Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 31

Tuần 31 - Tiết 121

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.

- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.

- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.

- Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.

3. Thái độ: Có ý thức đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận.

 

docx 7 trang phuongnguyen 30/07/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 31
Tuần 31 - Tiết 121 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
- Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
3. Thái độ: Có ý thức đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò làm sáng tỏ luận điểm làm cho bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục 
Bài học hôm nay chúng ta cùng luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận.
HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ
Đ1. HDHS . CHUẨN BỊ:
- Gọi hs đọc đề bài sgk
-GV hướng dẫn hs lập dàn ý.
- Yêu cầu hs lạp dàn bài theo hướng dẫn.
Đề bài: “ Trang phục và văn hoá”
Hãy lập dàn ý chi tiết,Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội.
a. Mở bài:- Giới thiệu về trang phục hợp văn hoá.
b. Thân bài:
- Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp vói truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống .
- Tuy nhiên, cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không còn giản dị, lành mạnh như trước.
- Việc chạy theo mốt có nhiều tác hại
- Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ trở thành sành điệu.
- Vì vậy ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh mới là trang phục đẹp.
c. Kết bài:- Khẳng định trang phục gắn liền với văn hoá.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)-GV hướng dẫn hs phân tích đề.
(2) GV yêu cầu học sinh lựa chọn luận điểm sẽ đưa vào bài văn và sắp xếp cho hợp lí?
(3)Gọi hướng dẫn hs sắp xếp luận điểm.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn nghị luận..-Bài tập 4- SGK.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
1. Định hướng làm bài:
2. Xác lập luận điểm:
a-1: Gần đây...k còn giản dị lành mạnh như trước.
c-2:Các bạn lầm tưởng rằng...văn minh, sành điệu.
e-3: Việc ăn mặc phải phù hợp...và hoàn cảnh sống.
b- 4: Việc chạy theo các mốt...ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập...
Bổ sung: Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc của mình cho phù hợp, lành mạnh và đúng đắn.
→ Bỏ luận điểm d.
3. Sắp xếp luận điểm:
a-1; c-2; e-3; b- 4.
4. Vận dụng:
- Yếu tố tự sự và miêu tả làm cho luận cứ trong bài văn đc rõ ràng. Dùng làm luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
Xác định và vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
Yếu tố tự sự:
- Yếu tố miêu tả:
+ Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để mặc vào một chiếc áo phông.
   + Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường.
   + Lại có bạn quên cả việc học tập.
   + Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra bạn của lớp mình.
+ Trắng, loè loẹt, loằng ngoằng
   + Xé gấu và thủng gối
   + Dán mắt vào, đắm đuối.
   + Mái tóc đỏ hoe, đôi giày cao quá khổ, áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình, người gầy nhỏ, quần trắng ống rộng lùng thùng
LUẬN ĐIỂM: Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!
+ Nhớ lớp kịch "Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục" mà chúng ta mới học
   + Cái ông trưởng giả Giuốc-Đanh kia .đặt may lễ phục
+ Ông ta tưởng rằng hễ mặc được bộ lễ phục quý tộc là mình có ngay cái sang của nhà quý tộc.
+Ông Giuốc-Đanh đã tự mình biến thành trò cười
 + Ông ta cò bị đám thợ phu lột áo, quần
+ Hãnh diện ngẩng cao đầu
   + Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn
   + Bị lột cả áo ngắn, quần cộc
   + Giuốc-Đanh kia hăm hở
LUẬN ĐIỂM: Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người "văn minh", "sành điệu". Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự "sành điệu", "văn minh" ấy sẽ làm cho mình trở thành con người "thức thời" hơn, "hiện đại" hơn.
GV hướng dẫn hs viết đoạn văn nghị luận.:
+ Hình thức
+ Nội dung: luận điểm - triển khai ý.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
5. Viết đoạn văn nghị luận:
Tham khảo:
Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Bộ đồng phục áo dài truyền thống của các bạn nữ duyên dáng, thướt tha, kín đáo là thế vậy mà bây giờ ra sao ? các bạn may bằng thứ vải trong suốt, chỉ lót ở phần ngực còn phần hông mỏng tang chỉ một lớp vải. Chiếc quần áo dài ống rộng, ôm kín từ eo lưng xuống đã đc các bạn thay thế bằng chiếc quần ống túm may kiểu quần tây chật cứng lưng sệ. Lúc mặc, cả phần hông và eo phô ra, có bạn vcòn để lòi cat rốn sau lớp vải mỏng. đấy à trong giờ học. Còn trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá thì sao? Đơn cử như trong diễn văn nghệ vừa rồi . Các bạn nữ phô chân dài bằng những chiếc quần Sooc không thể ngắn hơn, mà người ta thường thấy trên bãi biển. Các bạn nam diện những chiếc áo phông với những màu sắc chói lóa, với những h/ả loè loẹt, với những hàng chữ nước ngoài nghiêng ngả,...Và các bạn cho rằng như thế là “văn minh”, “ sành điệu” chăng?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn một đề tài và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Vai trò của ước mơ
(2) Sức mạnh của lời động viên
(3) Lỗi lầm và sự tha thứ.
(4)Nói “ không” với ma túy
YÊU CẦU:
- Xác định yêu cầu của đề bài
- Xác định các luận điểm cần có để triển khai bài viết.
- Xác định những yếu tố tự sự, miêu tả có thể đưa vào bài viết.
-------------------
Tuần 31 - Tiết 122 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
- Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
3. Thái độ: Có ý thức đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Đề bài:Tuổi trẻ và tương lai đất nước
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Nêu yêu cầu chung khi thực hiện làm bài văn trên?
(2) Chuẩn bị dàn ý bà trình bày?
(3) Thực hành viết đoạn văn hoàn chỉnh gồm các đoạn văn. 
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Yêu cầu chung:
* Phương pháp. Kiểu bài: nghị luận . biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hình thành các luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
- Vận dụng các yếu tố miêu tả- tự sự- biểu cảm vào bài viết.
- Bài viết cần có đủ 3 phần,diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục.
2. Lập dàn ý :
3. Viết các đoạn văn nghị luận sử dụng miêu tả, biểu cảm, tự sự:
Dàn ý :
 a. Mở bài: Đặt vấn đề, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Có thể trích dẫn câu nói nổi tiếng về tuổi trẻ.
  b. Thân bài:
  - Khái niệm tuổi trẻ:
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Lứa tuổi được học hành, đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
   + Tuổi trẻ là những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời.
   - Nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi trẻ với đất nước:
   + Tuổi trẻ là lúc nhiều sức khỏe và thời gian nhất trong cuộc đời mỗi người.
   + Tuổi trẻ là tuổi có nhiều ước mơ, khát vọng và dám nghĩ dám làm.
   + Là tuổi có sức bật mạnh mẽ nhất.
   + Tuổi trẻ là tuổi cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.
   → Với những lợi thế trên, tuổi trẻ trở thành nguồn nhân lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển, cường thịnh.
- Nhiệm vụ của tuổi trẻ
   + Tuổi trẻ cần tập trung trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người có nhân cách, năng lực.
   + Xây dựng kế hoạch và mục tiêu sống kiên định.
   + Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải tập trung học tập.
   + Tích cực tham gia những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
   + Tránh xa các tệ nạn xã hội.
   + Đặt ra những mục tiêu và phương pháp học tập đúng đắn.
   + Kết hợp giữa học và thực hành để lý thuyết được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
   → Phát triển bản thân chính là phát triển sức mạnh của đất nước.
  c.Kết bài: Khẳng định rằng tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Xây dựng và bảo vệ đất nước là nhiệm vụ chung thiêng liêng của mỗi cá nhân trong quốc gia đó, vì vậy thế hệ trẻ cần tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức xứng đáng là công dân có ích cho xã hội.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Ôn luyện cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
- Đọc các bài tham khảo
- Xem các đề SGK. Chuẩn bị cho tiết viết bài hoàn chỉnh.
----------------
Tuần 31 - Tiết 123-124 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- HS Vận dụng kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự vào việc viết văn nghị luận một vấn đề xã hội hoặc môi trường gần gũi với các em.
2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng viết bài văn nghị luận có yếu tố biểu cảm tự sự và miêu tả.
- Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
3. Thái độ:hs ý thức học tập, có ý thức suy nghĩ độc lập khi làm bài, tự giác trung thực.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Đề bài/ hướng dẫn làm bài.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành, viết tích cực
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em đã đọc SGK. Hãy nêu một đề văn nghị luận mà em thấy tự tin nhất khi viết bài?
GV nhận xét, nêu yêu cầu tiết học.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP / VẬN DỤNG
Hoạt động1. Đề bài: 
 Văn học và tình thương
Hoạt động 2. Xây dựng dàn ý và biểu điểm:
1. Dàn ý
a.  Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: văn học và tình thương. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng xuất phát từ tình thương và làm lan tỏa, khơi gơi, thắp sáng tình thương.
 b. Thân bài:
* Giải thích:
 - Khái niệm về văn học: Văn học là những sáng tác nghệ thuật mà người sáng tác dùng ngôn từ để truyền tải tư tưởng, tình cảm của mình tới người đọc.
- Tình thương: là sự thương yêu, quan tâm, đồng cảm, chia sẻ giữa người với người
* Chứng minh:
- Văn học ca ngợi tình thương yêu của con người 
 + Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn dân tộc: Có nhiều tác phẩm gắn liền với tình yêu đất nước, sự tự hào dân tộc như: Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh ). Quê hương (Tế Hanh).
+ Văn học gắn liền với tình cảm gia đình, sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau: Tình cha con, tình mẫu tử, tình anh em, tình cảm vợ chồng, tình bà cháu đều được phản ánh trong các tác phẩm văn học ( Ca dao, Lão Hạc - Nam Cao, Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh, ...).
+ Tình cảm cộng đồng: Văn học phản ánh tình yêu thương giữa con người với con người với nhau: Ca dao, tục ngữ, Chiếc lá cuối cùng- O.Hen -ri, ...  
   → Như vậy văn học xuất phát từ tình thương, và mang tình thương truyền tải tới người đọc. Khơi dậy trong mỗi cá nhân những nguồn tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp.
  Kết bài: Khẳng định vai trò của văn học và tình thương đối với cuộc sống. Nhờ có tình thương con người sống với con người chan hòa, hạnh phúc hơn. Nhờ văn học đời sống tinh thần của con người phong phú, tình thương được nhen nhóm và lan tỏa.
- Văn học lên án các thế lực chà đạp lên quyền sống con người
+ Tố cáo tội ác của những kẻ bất nhân bất nghĩa: Truyện cổ tích, Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, Tắt đèn - Ngô Tất Tố.... 
2. Biểu điểm:
* Hình thức , diễn đạt : Bố cục đủ 3 phần, trình bày rõ ràng, sạch đẹp; diễn đạt mạch lạc.
- Đảm bảo các phương pháp nghị luận, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng. Lập luận chặt chẽ, lô gich. Dẫn chứng cụ thể, sinh động, toàn diện.
- Biết hình thành các đoạn văn nghị luận theo các cách đã học.
* Biểu điểm:
+. Thang điểm:
+ Bài đạt 9-10: Đủ các ý chính trên, văn viết lưu loát, có cảm xúc, đủ các yếu tố biểu đạt như yêu cầu; chữ sạch sẽ, trình bày đẹp, khoa học. Khuyến khích bài có sáng tạo, có cảm xúc.
 Sử dụng hiệu quả yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+ Bài đạt 7- 8 : đảm bảo dược những yêu cầu trên. Dẫn chứng cụ thể, sinh động . Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng.Trình bày sạch, mất 1 số lỗi chính tả.
Sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+ Bài đạt 5 - 6 : Nêu được cơ bản nội dung nghị luận song còn sơ sài. Diễn đạt còn lủng củng. Trình bày tương đối sạch sẽ.
 Sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm còn gượng ep, chưa hiệu quả..
+ Bài 3- 4 : Nội dung sơ sài,trình bày bẩn, diễn đạt lủng củng, mất lỗi chính tả.
+ Bài điểm 1-2: chưa xác định đúng yêu cầu đề bài, lạc kiểu văn bản.
Hoạt động 3. Viết bài
Hoạt động 4. HS : trình bày/ nhận xét/ cho điểm
- GV tổng hợp - nhận xét
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tiếp tục hoàn thiện baì tập trên
- Lập dàn ý đề còn lại trong SGK.
- Ôn tập chương trình kì 2.
--------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_31.docx