Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21, 22: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An- đéc- xen.

- Tóm tắt văn bản. Tìm hiểu gia cảnh của em bé bán diêm.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích được một số hình ảnh tương phản, đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.

3. Thái độ: Cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh đáng thương.

4. Năng lực cần đạt

Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy

 

doc 8 trang phuongnguyen 22/07/2022 4640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21, 22: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21, 22: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21, 22: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
Ngày XD kế hoạch: 17/9/2021 
Ngày thực hiện: 8A1:......./....../2021
	 8A2:......./......./2021
Tiết 21
CÔ BÉ BÁN DIÊM
	 (Trích) (An-đéc-xen)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An- đéc- xen.
- Tóm tắt văn bản. Tìm hiểu gia cảnh của em bé bán diêm.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản, đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.
3. Thái độ: Cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh đáng thương.
4. Năng lực cần đạt
Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
5. Các nội dung tích hợp
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: KHDH, Cuốn sách truyện cổ An-đéc-xen.
2. Học sinh: Soạn bài, tập tóm tắt văn bản
C. Kỹ năng sống: Nhận biết, chia sẻ..
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 8A1 :.8A2 :
2. Kiểm tra bài cũ: 
H. Lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc”của Nam Cao có những phẩm chất nào đáng quý? Tình cảm thái độ của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc?
Phẩm chất của lão Hạc: Cần cù chăm chỉ lao động, yêu thương con, có thứ gì tốt đẹp đều dành lại cho con, yêu quý con Vàng coi con vật nuôi như con cái của mình, bản thân sống rất lương thiện, luôn tự trọng để không liên lụy đến hàng xóm láng giềng.
Ông giáo yêu quý, cảm thông và luôn chia sẻ với hoàn cảnh khốn khó của lão Hạc 
3. Bài mới: 
* Hoạt động khởi động
HS quan sát 1 số hình ảnh về đất nước Đan Mạch
? Các hình ảnh vừa rồi đã đưa chúng ta đến với đất nước nào trên thế giới
GV: Chuyến tham quan qua màn ảnh nhỏ vừa rồi chính là muốn đưa chúng ta đến với đất nước Đan Mạch vốn được mệnh danh là xứ sở của truyện cổ tích nơi đây được cả thế giới tôn vinh là ngôi nhà hạnh phúc bởi cuộc sống giàu sang sung sướng. Không biết sự tôn vinh đó có hoàn toàn đúng, chúng ta chắc chắn sẽ có câu trả lời qua bài học hôm nay
 *Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
- Thời gian: 20p 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV hướng dẫn HĐ chung
HS quan sát chú thích
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm?
GV giới thiệu chân dung nhà văn
GV: Các truyện của ông đã đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng thương yêu đối với con người. 
GV bổ sung
 Cô bé bán diêm là một trong những truyện nổi tiếng nhất.TP nằm trong tập truyện có nhan đề “Truyện kể cho trẻ em” sáng tác năm 1935 gồm 168 câu chuyện.
GV giới thiệu đoạn đầu câu chuyện
GV trích đoạn phim Em bé bán diêm
Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần chân đi đất đang dò dẫm trong bóng tối. Lúc ra khỏi nhà em có đi giày vải nhưng vì nó rộng quá nên đã văng mất cả hai chiếc, thế là em phải đi đất, chân em đỏ ửng lên rồi tím bầm vì rét. Em cố tìm một nơi có nhiều người qua lại để mời chào nhưng ai nấy đều vội vã chẳng đoái hoài gì đến những bao diêm nhỏ bé của em. Suốt cả ngày em chưa bán được gì, bụng đói và rét em lang thang trên đường.
- HD học sinh đọc: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chú ý cảm xúc của nhân vật.
GV, HS đọc hết VB.
GV nhận xét việc đọc của HS
- Giải nghĩa từ khó 
+ Cây thông nô en 
+ Phuốc sét: Dĩa (dụng cụ để ăn) 
 Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà em cho biết VB có thể chia làm mấy phần, nội dung của mỗi phần?
P1: Từ đầu - “cứng đờ ra”: Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm.
P2: Tiếp - “về chầu thượng đế”: Những lần quẹt diêm(mộng tưởng) của cô bé.
P3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm .
Em hãy xác định phương thức biểu đạt của VB?
Tích hợp với bài Tóm tắt VB tự sự
Dựa vào bố cục và phần bài soạn ở nhà hãy tóm tắt VB trong khoảng 7 đến 10 câu?(1HS)
HS khác bổ sung, GV nhận xét, đánh giá
Cô bé bán diêm mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Cô bé không bán được diêm cũng không dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường liên tục quẹt diêm để sưởi cho ấm. Cứ mỗi lần một que diêm sáng lên là em lại nhìn thấy những mộng tưởng đẹp đẽ. Khi diêm tắt mọi thứ lại biến mất em phải chịu cái rét, cái đói. Cuối cùng em bé chết vì giá rét đêm giao thừa.
Sáng hôm sau (mùng 1 tết) người qua đường nhìn thấy em bé đã chết cóng bên cạnh những bao diêm.
GV chuyển phần II
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
 - An-đéc-xen (1805-1875).
 - Là nhà văn Đan Mạch, người kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới.
2. Tác phẩm 
Trích trong cuốn “Truyện kể cho trẻ em” sáng tác năm 1935 
 - Bố cục: 3 phần
- Phương thức biểu đạt: TS+MT+BC
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản
- Thời gian: 15p’.
GV hướng dẫn chung cả lớp
- Theo dõi phần 1 của văn bản.
HS nhắc lại nội dung P1 
H. Tìm các chi tiết nói về hoàn cảnh sống hiện tại của em bé?
+ Bà Nội hiền hậu mất, mô côi mẹ, nhà nghèo, nơi ở của 2 bố con là 1 xó tối tăm, luôn phải nghe chửi rủa
+ Ngồi nép mình trong một góc tường
+ Phải tự mình đi bán diêm trong đêm giao thừa ở ngoài đường, trời rét buốt, không dám về nhà sợ bố đánh.
H. Trong quá khứ em bé đã từng có cuộc sống ra sao?
- Được bà nội rất yêu thương
- Sống trong ngôi nhà xinh xắn
H. Đó cuộc sống ntn?
=> Cuộc sống sung sướng hạnh phúc
H. Những chi tiết trên cho thấy hiện tại em bé có gia cảnh như thế nào
H. Qua lời kể của tác giả cho biết em bé xuất hiện trong thời gian, không gian nào ?
+ Thời gian: Đêm giao thừa 
+ Không gian: + Ngoài đường phố rét buốt
 + Cửa sổ các nhà sáng rực ánh đèn, trong phố sực nức mùi ngỗng quay
H. Thời điểm đêm giao thừa gợi liên tưởng đến ntn về cuộc sống của mọi người?
+ Các gia đình sum họp, đầm ấm.
+ Con người tràn đầy niềm hạnh phúc.
H. Trong khi mọi gia đình thì xum họp đầm ấm hạnh phúc còn em bé diêm đang ở đâu, làm gì?
+ Một mình trên phố, đầu trần, chân đất, bụng đói
+ Ngồi nép mình trong một góc tường
+ Không bán được bao diêm nào, mỗi lúc càng cảm thấy rét buốt, không dám về nhà sợ bố đánh.
GV tổ chức thảo luận cặp đôi
Biện pháp nghệ thuật nào được đã được sử dụng qua những chi tiết trên ? 
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
HS thảo luận GV quan sát hỗ trợ
HS trả lời, bổ sung
GV kết luận
 Biện pháp: Tương phản đối lập
Tác dụng: Nêu bật nỗi khốn khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho mọi người.
H: Tình cảnh của em bé bán diêm gợi cho em những suy nghĩ gì?
GV bình
 Gợi niềm thương cảm xót xa cho số phận một tuổi thơ bất hạnh... 
- Trước kia em cũng có c.s sung túc, được yêu thương
- Khi mẹ mất, bà mất, em k còn người yêu thương, k còn ai nương tựa
- Em có cha, cha em nghiện rượu, k lao động
- Trong lúc em cô đơn lẻ loi thì
+ Các gia đình sum họp, đầm ấm.
+ Con người tràn đầy niềm hạnh phúc.
HS liên hệ thực tế: Trong thực tế chúng ta còn gặp những hoàn cảnh giống như em bé trong câu chuyện không?
GV quay lại giải quyết câu hỏi nêu vấn đề ở phần giới thiệu bài học
Đan Mạch có thực sự là đất nước hạnh phúc, cuộc sống chỉ toàn sự giàu sang sung sướng?
Đúng là Đan Mạch có cuộc sống giàu sang sung sướng vì nơi đây hoạt động giao thương buôn bán rất phát triển, mức sống của người dân rất cao (từng được mệnh danh là thiên đường hạnh phúc). Các TP lớn được xây dựng đồ sộ tráng lệ. Nhưng không phải vì thế mà không có những con người khốn khổ bất hạnh, đâu đó bên cạnh sự giàu sang vẫn còn nhiều cuộc sống khốn khổ thiếu tình thương và rất cần sự chia sẻ, cảm thông giúp đỡ của cộng đồng
Vậy em bé bán diêm trong câu chuyện có nhận được sự quan tâm giúp đỡ của xã hội không, cuộc sống của em sẽ ra sao khi không bán được diêm 
Chuyển giờ sau học tiếp
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm
- Mồ côi, nghèo khổ thiếu thốn tình cảm, phải tự mình kiếm sống
 Nhỏ nhoi, cô độc, bị tước đi hạnh phúc gia đình, bị đẩy ra đường trong cuộc sống mưu sinh
4. Củng cố: GV khái quát bài học: Hoàn cảnh sống khốn khổ của em bé bán diêm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Tìm đọc một số truyện của An-đéc-xen.
- Đọc kỹ lại văn bản, tìm hiểu nghệ thuật ở phần còn lại
	Rút kinh nghiệm
Ngày XD kế hoạch: /9/2021 
Ngày thực hiện: 8A1: .... /..../2021
	 8A2: ..../...../2021
Tiết 22
CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (An-đéc-xen) Tiếp theo
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực, mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản, đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ: Cảm thương chia sẻ với hoàn cảnh đáng thương.
4. Năng lực cần đạt
Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
5. Các nội dung tích hợp
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, Cuốn sách truyện cổ An-đéc-xen.
2. Học sinh: Soạn bài, tóm tắt văn bản
C. Kỹ năng sống: Nhận biết, chia sẻ..
 D. Tiến trình dạy- học
1. Ổn định lớp: 8A1 :.8A2 :
2. Kiểm tra bài cũ: 
H. Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm? Hoàn cảnh sống của cô bé?
3. Bài mới
* Hoạt động khởi động. GV giới thiệu một đoạn trích trong bài (Mồ côi)- Tố Hữu 
Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa.
....Con chim non không tổ
Trẻ mồ côi không nhà
Hai đứa cùng đau khổ
Cùng vất vưởng bê tha
Đoạn trích trên gợi cho em những liên tưởng nào?
Cảnh tượng về nỗi cô đơn đau khổ của con chim non và đứa trẻ mồ côi
Còn ở đây trong văn bản Cô bé bán diêm chúng ta cũng phải chứng kiến một cảnh tượng cũng gần giống như vậy trên đất nước Đan Mạch xa xôi.
* Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản
- Thời gian: 30p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV hướng dẫn chung
1HS kể tóm tắt phần 2 của câu chuyện
H. Phần 2 tập trung kể về sự việc nào?
H. Trong những lần quẹt diêm đó điều gì đã diễn ra?
H. Trong chuyện cô bé quẹt diêm tất cả mấy lần? Có gì giống và khác nhau trong các lần quẹt diêm đó?
+ 5 lần, trong đó mỗi lần đều quẹt 1 que, lần thứ 5 em quẹt hết các que diêm còn lại trong bao.
+ Mỗi lần quẹt diêm là một mộng tưởng hiện lên, một mơ ước của em bé, khi diêm tắt lại đưa em về thực tại. 
GV tổ chức thảo luận điền vào phiếu học tập
- Liệt kê các mộng tưởng, thực tại qua mỗi lần em bé quẹt diêm
- Chỉ rõ nghệ thuật kể chuyện qua các cảnh tượng đó? Nêu tác dụng?
Lần quẹt diêm
Mộng tưởng
Thực tại
Lần 1
Lò sưởi rực hồng 
Rét buốt, sợ cha mắng
Lần 2
Bàn ăn có đồ đạc quý, ngỗng quay 
Phố vắng teo, lạnh buốt, gió bấc vi vu
Lần 3
Cây thông nôen lộng lẫy
Ngọn nến bay lên biến thành ngôi sao trên trời
Lần 4
Bà mỉm cười
Ảo ảnh biến mất
Lần 5
Hai bà cháu bay lên cao mãi
Em bé chết
Các nhóm trình bày, bổ sung
- Nghệ thuật đối lập giữa mộng tưởng và hiện thực
- Tác dụng làm nổi bật những mong ước đẹp đẽ của em bé đồng thời làm toát lên hiện tại đói rét, khốn khổ, buồn đau của em bé 
GV hướng dẫn phân tích và kết luận
Cảnh tượng trong mộng tưởng và cảnh thực tế được sắp xếp song song lần lượt theo thứ tự, đối lập nhau nhưng cũng rất hợp lí (phù hợp với tâm lí tuổi thơ và hoàn cảnh thực tế của em); khi rét thì muốn lò sưởi, khi đói thì muốn có bàn ăn, khi có ăn rồi thì muốn được vui chơi và muốn ỏ bên người mình thương yêu nhất
Trong lần quẹt diêm thứ 4 khi thấy bà nội hiện về vì sao em bé lại reo lên, những lời em nói với bà gợi cho em suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống của em?
Vì em đang rất cô đơn, khốn khổ, đang khát khao cháy bỏng tình yêu thương che chở của người thân 
QS các bức tranh minh họa 5 lần quẹt diêm
- Từ những lần quẹt diêm em nhận thấy những mong ước nào của cô bé?
- Em có nhận xét gì về những mong ước đó?
GV bình ngắn: mong ước của em bé thật giản dị, đời thường, mong được sống đầy đủ về vật chất, được hưởng thụ niềm vui về tinh thần. Đó là cảnh sống thường ngày mà nhiều trẻ em vẫn được hưởng thụ nhưng với em bé thì ước mơ ấy lại quá xa vời, sự no ấm chỉ có thể nhìn thấy trong tưởng tượng. Mỗi lần diêm tắt thì mộng tưởng cũng không còn và hiện thực lại trở về bên em
Lần quẹt diêm thứ 5 có điểm gì khác với 4 lần trước đó?
Em quẹt tất cả những que diêm còn lại, lúc diêm cháy lên là lúc cô bé bay lên cùng bà “chẳng còn đói rét đau buồn nào đe doạ họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế”.
Hiện thực nào đã diễn ra sau lần quẹt diêm thứ 5 này?
Em bé đã chết
 GV gọi HS đọc lại đoạn văn cuối
- Tìm các chi tiết miêu tả hình ảnh của cô bé bán diêm vào buổi sớm hôm sau?
- Em cảm nhận được điều gì qua các chi tiết đó?
Em bé chết thật thương tâm
- Chứng kiến cái chết của em bé thái độ của mọi người như thế nào, tìm chi tiết?
 Mọi ng vui vẻ ra khỏi nhà
 Họ bảo nhau chắc nó muốn sưởi cho ấm
- Em nhận thấy thái độ nào của những người chứng kiến?
Thờ ơ, vô cảm
Vậy theo em nguyên nhân dẫn đến cái chết của em bé
HS trình bày, bổ sung, GV kết luận
vì đói, vì rét, vì sự thờ ơ lạnh nhạt của người đời, vì người cha vô trách nhiệm....
Em bé đã chết bên cạnh những bao diêm trong buổi sáng mùng 1 tết, ngày mà người người nhà nhà vui vẻ bên nhau, mọi người đều thơ ơ lạnh nhạt. Qua cái chết của em bé nhà văn đã bày tỏ cảm xúc gì?
- Cảm thông thương xót em bé, cho nên khi miêu tả cái chết của em có chi tiết “em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”
- Mộng tưởng cuối cùng mà em bé nhìn thấy là gì? Qua mộng tưởng đó nhà văn muốn gửi thông điệp nào cho người đọc?
Hình ảnh bà đẹp đẽ, cùng bà bay lên trời
Thông điệp
Cuộc sống trên thế gian của những người nghèo khổ chỉ là đau buồn và đói rét, họ chỉ có được hạnh phúc khi đến với thế giới khác
Lên án sự thờ ơ vô trách nhiệm của xác hội với những số phận khốn khổ bất hạnh của người nghèo.
HS khái quát về nghệ thuật, nội dung trong tác phẩm?
Kể chuyện hấp dẫn, sáng tạo đan xen hiện thực và mộng tưởng, diễn biến truyện phù hợp tâm lí, mong ước của trẻ em.
II. Tìm hiểu văn bản
2. Những mộng tưởng và hiện thực 
- Mộng tưởng đẹp đẽ, ấm áp, sung túc, vui vẻ, hạnh phúc
- Hiện thực đói rét, cô đơn, khắc nghiệt, đau buồn
=>Ước mơ được sống đầy đủ sung túc, được che chở, yêu thương.
* .
3. Cái chết của cô bé bán diêm.
- Là cái chết vô tội thương tâm.
- Em bé chết vì đói, vì rét, vì sự thờ ơ lạnh nhạt của người đời, vì người cha vô trách nhiệm.
* Hoạt động 2 Luyện tập
 - Thời gian: 5’.
* GV định hướng nội dung cho HS:
H. Em hãy tạo một kết thúc khác cho truyện Em bé bán diêm không
GV nhận xét đánh giá.
III. Luyện tập
HS trình bày suy nghĩ của bản thân
4. Củng cố: GV khái quát bài học: Số phận bất hạnh khốn khổ của em bé bán diêm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Tìm đọc một số truyện của An-đéc-xen.
- Chuẩn bị bài: Trợ từ, thán từ
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tiet_21_22_co_be_ban_diem_an_dec_xen.doc