Ông đốc và thầy giáo trẻ: ân cần hiền từ chào đón các em
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv đánh giá kết quả 
- GV chốt ý và chuyển sang hoạt động tiếp theo. (Có thể cho điểm cộng nếu nhóm hđ tốt)
- GV liên hệ: với VB “Cổng trường mở ra”, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” và ngày khai trường của nước ta: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, người lớn rất quan tâm đến con em. Bà ngoại đã đưa mẹ đến trường và mẹ cũng lo lắng chuẩn bị cho con. Ở Nhật, các quan chức đều đến dự lễ khai giảng, gặp gỡ thầy cô, trao đổi và chia sẻ với nhà trường những khó khăn. Còn ở nước ta, ngày khai trường cũng là một ngày lễ lớn “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”. Đại diện các cấp chính quyền địa phương đều đến dự lễ khia giảng, động viên thầy trò. Trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh các em sẽ thấy rõ thiên nhiên, thầy giáo, bà, mẹ ... đều sinh ra sau trẻ con và sinh ra để phục vụ trẻ em: 
Thao tác 4: Gv hướng dẫn tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Truyện kết cấu theo bố cục như thế nào? Phương thức biểu đạt ra sao và cách viết như thế có tác dụng gì?
2. Trong truyện tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tìm dẫn chứng? Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
3. Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm tạo nên từ đâu?
4. Hãy nêu nội dung chính của văn bản?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs thảo luận
2. Hs thống nhất câu trả lời
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs báo cáo kết quả thảo luận
2. Các nhóm theo dõi, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv đánh giá kết quả 
- GV chốt ý và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Đọc và tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở thành phố Huế.
- Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
2. Tác phẩm
a. Đọc (Sgk/5)
b. Tìm hiểu từ khó (Sgk/8)
Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ: In trong tập “Quê nội” (1941)
3. Bố cục: 4 đoạn
4. Phân tích
Tâm trạng, cảm giác của tác giả trong buổi đầu tiên đi học 
Trên đường đi
- Thấy cảnh vật đều thay đổi, mới lạ 
- Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn 
- Cẩn thận nâng niu sách vở mới 
- Lúng túng muốn thử sức 
Khi đến trường 
- Thấy trường xinh xắn oai nghiêm rộng lớn khác thường
 Cảm thấy mình nhỏ bé, chơ vơ, lo sợ 
Khi nghe gọi tên
- Thấy hồi hộp, tim như ngừng đập, giật mình lúng túng 
Khi vào lớp
- Thấy lo sợ, bật khóc khi phải xa mẹ 
- Cảm thấy như bước vào một thế giới mới, xa cách mẹ hơn bao giờ hết 
- Cảm thấy gần gũi quyến luyến chỗ ngồi, với bạn 
- Nghiêm trang tự tin bước vào giờ học đầu tiên 
b. Thái độ, của chỉ của người lớn trong ngày đầu tiên đi học
- Mẹ: ân cần dắt tay con đến trường, động viên khích lệ tinh thần con vào lớp
- Những người xung quanh: đứng lại ngắm nhìn các em nhỏ
- Ông đốc và thầy giáo trẻ: ân cần hiền từ chào đón các em
=> Tất cả mọi người đều dành những sự quan tâm những tình cảm đặc biệt cho trẻ em trong ngày đầu đến trường
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Tự sự xen miêu tả biểu cảm
- So sánh độc đáo
- Từ ngữ gợi hình, giàu cảm xúc
b. Nội dung
Ghi nhớ (Sgk/9)
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
B1: GV giao nhiệm vụ
1. GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” – HS tham gia game show
2. HS tổng hợp bài học bằng sơ đồ tư duy
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Theo dõi câu hỏi
2. Dự đoán câu trả lời
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trả lời câu hỏi trang Game shows
2. HS hình thành bài học bằng SĐTD
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá kết quả tiếp thu bài học qua trò chơi và hệ thống SĐTD
- Chuyển qua nội dung mới
III- LUYỆN TẬP
Game show “Ai nhanh hơn”
Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
Trước Cách mạng tháng tám 1945
1941
1940
Trước năm 1930
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây..” ?
A. Sặc sỡ
B. Lơ lửng.
C. Bàng bạc
D. Gồm A và B
Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất về phong cách sáng tác của Thanh Tịnh?
Mang tính trẻ con
Êm dịu, trong trẻo
Đằm thắm, êm dịu, trong trẻo
Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 4: Truyện ngắn “Tôi đi học” có nội dung chính là gì?
Hồi ức về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của nhân vật “tôi”
Kể về ngày đi học
Nỗi sợ hãi khi đi học
Các câu trên đều sai.
Hs hình thành bài học bằng SĐTD
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Tình cảm nào được khơi gợi và bồi đắp sau khi em đọc truyện Tôi đi học?
2. Học sinh sẽ ghi lại cảm xúc của mình trong ngày đầu tựu trường hòa cùng không khí của “Back to school”.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trả lời câu hỏi
2. Hs ghi lại cảm xúc ngày đầu tiên trở lại trường
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Tình cảm bồi hồi, xao xuyến xen lẫn lo sợ trong ngày đầu tiên đi học
2. Hs viết đoạn văn
Gợi ý: Các nội dung trong đoạn có thể viết như: hòa vào cảm xúc của nhân vật Tôi như thế nào và cảm xúc của riêng em hiện giờ trong ngày/ tuần lễ Back to school? Liên hệ những câu chuyện, tác phẩm có liên quan đến ngày tựu trường.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét câu trả lời
- Gv nhận xét đoạn văn.
Câu 1: Tình cảm nào được khơi gợi và bồi đắp sau khi em đọc truyện Tôi đi học?
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (nửa trang vở) ghi lại cảm xúc của em trong ngày tựu trường hoà mình cùng không khí của “Back to school”
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG – SÁNG TẠO
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Theo em điểm gì thu hút người đọc trong văn bản “Tôi đi học”
2. Đọc và ghi lại tên các văn bản viết về ngày tựu trường
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Trả lời câu hỏi
2. Đọc + ghi tên các văn bản
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. HS báo cáo nhiệm vụ thực hiện trong tiết học sau
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét
Câu 1: Theo em điểm gì thu hút người đọc trong văn bản “Tôi đi học”
Câu 2: Đọc và ghi lại tên các văn bản viết về ngày tựu trường
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
(Nguyên Hồng)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
NĂNG LỰC, KỸ NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Thao tác 1: GV khởi động vào bài học
B1: GV ổn định lớp – KT bài cũ
1. GV cho hs đoán chữ
Chữ: Kể chuyện
Chữ: Nhật ký
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Tham gia trò chơi
2. Dự đoán chữ
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Trả lời được câu hỏi
- Liên hệ đến bài học
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá kết quả
- Dẫn vào bài mới: 
Nhận xét về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ:
Phán đoán của em về con người sống trong hoàn cảnh đó sẽ như thế nào?
à Muốn biết số phận của con người thời đó như thế nào, chúng ta đi đọc và tìm hiểu câu chuyện kể của các nhà văn. Trong đó có một tác phẩm rất hay đó chính là đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
- Nhận biết được nội dung trò chơi, đoán được ô chữ
- Liên hệ đến bài học
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thao tác 1: Gv hướng dẫn đọc, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Gv chia nhóm
2. Hs tìm hiểu thông tin về tác giả - tác phẩm qua phiếu học tập
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs thảo luận
2. Hs thống nhất câu trả lời trong phiếu học tập
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs báo cáo kết quả thảo luận
- Nguyên Hồng (1918 – 1982) quê ở Nam Định, sống và viết chủ yếu ở Hải Phòng.
- Là nhà văn giàu tình cảm, dễ xúc động, rất bình dị trong sinh hoạt.
- Nhà văn của phụ nữ, nhi đồng và những người khốn khổ.
-Trong lòng mẹ trích chương IV trong tập hồi kí “Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng”.
- Thể loại: hồi kí
- Phương thức: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Nhân vật chính: tôi
- Ngôi kể: theo ngôi thứ I.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: từ đầu à người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng, ý nghĩ cảm xúc của bé Hồng về mẹ.
+ Phần 2: còn lại: cuộc gặp bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng khi được ở trong lòng mẹ.
2. Các nhóm theo dõi, đặt câu hỏi
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv đánh giá kết quả 
- Gv bổ sung thêm: 
- Nguyên Hồng (1918 – 1982) quê ở Nam Định, sống và viết chủ yếu ở Hải Phòng những năm trước cách mạng sau hòa bình (1954) gia đình ông chuyển về Hà Nội, Yên Thế, Bắc Giang, ông vẫn gắn bó với Hải Phòng. Là nhà văn rất bình dị trong sinh hoạt và giàu tình cảm, dễ xúc động. Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người khốn khổ.
Thao tác 2: Gv hướng dẫn đọc, hiểu về tác phẩm.
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Gv chia nhóm, ổn định lớp
2. GV đọc mẫu – HS đọc truyện Trong lòng mẹ và thực hiện cá nhân các yêu cầu sau:
Câu 1: Những sự việc, cảm xúc, suy nghĩ tình cảm của nhân vật tôi đã sảy ra chưa? Tại sao nhân vật tôi lại muốn kể lại?
Câu 2: Cảm xúc của nhân vật tôi khi kể chuyện như thế nào? 
Câu 3: Kể tên các nhân vật trong tác phẩm? Người cô khi trò chuyện với bé Hồng có lời lẽ và thái độ ra sao? Em có cảm nhận gì về nhân vật người cô?
Câu 4: Bé Hồng thể hiện tình yêu thương mẹ như thế nào khi nghe người cô nói xấu và khi gặp lại mẹ?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs đọc bài – thảo luận nhóm
2. Hs thống nhất câu trả lời
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs báo cáo kết quả thảo luận
2. Các nhóm theo dõi, đặt câu hỏi
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bình giảng:
Nhân vật người cô là một hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn khô héo cả tình máu mủ của xã hội thực dân nửa phong kiến cái xã hội mà ở đó: Chuông nhà thờ chỉ rung lên trước những kẻ nhà giàu khệnh khạng bệ vệ và đóng sầm trước mặt những kẻ như bé Hồng.
Cảm giác sung sướng của đứa con khi ở tronglòng mẹ được tác giả diễn tả bằng cảm hứng say mê và vô cùng tinh tế. Nó tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử. 
- Giáo viên chốt lại và yêu cầu học sinh thể hình dung về nhân vật mình ấn tượng và thể hiện bằng hình thức tự chọn (miêu tả bằng lời, vẽ, điêu khắc, rap (nếu hết thời gian thì yêu cầu về nhà)
Thao tác 3: Gv hướng dẫn hs tổng kết giá trị nồi dung và nghệ thuật
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Nét đặc sắc về nghệ thuật đoạn trích “Trong lòng mẹ”? Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi kí?
2. Giá trị nội dung của đoạn trích?
3. Tình cảm nào được khơi gợi và bồi đắp khi em học xong văn bản?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs chia nhóm
2. Hs theo dõi câu hỏi, thống nhất ý kiến trả lời.
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trả lời qua hình thức trình bày tại lớp
2. Các nhóm theo dõi, đặt câu hỏi.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt kiến thức cơ bản. (ghi nhớ sgk)
- GV nhận xét, đánh giá
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyên Hồng (1918 – 1982) quê ở Nam Định, sống và viết chủ yếu ở Hải Phòng.
- Là nhà văn giàu tình cảm, dễ xúc động, rất bình dị trong sinh hoạt.
- Nhà văn của phụ nữ, nhi đồng và những người khốn khổ.
2.Tác phẩm:
-Trong lòng mẹ trích chương IV trong tập hồi kí “Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng”.
- Thể loại: hồi kí
- Phương thức: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Nhân vật chính: tôi
- Ngôi kể: theo ngôi thứ I.
- Bố cục: 2 phần
Đọc và tìm hiểu văn bản
Nhân vật người cô
- Cười nói: mợ mày phát tài lắm. 
- Giọng vẫn ngọt, mắt long lên, nhìn chằm chằm.
- Vỗ vai và cười nói: vào thăm em bé chứ
- Đổi giọng.
àLòng dạ hẹp hòi, cay nghiệt, tâm địa độc ác, tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà.
=>Đại diện cho những thành kiến tàn nhẫn trong XHPK.
2. Nhân vật bé Hồng
a. Cảnh ngộ: Cảnh ngộ đáng thương, tuổi thơ cay đắng luôn khao khát tình thương của mẹ.
b)Tình yêu thương của bé Hồng dành cho mẹ:
*Trong cuộc đối thoại với người cô:
- Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ à nhớ mẹ.
- Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm à luôn dành tình cảm trong sáng về mẹ.
- lòng thắt lại, khóe mắt cay cay à đau đớn
- nước mắt ròng ròngđầm đìa à đau xót, tủi cực.
- Giá những cổ tục...à căm tức những cổ tục .
->Miêu tả tâm lí, h/a so sánh, đặt hai tính cách trái ngược nhau: Tính cách hẹp hòi tàn nhẫn >< tính cách trong sáng giàu tình thương của bé Hồng. 
=> Khẳng định tình mẫu tử trong sáng và cao cả của bé Hồng.
*Khi gặp lại mẹ:
- Đuổi theo, gọi bối rối.
- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe, ríu cả chân lại, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
-Thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
- Phải bé lại và lăn vào mẹ mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
à Biểu cảm trực tiếp
à Tình yêu mẹ mãnh liệt, niềm sung sướng hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
+ Thể hồi kí, lời văn chân thực, giàu chất trữ tình.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
+ Kết hợp kể, tả, bộc lộ cảm xúc. 
+ Nhiều hình ảnh so sánh gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm.
2. Nội dung:
* Ghi nhớ ( SGK)
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
B1: GV cho hs chơi trò chơi “Siêu trí nhớ” về hai văn bản: Tôi đi học và trong lòng mẹ
1. Gv chia nhóm, ổn định lớp
2. Khởi động trò chơi “Siêu trí nhớ”
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs chia nhóm
2. Hs theo dõi câu hỏi, thống nhất ý kiến trả lời.
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trả lời qua hình thức rung chuông xem ai nhanh hơn (Hoặc đồng loạt trả lời theo thứ tự A, B, C, D)
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chốt lại và yêu cầu học sinh thể hình dung về nhân vật mình ấn tượng và thể hiện bằng hình thức tự chọn (miêu tả bằng lời, vẽ, điêu khắc, rap (nếu hết thời gian thì yêu cầu về nhà)
Câu 1: Nhận định nào sau đầy nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
Câu 2: Qua văn bản “Trong lòng mẹ” tác giả đề cao điều gì?
Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Tình phụ tử.
Tình cảm gia đình.
Tình yêu quê hương.
Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng.
Câu 3: Tác phẩm “Tôi đi học” viết theo thể loại?
Truyện dài
Truyện ngắn
Truyện vưa
Tiểu thuyết.
Câu 4: Tác giả trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là:
Kim Lân.
Nguyên Hồng.
Thanh Tịnh.
Ngô Tất Tố.
Câu 5: Qua sự miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách:
Cùng bất nhân, tàn ác.
Cùng làm tay sai.
Cùng là nông dân.
Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ
1. Giáo viên cho học sinh xem đoạn trích phim “Tức nước vỡ bờ”
2. Chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa ngôn ngữ truyện và ngôn ngữ điện ảnh 
3. Chia sẻ với bạn bè
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs xem phin – cảm nhận
2. Hs chia sẻ 
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Hs trình bày câu trả lời.
2. Các nhóm theo dõi, đặt câu hỏi
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chốt lại nội dung.
- Học sinh xem đoạn trích phin “Tức nước vỡ bờ”.
Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa ngôn ngữ truyện và ngôn ngữ điện ảnh 
Câu 2. Chia sẻ với bạn bè những thông tin mình cảm nhận được
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG – SÁNG TẠO
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Theo em : Cuộc sống của con người trước 1945 như thế nào? Tại sao?
2. Cuộc sống của em hiện nay như thế nào? Tại sao
3. Vẽ sơ đồ Venn so sánh cuọc sống con người trước 1945 với cuộc sống của em.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Trả lời câu hỏi
2. Vẽ sơ đồ
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. HS trả lời trước lớp
2. HS thể hiện sơ đồ Venn
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét
Câu 1: Theo em Cuộc sống của con người trước 1945 như thế nào? Tại sao?
Câu 2: Cuộc sống của em hiện nay như thế nào? Tại sao
Câu 3: Vẽ sơ đồ Venn so sánh cuộc sống con người trước 1945 với cuộc sống của em. (vẽ vào vở bài học)
-Năng lực: tự chủ và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ.
-Kỹ năng: nhận biết, lắng nghe và theo dõi, giải quyết vấn đề, trả lời
Tập làm văn:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
NĂNG LỰC, KỸ NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Thao tác 1: Gv ổn định lớp và ôn tập bài cũ:
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra tác phong, chuẩn bị bài.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
1. Hs báo cáo sỉ số
2. Hs kiểm tra tác phong, bài chuẩn bị ở nhà.
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Cán bộ lớp (Lớp trưởng, Lớp phó, Cán sự bộ môn) báo cáo Giáo viên về các mục thông tin cần thiết.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét: 
Yêu cầu: Các thông tin báo cáo phải đầy đủ, chi tiết, trung thực và có hướng giải quyết với vấn đề phát sinh.
Ổn định trật tự, bàn ghế ngay ngắn, có kiểm soát.
Thao tác 2: Gv kiểm tra bài cũ
B1: GV giao nhiệm vụ
1. Văn bản “Tôi đi học” có bố cục gồm mấy phần? Nội dung của từng phần

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_5_buoc_tong_hop_tuan_1_den_tuan_20.docx