Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 26

Tuần 26 - Tiết 101

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. HÀNH ĐỘNG NÓI

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nói cũng là một thứ hành động, khái niệm hành động nói. Các kiểu hành động nói thường gặp.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp . Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp

3. Thái độ: Giáo dục cho học ý thức sử dụng hành động nói trong nói, viết sao cho phù hợp; gd ý thức học tập.

4.Phát triển năng lực:

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Hình ảnh.

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .

- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề.

 

docx 13 trang phuongnguyen 30/07/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 26
Tuần 26 - Tiết 101 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
HÀNH ĐỘNG NÓI
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nói cũng là một thứ hành động, khái niệm hành động nói. Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp . Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp
3. Thái độ: Giáo dục cho học ý thức sử dụng hành động nói trong nói, viết sao cho phù hợp; gd ý thức học tập.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Hình ảnh...
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 (2) (3)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Gọi tên hoạt động trong mỗi hình ảnh trên bằng một câu văn?
(2) Muốn bạn mở cửa sổ lớp sẽ nói như thế nào?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
(1) Các bạn học sinh trồng cây xanh.
(2) Trận bóng đang diễn ra rất sôi động.
(3) Các bạn đang học nhóm.
=> Hành động
- Bạn có thấy gió hơi lạnh không?
=> Hành động thực hiện mục đích đề nghị bạn mở cửa => Hành động nói
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Hành động nói là gì ?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)  Qua ví dụ em hiểu Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
(2)Lí Thông có đạt được mục đích của mình không,chi tiết nào nói lên điều đó?
(3) H: Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì ? Việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
(4) Qua VD em rút ra nhận xét gì? qua đó em hiểu hành động nói là gì ?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
1. Ví dụ:
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK tr62
2. Nhận xét:
- ''Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy chốn ngay đi''=>  Lí Thông nói với Thạch Sanh để nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi.
- Thach Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.=>  Lí Thông đã đạt được mục đích
- Bằng lời nói.
- Việc làm của Lí Thông là 1 hành động vì nó là một việc làm có mục đích.
=>HĐ nói là một hđ thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
3. Kết luận
- Ghi nhớ SGK.
II. Một số hành động nói thường gặp
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích(I) cho biết mục đích của mỗi hành động ?
(2) chỉ ra hành động nói trong đoạn trích và cho biết much đích của mỗi hành động?
(3) Qua các vd bài tập em hãy liệt kê các hành động nói? có bao nhiêu hành động nói?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
 1. Ví dụ
2. Nhận xét
-I.1
+ Câu(1) Con trănđã lâu (T bầy)
(2) Nay emtội chết (đe dọa)
(3) Thôiđi ngay (cầu khiến)
(4) Chuyện .anh lo (hứa hẹn)
- II.2
+ Lời cái Tí: để hỏi; để bộc lộ cảm xúc.
+ Lời chị Dậu: tuyên bố hoặc báo tin.
=> Các hđ nói: Trình bày, đe dọa, thách thức, cầu khiến, hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc...
3. Kết luận
Ghi nhớ trong SGK.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
- GV trình chiếu bài tập - HS làm bằng cách ghi đáp án ra giấy nháp :
Câu 1: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?
	A. Nét mặt       B. Điệu bộ        C. Cử chỉ D. Ngôn từ
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 2 đến câu 4 :
Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.
- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.
Chị Chiến đứng sau Việt, thở :
- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành 
Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :
- (3) Hai em là chị em ruột ?
 (Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
Câu 2: Trong đoạn trích trên, các câu nói được đánh số (1) và (2) thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?
A. Đúng     	 B. Sai
Hiển thị đáp án
Câu 3: Câu nói số (1) và (2) thể hiện hành động cụ thể nào của người nói ?
A. Khuyên bảo	      B. Đề nghị 	    C. Xúi giục	D. Van xin
Câu 4: Mục đích nói của câu số (3) là gì ?
A. Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.
B. Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.
C. Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.
D.Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.
CÂU
1
2
3
4
ĐÁP ÁN
D
A
B
C
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở 1 câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung. 
- Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Gọi học sinh đọc bài tập 2
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Chỉ ra cách hành động nói và mục đích của mỗi hành độn nói trong những đoạn trích đã cho.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Bài tập 1
- Học sinh đọc bài tập 1
- Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ họ tập ''Binh thư yếu lược'' do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ.
2. Bài tập 2
 Bác trai rồi chứ → hỏi
- cảm ơn ..như thường → bộc lộ cảm xúc
- Nhưng ..mệt lắm → Trình bầy
- Này ..thì chốn → c.khiến
- Chứ ..khổ → bộc lộ cảm xúc
- Vâng ..như cụ → trình bày
- Nhưng húp cái đã.. còn gì → T.bầy
- Thế thì rồi đấy → cầu khiến, thông báo.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Nắm vững khái niệm hành động nói, các kiểu hành động nói thường gặp.
(2)Xem trước tiết ''Hành động nói'' (tiếp)
-----------------------
Tuần 26 - Tiết 102 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
HÀNH ĐỘNG NÓI
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định. HS củng cố lại KN về hành động nói, hs biết cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2. Kĩ năng- HS biết sử dụng các kiểu câu để thực hiện các hành động nói phù hợp.
3. Thái độ- GD HS biết sử dụng hành động nói phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Học sinh hiểu nói cũng là một thứ hành động.
- Luyện tập thực hiện hành động nói.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Phiếu bài tập
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hành động nói là gì? Các kiểu hành động nói thường gặp?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng kết hoạt động và giới thiệu tiết 2
-HĐ nói là một hđ thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
-Các kiểu hành động nói: Trình bày, đe dọa, thách thức, cầu khiến, hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Cách thực hiện hành động nói HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp.
(2) Hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
 C.dùng
K. câu
Trực tiếp
Gián tiếp
N. vấn
Hỏi
Điều khiển, bộc lộ c.xúc
C. khiến
Điều khiển
T. thuật
Trình bày
Hứa hẹn, điều khiển
C. thán
Bộc lộ c.xúc
1. Ví dụ:
- Học sinh đọc đoạn trích ''Tinh thần yêu nước của nội dung ta''
- Học sinh làm việc theo nhóm, 1 em làm ở bảng phụ.
 Câu
Mục đích 
1
2
3
4
5
Hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày
+
+
+
-
-
Điều khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
-
Bộc lộ cảm xúc
-
-
-
-
-
2. Nhận xét:
- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (dùng trực tiếp), dùng để điều khiển, bộc lộ cảm xúc (dùng gián tiếp)
- Câu cầu khiến: dùng để điều khiển (dùng TT)
- Câu trần thuật: dùng để trình bày (dùng TT), dùng để hứa hẹn, điều khiển (dùng GT)
- Câu cảm thán: dùng để bộc lộ cảm xúc (dùng TT)
(3) Hành động nói được thực hiện bằng cách (kiểu câu) nào thông qua các kiểu câu đã học?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức. Đọc ghi nhớ
- GV kết luận.
3. Kết luận:
-2 cách là dùng trực tiếp (chức năng chính, phù hợp của từng kiểu câu với hành động đó) và dùng gián tiếp (thực hiện bằng kiểu câu khác)
- Ghi nhớ trong SGK.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 -Tìm các câu nghi vấn trong bài ''Hịch tướng sĩ'' ?
- Cho biết những câu ấy được dùng làm gì?
- Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?
- Gọi HS lên bảng.
Tìm những câu trần thuật có mục đích cầu kiến trong đoạn trích của chủ tịch Hồ Chí Minh ?
- Hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng ?
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS trình bày miệng
- Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau ?
- Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào ?
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
1. Bài tập 1
- Câu nghi vấn đứng cuối đoạn văn trong bài ''Hịch tướng sĩ'' thường dùng để khẳng định hay phủ định điều được nêu ra trong câu ấy.
- Câu nghi vấn đứng ở đầu đoạn dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng đọc (nghe) phần lí giải của tác giả.
2. Bài tập 2
a) Cả 4 câu đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến.
b) ''Điều tôi mong muốn ... CM thế giới''
- Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.
3. Bài tập 3
- ... Hay là anh đào giúp em ... sang
- Thôi, im cái điệu ... ấy đi.
+ Cách nói của mỗi nhân vật thường thể hiện quan hệ giữa người nói với người nghe và tính cách của người nói.
DC yếu đuối hơn DM nên nói lời đề nghị 1 cách khiêm nhường, nhã nhặn. DM thì huênh hoang và hách dịch.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-GV phát phiếu bài tập.
- HS là trong 10 phút,
- GV hướng dẫn học sinh tự chấm bài - báo cáo điểm.
PHIẾU BÀI TẬP
Khoanh tròn chữ cái đầu phương án trả lời đúng nhất trong mối câu sau
Câu 1: Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn B. Hành động trình bày
C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động hỏi
Câu 2: Các câu “Lưu Cung tham công nên thất bại – Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong – Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” được dùng để thể hiện hành động kể. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?
A. Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,
B. Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp.
C. Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp.
D. Cả ba cách trên.
Câu 4: Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?
a. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
b. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
c. Bưu điện ở đâu, hả bác?
d. Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
e. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
A. a-b-c	B. a-b-e	C. b-c-d	D. b-c-e
Câu 5: Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?” Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?
A. Coi như không nghe thấy và không làm gì cả.
B. Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.
C. Trả lười người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
D. Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 8:
“Tôi bật cười bảo lão (1):
- Sao cụ lo xa quá thế(2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5) ?
- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?
 (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 6: Câu văn (2) là câu nghi vấn thuộc kiểu hành động nói gì?
A. Hỏi	B. Điều khiển	C. Hứa hẹn 	D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 7: Câu văn (2) thực hiện hành động nói theo cách nào?
A. Trực tiếp	B. Gián tiếp
Câu 8: Câu nào thuộc kiểu hành động nói điều khiển trong các câu sau :
A. Tôi bật cười bảo lão
B. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
C. Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
D. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Câu 9: Câu văn “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” có phải là câu nghi vấn không?
A. Có	B. Không
Câu 10: Mục đích của câu văn trong câu 9 là gì?
A. Hỏi	B. Khẳng định	C. Phủ định	D. Bộc lộ cảm xúc
ĐÁP ÁN:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐÁP ÁN
B
A
D
B
D
D
B
C
A
B
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Các cách thực hiện hành động nói.
(2) Tìm hiểu tiếp các bài tập về hành động nói.
(3) Chuận bị bài “ Viết đoạn văn trình bày luận điểm” theo yêu cầu SGK.
------------------------------ 
Tuần 26 - Tiết 103 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. HS nhận biết,phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp
2. Kĩ năng- Rèn cho hs kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch quy nạp
- Lựa chọ ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận
- Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm về một vấn đề chính tri hoặc xã hội.
3. Thái độ: GD cho hs ý thức luyện tập viết đoạn văn trình bày luận điểm, ý thức yêu thích môn học.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1.Thế nào là luận điểm? Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề đặt ra trong bài văn nghị luận? Mối quan hệ giữa các luận điểm?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
Các em đã hiểu luận điểm là gì và các luận điểm có mối quan hệ như thế nào trong bài văn nghị luận. Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết đoạn văn trình bày luận điểm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc đoạn a
(1) Trong đoạn văn (a) câu nào là câu chủ đề nêu luận điểm ?
(2) Trong đoạn văn (b) câu nào là câu chủ đề nêu luận điểm ?
(3) Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dich? đoạn văn nào được viết theo cách quy nạp?
(5) Phân tích cách diễn dịch và cách quy nạp trong mỗi đoạn văn ?
- Cách quy nạp câu chủ đề đứng ở cuối đoạn các luận cứ ở các câu trên có nhiệm vụ phân tích diễn giải câu chủ đề có nhiệm vụ kết luận các ý đã triển khai ở trên.
- Cách diễn dịch câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, các câu sau có nhiệm vụ tập trung làm sáng tỏ ý mà câu chủ đề nêu lên. ( Các luận cứ sắp xếp theo lứa tuổi (cụ già-nhi đồng) ;không gian(vùng miền), vị trí công tác, ngành nghề.
- Gọi hs đọc vd 2
- Nhận diện phân tích đoạn văn của Nguyễn Tuân- phân tích truyện"Tắt đèn"
(6) Nêu lại khái niệm lập luận là gì?
- Lập luận là cách lựa chọn , sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ thì bài văn mới có sức thuyết phục.
(7) Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên? Câu văn nào là câu chủ đề?
(8) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chích xác và có sức thuyết phục mạnh không? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế " đùng đùng giở giọng chó má” lên trên và đưa nhận xét “ vợ chồng địa chủ cũng .. thích chó, yêu gia súc”xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ntn?
(9) Các cụm từ chuyện chó con, giọng chó má.. đc đặt cạnh nhau có tác dụng gì?
- Tổ chức trao đổi, 
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
*) Đoạn a:
- Câu chủ đề: “thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước: cũng à nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời (cuối đoạn)
→ Đoạn văn trình bày theo cách qui nạp
*) Đoạn b:
- Câu chủ đề (đầu đoạn) “ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
→ Đoạn văn trình bay theo cách diễn dịch
* Nhận xét:
- Viết đoạn văn phải thể hiện rõ ràng, chích xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.
- Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn (diễn dịch)
- Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn (qui nạp).
VD2:
a. Luận điểm: Ngô Tất Tố dàn dựng chi tiết vợ chồng Nghị Quế mua chó, để thể hiện bản chất chó đểu của giai cấp thống trị thực dân. “ cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng thể hiện bản chất chó đểu của giai cấp nó ra”
Lập luận: Phép tương phản: (Vợ chồng NQ mua chó, thích chó , bù khú với nhau trên câu chuyện chó con >< giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu) . để làm sáng tỏ luận điểm: Thằng nhà giàu rước chó vào nhà nó mới càng hiện rõ bản chất chó đểu của g/c nó ra.
- Câu chủ đề cuối đoạn: “Cho thằng giàu...nó ra”
⇒ ND luận điểm diễn đạt gọn, rõ ràng, lô gích. Đvăn trình bày theo cách qui nạp.
b. Cách lập luận tương phản làm sáng tỏ luận điểm , Các ý được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí : Luận cứ(2) “Nghị Quế giở giọng chó má với mẹ con chị Dâu” đứng sau luận cứ(1) “vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc” là nhằm làm cho luận điểm “ bản chất chó đểu của giai cấp nó” không bị mờ nhạt đi mà nổi bật,tạo sức thuyết phục cho đoạn văn.
c. Trình tự lô gíc của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng : không làm nổi bật được luận điểm vì ( giở giọng chó má ,,, phải được sắp xếp liền kề luận điểm
(bản chất chó đểu của giai cấp thống trị pk thực dân)
d. Cần đặt các chữ như : chuyện chó con, giọng chó má,.. cạnh nhau chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ nét.
* Nhận xét :
- Khi trình bày luận điểm : cần tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
- Diễn đạt trong sáng, thuyết phục.
3. Ghi nhớ-SGK-T81
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
 - Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.
- Gọi HS trả lời miệng.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
1. BT1(81)
a) Luận điểm: Tránh lối viết dài dòng, lan man khiến người đọc khó hiểu.
b) Luận điểm: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Nêu yêu cầu bài tập 2? Xác định luận điểm, luận cứ và nhận xét cách lập luận?
- Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
2. Bài tập 2(82)
Luận điểm: “Tế Hanh là người tinh lắm” ⇒ ĐV diễn dịch
*Luận cứ 1: Thơ Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
*Luận cứ 2: Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật:
=> Các luận cứ sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế hơn so với luận cứ trước.
- Gv gọi HS đọc bài tập 3.
- Tìm các luận điểm ?
- Cách sắp xếp luận điểm?
- Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp, kết luận.
3. Bài tập 3:- Các luận điểm được sắp xếp
- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu
- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích
- Ngược lại giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.
- HS thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu SGK.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
4. Bài tập 4(82):
VD:Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Vì nếu chỉ hiểu lí thuyết mà không làm bài tập thì mới chỉ hiểu được một nửa đơn vị kiến thức và không biết vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cuộc sống. Ngược lại chỉ làm bài tập mà không thuộc lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tiếp tục hoàn thiện các bài tập SGK.
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “ Học đi đôi với hành ” là phương pháp học tập tích cực.
- Ôn luyện các kiến thức đã học.
--------------------------------
Tuần 26 - Tiết 104 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN LUYỆN CHUNG
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Học sinh ôn luyện các kiến thức tiếng Việt và văn bản trong chương trình học kỳ 2. Vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận để đánh giá diện rộng của kiến thức.
2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì II để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ- GD hs có ý thức thái độ đúng trong học tập, ôn luyện Ngữ văn..
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
-Năng lực đọc hiểu văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Câu hỏi/bài tập
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Đọc một bài thơ trong chương trình kỳ 2 mà em yêu thích ?
=> GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG ÔN LUYỆN
 --GV phát phiếu bài tập.
- HS là trong 15 phút,
- GV hướng dẫn học sinh tự chấm bài : Mỗi câu đúng 0,5 đ - báo cáo điểm.
PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Khoanh tròn chữ cái đầu phương án trả lời đúng nhất trong mối câu sau
Câu 1: Ý nào sau đây nói không đúng về luật thơ mới
A. Số chữ trong câu bằng nhau, có vần, có nhịp
B. Khá linh hoạt tự do phóng khoáng
C. Số câu trong bài không hạn định
D. Số câu trong bài hạn định
Câu 2: Nội dung sau ứng với văn bản nào?
“Mượn lời con hổ ở vườn Bách thú để gửi gắm tâm sự của người dân mất nước"
A. Nhớ rừng     	 B. Hai chữ nước nhà    
C. Đập đá ở Côn Lôn D. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Câu 3: Tác phẩm nào không được viết theo thể thất ngôn bát cú?	
A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác B. Đập đá ở Côn Lôn
C. Tức cảnh Pác Bó D. Muốn làm thằng Cuội
Câu 4: Dòng nào, tất cả các tác phẩm được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
A. Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường
B. Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó
C. Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Tác phẩm nào được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn ?
A. Ông đồ      	B. Quê hương    	C. Nhớ rừng D. Đập đá ở Côn Lôn
Câu 6: Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược ?
A. Nước Đại Việt ta     	B. Hịch tướng sĩ     
C. Bàn luận về phép học	D. Khi con tu hú
Câu 7: Điểm tương đồng giữa hai nhà thơ Vũ Đình Liên và Thế Lữ là gì ?
A. Đều là những nhà thơ giác ngộ cách mạng trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.
B. Đều là những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.
C. Đều là những nhà thơ có tên trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
D. Gồm A và C.
Câu 8: Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Bác Hồ là gì ?
A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn khát khao được sống chan hoà với thiên nhiên.
B. Là một người kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
C. Là một người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác.
D. Cả A và B
Câu 9: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc nghị luận trung đại ?
A. Chiếu dời đô      	B. Hịch tướng sĩ    
C. Bản án chế độ thực dân Pháp	D. Bình Ngô đại cáo
Câu 10. Giá trị nội dung chủ yếu của bài thơ Ông đồ là gì ?
A. Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ.
B. Thể hiện niềm thương cảm chân thành của tác giả trước một lớp người cũ tàn tạ.
C. Thể hiện niềm hoài cổ da diết của tác giả.
D. Gồm cả ý A, B, C.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Ông Tham thấy vậy, hỏi:
- (1) Thưa ông, cháu có lòng nào như thế! (2) Ông đừng tưởng vậy mà oan cháu. (3) Bây giờ ông đi đâu?
- (4) Tôi đi về. (5) Ông bà xử với tôi thế này thì tôi còn mặt mũi nào ở nữa!
- (6) Khổ lắm! (7) Vợ chồng cháu có điều gì không phải, thì ông là người trên, ông cứ mắng chửi, sao ông lại để tâm làm vậy?
- (8) Thôi, tôi xin quan ông quan bà đừng nói khéo. (9) Đồ đểu! (10) Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa!
Câu 11: Câu văn nào là câu nghi vấn?
A. Câu (3)      	B. Câu (3) và (7)    	C. Câu (7)	D. Câu (4) và (7)
Câu 12: Câu (10) thể hiện hành động nói nào?
A. Hành động trình bày.    	B. Hành động điều khiển.     
C. Hành động hứa hẹn.	D. Hành động hỏi.
Câu 13: Điền từ vào chỗ trống trong câu “Câu (2) và câu (8) thể hiện hành động ”
A. bộc lộ cảm xúc      	B. trình bày     	C. hỏi	D. điều khiển
Câu 14: Câu (6) có thể hiện hành động bộc lộ cảm xúc không?
A. Có     	B. Không.
Câu 15: Câu 5 thuộc kiểu câu nào?
A. Nghi vấn	B. Cầu khiến	C. Trần thuật	D. Cảm thán
Câu 16: Đọc đoạn văn:
“Lê Thận nâng gươm ngang đầu nói với Lê Lợi: (1)
- Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn (2). Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc (3).”
Câu văn nào thể hiện hành động khẳng định, nhận định:
A. Câu 1	B. Câu 2	C. Câu 3	D. Kết hợp cả câu 2 và 3
Câu 17: Hai câu thơ sau của Tế Hanh thuộc kiểu câu nào?
“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
A. Câu trần thuật	B. Câu cảm thán
C. Câu nghi vấn	D. Câu cầu khiến
Câu 18: Câu sau thể hiện hành động nói nào?
“Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?”
A. Phủ định    	B. Đe doạ    	C. Khẳng định    	D. Bộc lộ cảm xúc.
Câu 19: Dòng nào nói đúng nhất khái niệm luận điểm?
A. Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận
B. Là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận
C. Là những tư tưởng, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 20: Nhận xét nào đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
A. Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
B. Các luận điểm tách rời nhau độc lập không có quan hệ gì với nhau.
C. Các luận điểm vừa liên kết chặt chẽ lại vừa có sự phân biệt với nhau. Chúng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau dẫn đến luận điểm kết luận.
D. Các luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, chúng được sắp xếp tùy theo ý người viết.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
A
C
A
A
B
B
D
C
D
B
C
D
A
C
B
A
B
C
D
II. TỰ LUẬN
Câu I.Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 “ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khón khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
 (Trích Ngữ văn 8- tập II).
1. Nêu tên tác giả, tác phẩm.? Nội dung chủ yếu của đoạn văn.
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
3. Câu “ Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào?
4. Câu mang luận điểm?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu câu hỏi
- Gọi HS chia sẻ từng câu .
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
I.1.Văn bản " Chiếu dời đô" ? Tác giả Lí Công Uẩn 
Nội dung: Những thuận lợi của Đai La ...-> Đai La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
2.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
3.Câu trần thuật - Trình bày: nhận định 
4. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tiếp tục ôn luyện kiến thức đã học để chuẩn bị thi giữa kỳ.
Đọc các tài liệu tha khảo để bổ sung kiến thức về văn bản và làm văn.
-----------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_26.docx