Trắc nghiệm Văn học 8 - Học kì 1

# Tóm tắt thật ngắn gọn văn bản “Tôi đi học”?

TL:

Tóm tắt thật ngắn gọn phải đảm bảo các ý sau:

- Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường.

- Tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trên sân trường.

- Tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe ông đốc gọi tên xếp hàng vào lớp.

- Tâm trạng của nhân vật tôi khi vào lớp đón nhận tiết học đầu tiên

 

doc 13 trang phuongnguyen 25/07/2022 6340
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Văn học 8 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Văn học 8 - Học kì 1

Trắc nghiệm Văn học 8 - Học kì 1
# Tóm tắt thật ngắn gọn văn bản “Tôi đi học”?
TL: 
Tóm tắt thật ngắn gọn phải đảm bảo các ý sau:
- Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường.
- Tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trên sân trường.	
- Tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe ông đốc gọi tên xếp hàng vào lớp.
- Tâm trạng của nhân vật tôi khi vào lớp đón nhận tiết học đầu tiên.
# Hãy tóm tắt thật ngắn gọn văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích- Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, sách Ngữ văn 8 tập 1)
TL: 
Khi tóm tắt phải đảm bảo các ý sau:
- Cuộc trò truyện của bà cô với bé Hồng, thấy được bản chất tàn nhẫn của bà cô và nỗi đau khổ đến tột cùng của Hồng khi cô nói xấu mẹ của mình.
- Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ của mình: Yêu thương, kính trọng, tin ở mẹ.
- Bé Hồng được gặp mẹ và ở trong lòng mẹ hưởng hạnh phúc mà bao lâu đã mất đi.
# Theo em cách kết thúc câu chuyện “cô bé bán diêm” có hậu hay không?
TL: 
- Tùy theo cảm nhận của mỗi người đẻ xác định có hậu hay không có hậu. Tuy nhiên nếu khách quan mà đánh giá thì cách kết thúc truyện vừa có hậu (em chết mà vẫn cười mãn nguyện sau những mộng tưởng đẹp), lại vừa không có hậu (Hiện thực là một cảnh thực thương tâm).
- Điều quan trọng là phải chỉ rõ điểm nào có hậu, điểm nào không có hậu, đồng thời phải thảo luận để thể hiện và bảo vệ ý kiến của mình.
# Tác giả của văn bản :"Đánh nhau với cối xay gió" là
TL: Xec-van-tet
# Em hãy lập bảng so sánh sự đối lập giữa hai nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan chô Pan-xa thể hiện trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” (kể cả phần chú thích) của Xéc-van-tét? Khi xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có những dụng ý gì?
TL: * Bảng so sánh cặp nhân vật đối lập:
* Tác giả xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có những dụng ý sau:
- Sử dụng đối lập tương phản để làm nổi bật các đặc điểm khác nhau của mỗi nhân vật.
- Cả hai nhân vật đều đối lập nhau một cách cực đoan. Từ đó rút ra bài học trong cuộc sống: Trong cuộc sống không nên hão huyền, cũng không nên quá thực dụng.
# Nếu được phép đặt lại tên cho tác phẩm, em sẽ chon nhan đề nào? Vì sao OHenri lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Chiếc lá cuối cùng”?
TL: - Việc chọn các nhan đề khác đặt tên cho tác phẩm này là tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên cũng phải bám sát vào chủ đề chính của tác phẩm để chọn tên cho phù hợp. VD: Nếu muốn đề cao nhân vật Bơ Men và tác phẩm nghệ thuật của cụ thì có thể đặt tên là: Kiệt tác Bơ- men.
- Để lí giải vì sao OHenri lại chon nhan đề chiếc lá cuối cùng ta chú ý đến ý nghĩ của hình ảnh chiếc lá, vị trí và giá trị của đối với các nhân vật đặc biệt là Giôn-xi.
# Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật tôi, hiện ra cụ thể như thế nào?-Hãy tìm các hình ảnh so sánh độc đáo về hình ảnh 2 cây phong? Qua những hình ảnh miêu tả và biện pháp tu từ so sánh ấy giúp em cảm nhận như thế nào về 2 cây phong?
TL: *Hai cây phong trong hồi ức tác giả:
- Khác hẳn với những loài cây khác 
 Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng
-Nghiêng ngả, thân cây lay động cành lá, 
-Tiếng rì rào, lời ca êm dịu:
 +Như tiếng thì thầm thiết tha.
 +Như sóng thuỷ triều.
 +Như đốm lửa vô tình.
 +Như tiếng thở dài thương tiếc. 
 +Như ngọn lửa cháy rừng rực
Bằng những hình ảnh miêu tả, so sánh, nhân vật “tôi”luôn hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi, hai con người với sức lực dẻo dai, dũng mãnh, với tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng của mình.
# Tìm nét tương đồng giữa các tác phẩm truyện kí việt Nam đã học?
TL: - Đều là các tác phẩm văn xuôi trước cách mạng.
- Viết về cuộc sống của những người dân đương thời.
- Có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. (GV phân tích đặc điểm của mỗi tác phẩm trên).
# Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”? 
TL: - Dạng đề: Nghị luận nhân vật văn học.
- Nội dung: Nhân vật chị Dậu.
- Giới hạn: Trích đoạn: “Tức nước vỡ bờ”.
Một số ý chính:
+ Chị Dậu là người yêu thương chồng tha thiết. (Dẫn chứng: Khi chồng vừa bị đánh trả về chị đã làm gì....)
+ Chị là người dịu dàng, biết nhẫn nhục, biết 
chịu đựng (Dẫn chứng cụ thể trong khi chị van xin cai lệ và người nhà lí trưởng...)
+ Chị Dậu là người sắc sảo thông minh, có sức phản kháng mạnh mẽ (Lấy dẫn chứng cụ thể trong đoạn trích...)
Chị mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tuy nghèo mà không hèn, dám đáu tranh chống cường quyền áp bức.
# Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
TL: Một số ý chính:
- Cuộc sống của Lão Hạc: Cô đơn, vất vả, đói nghèo và bất hạnh (Tìm các dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm)
- Lão là người luôn yêu thương con.......
- Giàu tình nặng nghĩa, vô cùng nhân hậu....
- Tự trọng, có ý thức cao về giá trị làm người.....
# Nét tương đồng giữa hai bài thơ?
TL: 
Tác giả:
Đều là nhà nho chí sĩ yêu nước, có tư tưởng tiến bộ trong sự nghiệp cứu nước, đều bị bắt giam trong tù.
Tác phẩm:
+ Cả hai bài thơ đều dược làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật, giọng hào sảng, lối nói khoa trương
+ Tinh thần yêu nước sắt son, phấn đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp cứu nước.
+ Xem thường mọi nguy nan, ung dung tự tại, kiên cường, bất khuất trước bạo tàn ngục tù.
# Em hình dung như thế nào về hình tượng người chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh qua bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?
TL: 
Gợi ý:
Phan Châu Trinh bị rơi vào cảnh tù đày ở Côn Lôn giữa biển khơi, phải làm công việc khổ sai nặng nhọc (đập đá) dãi dầu mưa nắng tháng ngày.
- Vượt lên khỏi cảnh ngộ ấy, người cách mạng hiện ra trong tư thế lẫm liệt, hiên ngang, tầm vóc lớn lao giữa trời đất.
- Hành động lớn lao, sự nghiệp cứu nước vĩ đại.
- Luôn làm chủ hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh.
# Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX bằng một văn bản ngắn.
TL: Gợi ý:
Trên cơ sở hai bài tập đã được làm HS nêu suy nghĩ của bản thân về người cách mạng Phan Bội Châu- Phan Châu Trinh.
VD:
MB: Giới thiệu khái quát về hai tác gải.
TB: - Lấy mỗi gợi ý bài tập một làm luận điểm.
 - Dùng những câu thơ tiêu biểu trong hai bài làm dẫn chứng, phân tích, cảm thụ dẫn chứng.
KB: Trình bày suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
# Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học là ai?
A. Người mẹ
A. Người thầy giáo
A. Ông Đốc
A. Nhân vật “tôi”
# Trong các câu văn sau (trích “Trong lòng mẹ” - Nguyên Hồng), câu nào có yếu tố biểu cảm?
A. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.	
A. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
A. Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
A. Cả 3 câu trên
# Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ.
A. Tình thương chồng vô bờ bến.
A. Muốn ra oai với cai lệ và người nhà lí trưởng.
A. Ý thức được sự cùng đường của mình.
# Văn bản “Tức nước vỡ bờ” kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
A. Ngôi thứ hai.
A. Ngôi thứ ba.
A. Cả 3 đều sai.
# Miêu tả hành động của tên cai lệ Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?
A. Danh từ
A. Động từ
A. Tính từ
A. Đại từ
# Trong tác phẩm “Lão Hạc”, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
A. Là một người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có rất nhiều phẩm chất cao quý.
A. Là người nông có thái độ sống vô cùng cao thượng.
A. Là người nông dân tiềm tàng khả năng phản kháng.
# Các văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” được sáng tác trong thời kì nào?
A. 1920- 1930.
A. 1945- 1954.
A. 1930- 1945.
A. 1954-1975.
# Giá trị của ba văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” là:
A. Giá trị nhân đạo.
A. Giá trị hiện thực.
A. Cả A và B đều đúng.
A. Cả A và B đều sai.
# Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện “Cô bé bán diêm”
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.
A. Gián tiếp nói lên bộ mặt xã hội nơi cô bé bán diêm sống đó là một cõi đời không có tình người.
A. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn với những em bé nghốo khổ.
A. Cả ba nội dung trên đều đúng.
# Nội dung của truyện “Cô bé bán diêm”:
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả đêm giao thừa.
A. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ, bất hạnh.
A. Cả A và B.
A. Cả A và B đều sai
# Trong truyện “Cô bé bán diêm”, hình ảnh nào không xuất hiện trong mộng tưởng của em bé?
A. Lò sưởi.
A. Người bà.
A. Cây thông nô-en.
A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
# Mộng tưởng “Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh” hiện ra sau lần quẹt diêm thứ mấy của em bé (trong truyện “Cô bé bán diêm”)?
A. Lần thứ nhất
A. Lần thứ hai
A. Lần thứ ba
A. Lần thứ tư
# Câu nói sau của Đôn-ki-hô-tê giúp em hiểu gì về con người lão? “... ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài”.
A. Đây là một người hoàn toàn không biết sợ một ai hay một thế lực nào.
A. Đôn-ki-hô-tê coi thường tất cả mọi sự đau đớn.
A. Đôn-ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.
A. Đôn-ki-hô-tê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt xan-chô pan-xa.
# Theo em, ước vọng của Đôn-Ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”là:
A. Chính đáng tốt đẹp.
A. Ngớ ngẩn và điên rồ.
A. Tầm thường xấu xa.
A. Không phù hợp với thời đại.
# Tác giả của đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” là người nước:
A. Bồ Đào Nha.
A. Tây Ban Nha.
A. Pháp.
A. Đức.
# Các nhân vật chính trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” làm nghề gì?
A. Nhạc sĩ
A. Bác sĩ
A. Nhà văn
A. Họa sĩ.
# Cụm từ “Chuyến đi xa xôi, bí ẩn” nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?
A. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.
A. Nghĩa bóng, chỉ sự ốm đau, 
A. Nghĩa bóng, chỉ cái chết.
A. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.
# Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là gì?
A. Là những cảm xúc của người viết.
A. Là diễn biến nội tâm của nhân vật.
A. Chủ yếu vẫn là các sự việc chính.
A. Là những suy nghĩ của nhân vật.
# Câu nói : “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plô” chứng tỏ:
A. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh
A. Giôn - xi yêu thích vịnh Na-plô.	
A. Giôn-xi đang bắt chuyện để Xiu khỏi lo lắng cho mình.
A. Cả A, B, C.
# Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”?
A. Sử dụng biện pháp tu từ .
A. Miêu tả tâm lý nhân vật .
A. Đảo ngược tình huống truyện.
A. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt.
# Hình ảnh hai cây phong trong văn bản “Hai cây phong” lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?
A. Hai người khổng lồ.
A. Những đốm lửa vô hình.
A. Những ngọn hải đăng đặt trên núi.
A. Làn sóng thủy triều vỗ vào bãi cát.
# Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn sau?
“Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền”
A. So sánh
A. ẩn dụ
A. Nhân hoá
A. Cả B và C
# Văn bản “Hai cây phong” trích từ tác phẩm nào?
A. Truyện ngắn “Cô bé bán diêm”
A. Truyện vừa “Người thầy đầu tiên”.
A. Truyện ngắn “Hai cây phong” 
A. Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”
# Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường?
A. Trong ni lông màu có nhiều chất độc hại
A. Tính không phân huỷ của pla-xtíc
A. Khi đốt ni-lông, trong khói có nhiều khí độc.
A. Chưa xử lý được rác thải ni-lông
# Văn bản “Bài toán dân số” của tác giả: 
A. Thu Hương
A. Nguyễn Khắc Viện
A. Lý Lan
A. Thái An
# Theo số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản “Bài toán dân số”, tỷ lệ sinh con của phụ nữ châu lục nào là lớn nhất?
A. Châu Âu
A. Châu Phi
A. Châu Á
A. Châu Mỹ
# Mục đích của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khi viết hai bài thơ này là gì?
A. Để thể hiện lòng yêu nước tha thiết.
A. Để thể hiện khát vọng độc lập, dân chủ.
A. Để nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
A. Cả ba nội dung trên.
# Hai bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
A. Tự do
A. Thất ngôn bát cú 
A. Ngụ ngôn
# Giọng điệu của hai câu thơ 
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
A. Hai câu thơ có chút tự trào, đùa tếu.
A. Hai câu thơ có chút ngậm ngùi thương cảm.
A. Hai câu thơ có chút mỉa mai chua chát.
A. Cả A, B, C đều sai.
# Bài thơ Hai chữ nước nhà được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt. 
A. Thất ngôn bát cú
A. Lục bát 
A. Song thất lục bát
# Nội dung chủ yếu của đoạn trích Hai chữ nước nhà là gì?
A. Nỗi đau mất nước
A. Ý chí phục thù cứu nước
A. Lòng yêu thiên nhiên 
A. Cả A, B đều đúng

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_van_hoc_8_hoc_ki_1.doc