Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 11 - Năm 2020-2021

Hoạt động 3: Luyện tập.

- Mục tiêu: củng cố kiến thức toàn bài.

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.

- Hình thức: cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Giải quyết vấn đề

 + Chăm chỉ

- Thời gian: 5 phút

* Tích hợp với môi trường: ý thức, thái độ bản thân trong việc bảo vệ môi trường.

? Qua văn bản nhật dụng này, em nắm bắt được những hiểu biết mới mẻ nào?

( Gợi ý: - Tác hại của việc dùng bao bì ni lông, lợi ích của việc giảm bớt dùng chúng.

 - Hạn chế sử dụng để bảo vệ môi trường trong sạch.

 ? Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào cuộc sống?

 ? Kể những việc làm bảo vệ môi trường khác?

( Gợi ý: - Phong trào trồng cây gây rừng

- Phong trào xanh, sạch, đẹp.

 

doc 12 trang phuongnguyen 29/07/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 11 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 11 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 11 - Năm 2020-2021
Soạn: 8/11/2020- Dạy: /11/2020
Tuần 11- Tiết 41- Văn bản : 
 THÔNG TIN NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000( tiếp)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Hãy nêu những tiện lợi của việc sử dụng bao bì ni lông?
( Dự kiến: Bao bì ni lông rất nhẹ, rất dai, vừa rẻ, giữ được cả nước. Bao bì ni lông trong suốt đẻ khi mua hàng, người mua có thể dễ dàng quan sát hàng hoá mà không cần mở ra xem. Nó lại có màu để che kín hàng hoá nếu không cần phô trương. Sản xuất bao bì ni lông so với bao bì giấy tiết kiệm được 40% năng lượng...
 Dùng bao ni lông có nhiều cái lợi như trên nhưng lợi bất cập hại.
? Vậy cái hại của bao bì ni lông được trình bày trong VB là gì?
( Gv dùng bảng phụ)
? Em hãy trình bày thêm một số tác hại khác của việc sử dụng bao bì ni lông?
 ( GV: Ngoài tác hại trên, khi chế tạo bao bì ni lông, đặc biệt là ni lông màu, người ta còn đưa vào các chất liệu phụ gia khác, trong đó có những chất độc hại như chì, ca-đi-mi có thể gây ra những bệnh hết sức hiểm nghèo: gây tác hại cho não là nguyên nhân gây ung thư phổi).
? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông của tác giả?
- Liệt kê?
- Phân tích?
- Kết hợp liệt kê và phân tích?
? Hiện nay em biết có những biện pháp nào xử lí rác thải ni lông? nêu hạn chế của từng biện pháp?
 Cái hại nào là cơ bản nhất? Vì sao?
- Giáo viên lấy ví dụ: hàng năm có hàng triệu con chim, thú biển chết do nuốt phải, tết 2003 (23/12) nhiều người vứt túi ni lông xuống hồ Gươm khi thả cá chép.
? Bản thông điệp đã đưa ra những giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?
? Theo em biện pháp nào có hiệu quả nhất?
? Khi đọc những thông tin này, bản thân em thấy mình cần phải làm gì?
* GDMT: Mỗi hs chúng ta cần phải bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày, không vứt bao ni lông bừa bãi, hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, nếu cần phải sử dụng thì tận dụng giặt phơi khô dùng lại...)
- Theo dõi phần KB cho biết: có mấy kiến nghị được nêu ra?
? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành động cụ thể nêu sau?
? Nhận xét cách sử dụng câu và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần văn bản? Ý nghĩa của nó?
? Hãy chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật của Vb?
? Nêu khái quát nội dung Vb?
HS bộc lộ
TL cá nhân 
HS bộc lộ.
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân 
Hs bộc lộ.
HS bộc lộ.
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân 
TL cá nhân 
I- Đọc và tìm hiểu chung.
II- Phân tích.
1- Thông báo về ngày Trái Đất.
2- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và một số giải pháp.
a- Tác hại: 
- Do đặc tính không phân huỷ của nhựa pla-xtíc từ đó gây ra hàng loạt tác hại khác: 
+ Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật dẫn đến xói mòn ở các vùng đồi núi.
+ Làm tắc các đường dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị.
+ Muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh, làm chết các sinh vật nuốt phải.
 + Ô nhiễm TP, gây bệnh cho não, phổi...
 + Khí độc thải ra gây ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu; giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng miễn dịch, gây ung thư, dị tật cho trẻ sơ sinh...
-> Kết hợp liệt kê các tác hại của việc dùng bao bì ni lông; phân tích cơ sở thực tế và KH của những tác hại đó.
- Biện pháp xử lí:
 + Chôn lấp: gặp rất nhiều bất tiện, nó không phân huỷ được, đồng thời ngăn cản quá trình phân huỷ các loại rác thải khác, mất nhiều diện tích đất đai canh tác.
 + Đốt: có thể làm phát sinh các hiện tượng cực kì nguy hiểm.( dc SGV tr107).
 + Tái chế : cũng có nhiều khó khăn( dc tr108- sgv).
-> Việc xử lí bao bì ni lông là một vấn đề hết sức nan giải.
b- Một số giải pháp: 4 giải pháp.
- Thay đổi thói quen sử dụng và giảm thiểu chất thải ni lông .
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Sử dụng túi đựng không phải bằng bao bì ni lông( thay bằng các chất liệu khác).
- Thông tin tuyên truyền, tìm giải pháp hạn chế tác hại của bao bì ni lông.
3- Những kiến nghị :
- 2 kiến nghị:
+ Nhiệm vụ to lớn là bảo vệ Trái Đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
+ Hành động cụ thể: 1 ngày không dùng bao bì ni lông.
-> Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài
 Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là trước mắt.
-> + Sử dụng kiểu câu cầu khiến: " Hãy cùng nhau...," " Hãy bảo vệ...", " Hãy cùng nhau hành động..."
 + Điệp từ ''hãy". 
Ý nghĩa khuyên bảo, đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông để bảo vệ giữ gìn sự trong sạch của môi trường Trái Đất. 
III- Tổng kết: 
1- Nghệ thuật. 
- Bố cục chặt chẽ
+ MB: tóm tắt lịch sử ra đời, tôn chỉ, quá trình hoạt động của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, lí do VN chọn chủ đề ''1 ngày...''
+ TB: đoạn 1- nguyên nhân cơ bản hệ quả
đoạn 2- liên kết đoạn trong quan hệ từ ''vì vậy''
+ KB: Dùng 3 từ hãy ứng với 3 ý trong MB
- Điệp từ, câu cầu khiến..
- Sử dụng biện pháp liệt kê, phân tích, ngôn ngữ chính xác tăng tính thuyết phục.
2- Nội dung.
- Văn bản là lời kêu gọi bằng hình thức trang trọng qua giải thích, chứng minh và gợi ra những việc cần làm ngay để bảo vệ môi trường.
về việc: Một ngày không dùng bao ni lông?
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề
 + Chăm chỉ
- Thời gian: 5 phút
* Tích hợp với môi trường: ý thức, thái độ bản thân trong việc bảo vệ môi trường.
? Qua văn bản nhật dụng này, em nắm bắt được những hiểu biết mới mẻ nào?
( Gợi ý: - Tác hại của việc dùng bao bì ni lông, lợi ích của việc giảm bớt dùng chúng.
 - Hạn chế sử dụng để bảo vệ môi trường trong sạch.
	? Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào cuộc sống?
	? Kể những việc làm bảo vệ môi trường khác?
( Gợi ý: - Phong trào trồng cây gây rừng
Phong trào xanh, sạch, đẹp...
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết đoạn văn về đề tài môi trường.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: Cộng đồng.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề
 + Chăm chỉ
? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong VB : Thông tin ngày trái đất năm 2000?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Học và nắm chắc nội dung tư tưởng của văn bản.
- Luyện đọc, tìm hiểu các thông tin về ngày trái đất.
- Chuẩn bị: Đọc, soạn bài Ôn dịch thuốc lá
Soạn: 8/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020
Tiết 42- Tiếng Việt: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ này.
2- Kĩ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
3- Thái độ:
Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc bài.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Phẩm chất: Yêu nước qua việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị.
1- Giáo viên: Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, giáo án, sgk, sgv.
2- Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ văn sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi vào bài mới 
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ
- Thời gian: 5 phút
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
	? Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá?	
* Khởi động vào bài mới :
? So sánh hai cách nói sau và rút ra nhận xét: Cách nói nào tế nhị, nhẹ nhàng hơn?
Gv chiếu.
HS nhận xét.
 GV chuyển dẫn vào bài: Cách nói tế nhị nhẹ nhàng đó chính là một khía cạnh của phép tu từ nói giảm nói tránh. Vậy để giúp các em hiểu được nói giảm nói tránh là gì và tác dụng của phép nói giảm nói tránh  cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được nói giảm nói tránh và tác dụng.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 20 phút
- Y/c HS đọc ví dụ 	
 Tổ chức hoạt động nhóm : 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Chia nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư kí.
 + Chiếu câu hỏi thảo luận nhóm ( phiếu học tập) để chuyển giao nhiệm vụ tới HS:
Câu hỏi số 1: Những từ in đậm trong các đoạn trích ở ví dụ 1 có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
 Câu hỏi số 2: Vì sao trong câu văn ở ví dụ 2 tác giả dùng ''bầu sữa'' mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
 Câu hỏi số 3: So sánh 2 cách nói trong ví dụ 3, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe?
- Bước 2: Tiến hành thảo luận.
 + GV quan sát, giúp đỡ HS.
 + Bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
 + Dẫn dắt chuyển sang kết luận: 
Những cách nói trên có cách nói tránh đi từ “ chết” để giảm đi sự đau buồn; có cách nói tránh đi từ bầu sữa để tránh thô tục, thiếu lịch sự; có cách nói bằng cách phủ định điều ngược lại để tránh sự nặng nề, đảm bảo sự tế nhị. Những cách nói đó được gọi là nói giảm nói tránh.
? Vậy thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh?
? Hãy lấy ví dụ về cách nói giảm nói tránh để tránh cảm giác quá đau buồn.
? Hãy lấy ví dụ về cách nói giảm nói tránh để tránh cảm giác ghê sợ, nặng nề
? Hãy lấy ví dụ về cách nói giảm nói tránh để đảm bảo sự tế nhị, lịch sự.
( GV lưu ý: Việc sử dụng nói giảm nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp phải lên án những thói hư tật xấu, những hiện tượng tiêu cực xung quanh ta,...thì không nhất thiết phải sử dụng. VD học sinh tái phạm quá nhiều lần một loại lỗi hay mắc, đứa con được cha mẹ nhắc nhở dạy dỗ cẩn thận vẫn không nghe lời, người thường xuyên muộn giờ,... )
HS đọc
- Tạo nhóm
- Làm việc cá nhân: 2’.
- Thảo luận nhóm: 3’ 	
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1- Tìm hiểu ví dụ.
* Ví dụ 1: SGK. 
- Các từ ngữ: 
 +" đi gặp cụ Các-mácđàn anh khác".
 + " đi".	
 + " chẳng còn".
-> Cả 3 ví dụ đều có nghĩa là chết. 
- Mục đích: để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn.
* Ví dụ 2:
- Tác giả dùng từ ''bầu sữa'' mà không dùng một từ khác cùng nghĩa mục đích để tránh thô tục, đảm bảo lịch sự.
* Ví dụ 3:
- Con dạo này lười lắm. ( Thẳng thắn, có vẻ không bằng lòng).
- Con dạo này có vẻ không được chăm chỉ lắm.
 ( Nói tế nhị, có ý động viên đối với người nghe).
-> Cách nói thứ hai nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
2- Kết luận.
- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
- Tác dụng: 
 + Tránh gây cảm giác quá đau buồn.
 + Tránh cảm giác ghê sợ, nặng nề.
 + Tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD 1:+ ''Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ...''
 + ''Bà về năm đói làng treo lưới''(T. Hữu).
 + Bác đã lên đường theo tổ tiên.
 + Cụ đã quy tiên( khuất núi).
VD 2:+ Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa?
 + Bác sĩ đang phẫu thuật tử thi để kết luận về nguyên nhân của cái chết.
 VD 3: + Khuya rồi mời bác đi nghỉ ạ.
 + Nó là đứa trẻ khiếm thính.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức bằng hình thức thực hành làm bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân, nhóm đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút
- Y/c HS đọc bài tập
- Hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
- Bổ sung, chốt kiến thức.
 - HS đọc yêu cầu bài tập 1,2,3 .
- Làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập. 
Bài 1:
a- đi nghỉ
b- chia tay nhau
c- khiếm thị
d- có tuổi
e- đi bước nữa
Bài 2:
- Các câu có sử dụng nói giảm, nói tránh là: a2, b2, c1, d1, e2.
Bài 3:
VD: Chị xấu quá chị ấy chưa xinh
(xấu đối lập với xinh; dùng từ chưa)
Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ.
Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm.
* Củng cố:
- Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
- Chơi trò chơi: Đi tìm ngôi sao may mắn.
 + Luật chơi: có hai đội chơi, mỗi đội gồm 3 bạn.
 + Công việc là tìm trong 8 ngôi sao những món quà: Có thể là điểm 10, có thể là một món quà tặng do cô giáo tặng. 
 + Nhiệm vụ của mỗi đội là chọn ngôi sao mà mình thích, trả lời được câu hỏi thì tiếp tục giành quyền trả lời tiếp. Nếu trong thời gian 3 giây mà chưa đưa được ra câu trả lời thì quyền trả lời thuộc về đội bạn. 
 + Trường hợp chọn ngôi sao được quà tặng sẽ được tặng ngay một món quà, ngôi sao điểm mười sẽ tặng ngay điểm mười cho cả nhóm. Khi đó vẫn tiếp tục được quyền lựa chọn tiếp các ngôi sao tới khi nào không trả lời được mới mất quyền lựa chọn. 
 + Để được quyền trả lời trước, hai đội sẽ oản xem đội nào thắng thì sẽ được lựa chọn.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về nói giảm nói tránh để viết đoạn văn theo yêu cầu.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ
 ? Viết một đoạn văn ngăn khoảng 10 câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Tìm trong thơ văn những câu thơ, văn có sử dựng cách nói giảm nói tránh
- Nắm chắc các cách nói giảm nói tránh, và tác dụng của nó. 
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Câu ghép.
.....................................................................................................................................................................
Soạn: 8/11/2020- Dạy: /11/2020.
Tiết 43+ 44- Tập làm văn: LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức:
- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong VB tự sự.
- Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
2- Kĩ năng: 
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Rèn luyện tốt kĩ năng nói trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
3- Thái độ:
- Có thái độ học và nắm bài nghiêm túc.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị.
1- Thầy: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lập dàn ý và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2- Trò : Lập dàn ý và tập nói các đề theo hướng dẫn.
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối với bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm mấy phần, nêu nội dung của từng phần?
* Khởi động: Mời 1 HS lên hát 1 bài.
	? Theo em để thành công trong việc biểu diễn một bài hát cần có những yếu tố nào?
- GV dẫn vào bài: Hát cũng như nói cần chủ động, tự tin mới có thể mang lại thành công. Bài hôm nay nhằm giúp các em có khả năng nói tự tin trước nhiều người.
Hoạt động 2: Luyện nói.
- Mục tiêu: Tái hiện kiến thức về văn Tự sự. 
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL và PC hướng tới:
 + NL: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
- Thời gian: 15’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Tác dụng của ngôi kể thứ nhất?
? Thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Tác dụng của kể theo ngôi thứ ba?
? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tác phẩm (đoạn trích) đã học?
? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể ?
? Đọc đoạn trích và kể lại theo lời của chị Dậu?
? Muốn kể đoạn văn trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì?
Từ xưng hô?
Lời dẫn thoại?
Chuyển lời thoại thành lời kể, chi tiết miêu tả, lời biểu cảm ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Chuẩn bị .
1- Ôn tập về ngôi kể.
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện.
- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
 + Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu
 + Ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá...
- Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người ( Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà)...
2- Chuẩn bị luyện nói.
- Khi kể đoạn trích Tức nước vỡ bờ theo ngôi thứ nhất, cần thay đổi ngôi kể cho phù hợp:
 + Từ xưng hô phải chuyển thành ngôi thứ nhất( xưng tôi).
 + Lời thoại trực tiếp phải chuyển thành lời kể gián tiếp.
 + Lựa chọn chi tiết miêu tả và lời văn biểu cảm cho sát hợp với ngôi thứ nhất.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Luyện nói trên lớp, rèn kĩ năng thuyết trình trước đông người.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, học hợp đồng
- Hình thức: cá nhân.
- NL và phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày, giao tiếp ngôn ngữ.
 + Có trách nhiệm.
- TG: tiết 1: 25 phút. Tiết 2: 40 phút.
 Hoạt động nhóm: 5’
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ: 
 + Cả lớp chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 2 bàn. 
 + Nhiệm vụ: Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích theo yêu cầu: Kể theo ngôi thứ nhất; kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ; kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Thực hiện nhiệm vụ:
 + GV quan sát, giúp đỡ khi cần.
 + Nhận xét:
 Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm; về kĩ thuật nói: sử dụng đúng ngôi kể, nói rõ ràng, diễn đạt tốt thái độ tình cảm, ngữ điệu ... của nhân vật và người kể; tác phong của người kể: bình tĩnh...phân biệt lời thoại với lời người kể...
 + Đánh giá, cho điểm, khuyến khích, động viên. 
- Tạo nhóm
- Hoạt động cá nhân: 2 phút, HS đọc lại bài đã chuẩn bị ở nhà.
- Hoạt động nhóm: 5 phút, HS luyện nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
II- Luyện nói.
 Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
VD: Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ và van xin rằng nhà tôi vừa mới tỉnh xin hắn tha cho. Tưởng rằng những lời tha thiết van xin của tôi và tình cảnh chồng tôi lề bề lệt bệt sống dở, chết dở thì hắn sẽ thương tình mà nương nhẹ. Thật không ngờ, cùng với những tiếng ''Tha này! Tha này!'' là mấy cái bịch liên tiếp của hắn vào ngực tôi và hành động sấn xổ vào chồng tôi mà trói. Lúc ấy hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: ''Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!''.
 Hắn tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi cứ nhảy vào cạnh chồng tôi mà trói.
 Lửa căm thù đã ngùn ngụt cháy, tôi nghiến chặt hai hàm răng, thách thức: ''Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !''
 Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với với sức xô của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi...
* Củng cố.
	? Hãy nêu tác dụng của ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về Tự sự để viết đoạn văn theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Hãy viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố yếu tố miêu tả, biểu cảm kể về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.	
- Ôn lại kiểu văn TS + MT và BC.
- Chuẩn bị : Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.
_____________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_11_nam_2020_2021.doc