Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-Kiến thức:

+ Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và có thể tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện việc làm cần thiết này.

+ Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.

– Tích hợp môi trường: vấn đề ni lông và rác thải.

-Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh một vấn đề khoa học, có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.

+ Tích hợp với phần tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

-Thái độ:

+ Giáo dục các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong sạch.

+ Có ý thức tuyên truyền với mọi người về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.

 

doc 10 trang phuongnguyen 29/07/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
Văn bản:
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
(Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Kiến thức:
+ Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và có thể tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện việc làm cần thiết này.
+ Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
– Tích hợp môi trường: vấn đề ni lông và rác thải.
-Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh một vấn đề khoa học, có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
+ Tích hợp với phần tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
-Thái độ:
+ Giáo dục các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong sạch.
+ Có ý thức tuyên truyền với mọi người về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
II. ĐỒ DÙNG – PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Học sinh: vở ghi, sách giáo khoa, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra quá trình chuẩn bị bài mới)
3. Bài mới: 
- GV cho học sinh xem một số bức tranh về “ô nhiễm môi trường”. Hỏi học sinh có suy nghĩ, cảm nhận gì về bức tranh đó. 
- GV vào bài: Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nóng bỏng trong đời sống hiện nay, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường phần lớn là do rác thải, một trong những loại rác thải gây ô nhiễm đó chính là bao bì ni lông. Vậy, việc sử dụng bao bì ni lông có ảnh hưởng như thế nào đối với con người và tác hại của nó là gì? Cô và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ tìm hiểu chung
*GV giới thiệu hoàn cảnh ra đời: Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000 là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, dưới sự chủ trì của bộ khoa học công nghệ Hà Nội, phát đi ngày 22/4/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc: 
+ Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
+ Ba câu cuối văn bản cần nhấn giọng thể hiện được lời kêu gọi.
- GV đọc mẫu 1 đoạn -> Gọi HS đọc tiếp.
– Giải thích những thuật ngữ khoa học: pla-xtic, ca-đi-mi, đi-ô-xin, giảm thiểu, giải pháp
GV giải thích thêm từ: ô nhiễm, khởi xướng.
Ô nhiễm là làm bẩn, nhiễm bẩn, gây hại. Khởi xướng là bắt đầu đề ra hoặc làm một việc gì đó.
 ? Qua việc tìm hiểu văn bản, cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
? Em có nhận xét gì về cách trình bày bố cục của văn bản? 
GV: Logic, chặt chẽ. Phần 1 tương ứng với phần mở bài: nêu lý do. Phần 2: Thân bài: giải quyết vấn đề, tác hại và giải pháp. Phần 3: phần kết bài: lời kêu gọi và kết thúc vấn đề.
? Từ việc tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết văn bản đề cập đến vấn đề gì? Đây là vấn đề như thế nào đối với xã hội hiện nay?
? Vậy thì, những văn bản đề cập đến vấn đề nóng bỏng, thiết thực, gần gũi trong xã hội hiện nay được gọi là kiểu văn bản gì? Nhắc lại kiểu văn bản nhật dụng. 
? Kể tên một số văn bản nhật dụng đã học?
GV: Văn bản nhật dụng sử dụng rất nhiều phương thức biểu đạt. Ở văn bản này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
Ngoài phương thức nghị luận văn bản còn sử dụng phương thức thuyết minh.
GV giới thiệu phương thức thuyết minh: là phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm cung cấp những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Cụ thể trong văn bản này, tác giả đã cho ta thấy được nguyên nhân, tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
-HS chú ý lắng nghe
-HS ghi chép bài
-HS đọc văn bản
- HS giải thích các thuật ngữ khoa học.
- Học sinh lắng nghe
- HS: chia làm 3 phần
+ Phần 1: Lí do ra đời bản thông điệp
+ Phần 2: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và các giải pháp.
+ phần 3: Lời kêu gọi bảo vệ trái đất.
-HS: bố cục logic, chặt chẽ.
- Bảo vệ môi trường
-Vấn đề gần gũi, nóng bỏng.
-HS: kiểu văn bản nhật dụng. Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi
-HS: Nghị luận 
-HS chú ý lắng nghe và ghi chép.
I. Tìm hiểu chung.
*Hoàn cảnh ra đời
- được soạn thảo trên mức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- phát đi 22/4/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất.
1. Đọc – chú thích
-Đọc
-Chú thích
2. Bố cục:( 3 phần)
+ Phần 1: “từ đầu ni lông”: Lí do ra đời bản thông điệp
+ Phần 2: “tiếpmôi trường”: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và các giải pháp.
+ phần 3: còn lại: Lời kêu gọi bảo vệ trái đất.
3. Kiểu văn bản: 
Văn bản nhật dụng
-Phương thức biểu đạt:
 Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
– Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
? Phần mở đầu thông báo cho ta biết những sự kiện nàò?
? Em biết gì về ngày trái đất?
GV giới thiệu cho học sinh về lịch sử ngày trái đất.
GV nói thêm: Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta, tất cả chúng ta đều phải có ý thức bảo vệ nó, tô điểm cho nói ngày càng đẹp hơn. Xuất phát từ nhận thức đó, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Mỹ đã đưa ra sáng kiến tổ chức ngày trái đất vào ngày 22/4 nhằm giáo dục tinh thần trách nhiệm với hành tinh xanh mà chúng ta đang sống. 
? Tại sao Việt Nam chọn chủ đề này để tham gia?
-GV cho học sinh xem phóng sự về thực trạng sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam.
GV: Đây là thực trạng sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam. Ở Việt Nam, bao bì ni lông được sử dụng với số lượng lớn, mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông. Điều đáng lo ngại là chúng chỉ được thu gom một phần nhỏ, phần lớn đang bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng.
Vậy phần mở đầu thông báo cho chúng ta hai sự kiện. Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự kiện đó?
*GV chuyển ý:
Nếu phần đầu tác giả đưa ra lí do của vấn đề thì phần 2 tác giả giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác hại và các giải pháp.
GV yêu cầu HS chú ý đoạn 2.
? Hãy cho biết nguyên nhân vì sao việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại cho môi trường? (Pla-xtíc là chất dẻo, gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp gồm các phần tử pô-li-me. Túi ni lông chủ yếu được sản xuất từ hạt pô-li-ê-ti-len và nhựa tái chế. Có đặc tính là không phân hủy, nếu ko bị thiêu đốt nó tồn tại từ 20 đến 500 năm.
? Khi đề cập đến tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, tác giả đề cập đến những phương diện nào? 
? Em hãy tìm những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường?
GV phân tích và chốt lại.
? Đối với con người thì sao? Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với con người là gì?
-GV phân tích và chốt lại.
? Qua đây em thấy việc sử dụng bao bì ni lông có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường và sức khỏe của con người?
? Ngoài tác hại trên, việc sử dụng bao bì ni lông còn có tác hại nào nữa?
-GV chiếu một số hình ảnh việc vứt bao bì ni lông còn làm mất đi mĩ quan của nhiều nơi.
? Vậy nhận thức của em như thế nào về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông trước và sau khi học bài này?
GV: trước những tác hại nghiêm trọng như vậy, chúng ta cần có những giải pháp gì để hạn chế tác hại đó.
? Trước thực trạng như vậy, tác giả đã đưa ra những giải pháp nào?
?Ngoài các giải pháp trên theo em còn giải pháp nào khác không?
GV giới thiệu 3 giải pháp: đốt, chôn lấp, tái chế.
? Theo em 3 giải pháp này có thực hiện được không? Vì sao?
? Vậy bốn giải pháp trong sách giáo khoa đưa ra có khả thi không? Vì sao?
? Em có biết hiện nay trên thế giới có quốc gia nào tìm ra được giải pháp hữu hiệu đối với việc sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt con người?(các nước phát triển, Đài Loan, Brunây..)
? Liên hệ bản thân em và gia đình đã thực hiện giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?
? Theo em bao bì ni lông có nhiều tác hại như vậy, tại sao mọi người vẫn sản xuất và sử dụng? (Thảo luận nhóm đôi - 2 phút).
-GV yêu cầu các nhóm trình bày.
GV chốt: Do tính chất tiện lợi, giá thành rẻ, chi phí sản xuất bao bì ni lông rẻ hơn so với việc sản xuất các túi đựng bằng chất liệu khác.
*GV chuyển ý:
Trước những thực trạng trên, văn bản đã đưa ra những nhiệm vụ và hành động cụ thể nào?
GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối.
? Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng kiểu câu gì?
? Sử dụng kiểu câu này nhằm mục đích gì?
?Vậy nhiệm vụ và hành động cụ thể là gì?
GV: Điệp từ “hãy” được lặp lại càng nhấn mạnh hơn nhiệm vụ bảo vệ trái đất và hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
? Em có nhận xét gì về cách trình bày câu cuối? tại sao tác giả lại viết chữ in?
GV chốt: Ba câu văn ở đoạn kết với giọng điệu mạnh mẽ vang ngân như một lời kêu gọi động viên, khích lệ hãy bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất bằng hành động thiết thực. Nhiệm vụ thì vô cùng thiêng liêng, vĩ đại nhưng nó lại khởi nguồn từ những hành động nhỏ bé cụ thể nhất của chúng ta trong cuộc sống. Đó không chỉ là việc làm liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến sự sống của bao thế hệ con người, của toàn bộ sinh vật trên trái đất.
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ tổng kết
? Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
? Học xong văn bản em hiểu biết thêm điều gì?
GV cho hs đọc ghi nhớ: SGK
? Qua bài học ngày hôm nay, em sẽ làm gì để thông tin trên đi vào đời sống, biến thành những hành động cụ thể?
? Em có biết những việc làm nào? phong trào nào nhằm bảo vệ môi trường ở nước ta và ở địa phương em.
– HS đọc lại phần1.
-22/4: là ngày trái đất.
-Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề 
-Ngày trái đất là ngày mà khắp mọi nơi trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe.
-HS: đây là vấn đề gần gũi với đời sống con người.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS: đưa ra số liệu cụ thể, thông báo trực tiếp, ngắn gọn.
-HS chú ý đoạn 2
-HS: do đặc tính không phân hủy của pla-xtích.
-HS: 2 phương diện (môi trường và sức khỏe con người)
-HS: xói mòn, ngập lụt, muỗi phát sinh, làm chết sinh vật.
-HS: Ô nhiễm thực phẩm, gây hại cho não, ung thư, dị tật bẩm sinh.
-HS:ảnh hưởng
nghiêm trọng 
-Làm mất vẻ đẹp mĩ quan.
-HS quan sát.
-HS suy nghĩ trả lời
-HS: 4 giải pháp
-HS suy nghĩ
-không thực hiện được vì có nhiều hệ lụy kèm theo.
-HS: khả thi, vì nó thân thiện với con người.
-HS suy nghĩ trả lời.
HS: suy nghĩ.
-HS:thảo luận nhóm đôi.
-Các nhóm trình bày.
-HS đọc đoạn cuối
-HS: câu cầu khiến
-HS: yêu cầu, đề nghị.
-HS: 
+ nhiệm vụ: bảo vệ trái đất
+ Hành động: một ngày không dùng bao bì ni lông.
-HS: trình bày trang trọng, thể hiện tầm quan trọng của hành động.
-HS chú ý lắng nghe và ghi chép.
-HS trả lời: bố cục chặt chẽ, logic, câu văn ngắn gọn.
-HS: hiểu được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và hạn chế sử dụng chúng.
- HS: làm tuyên truyền viên tích cực, cùng bạn thu gom rác
-HS: phong trào sinh viên tình nguyện
II. Tìm hiểu văn bản
1.Lí do ra đời bản thông điệp
- Ngày 22/4: là ngày trái đất.
- Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề “một ngày không dùng dùng bao bì ni lông.
=>Đây là vấn đề gần gũi, bức thiết, có vai trò quan trọng tới cuộc sống con người.
2. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và các giải pháp.
-Nguyên nhân: Do đặc tính không phân hủy của pha-xtíc.
a.Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
-Đối với môi trường: xói mòn, ngập lụt, muỗi phát sinh, làm chết sinh vật.
-Đối với con người: Ô nhiễm thực phẩm, gây hại cho não, ung thư, dị tật bẩm sinh.
=>Ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người.
b.Các giải pháp
- Giặt phơi khô để dùng lại
- Chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
- Sử dụng các loại khác: giấy, lá.
-Tuyên truyền vận động hạn chế sử dụng.
3. Lời kêu gọi bảo vệ trái đất.
-Nhiệm vụ: bảo vệ trái đất.
-Hành động: “một ngày không dùng bao bì ni lông”.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, logic.
- Giải thích đơn giản, ngắn gọn, sáng tỏ.
- Ngôn ngữ sáng rõ, chính xác, thuyết phục.
2. Nội dung
- Tác hại của việc dùng bao ni lông, lợi ích của việc hạn chế dùng chúng.
-Hạn chế sử dụng bao bì ni lông là một hành động tích cực để góp phần bảo vệ môi trường trong sạch của trái đât.
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố bài học
– Chủ đề của Ngày Trái Đất là gì?
– Học trong văn bản em tiếp nhận được điều gì?
5. Giao nhiệm vụ về nhà:
– Học bài.
– Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải làm ô nhiểm môi trường.
– Chuẩn bị bài mới: “Nói giảm, nói tránh”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_van_ban_thong_tin_ve_ngay_trai_dat_nam_200.doc
  • pptxTHONG TIN VE NGAY TRAI DAT NAM 2000.pptx
  • mp4THUC TRANG SU DUNG BAO BI NI LONG.mp4