Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107: Tiếng Việt: Hội thoại

1- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA TIẾT DẠY:

 Thông qua bài học giúp học sinh :

- Giúp học sinh nắm được khái niệm vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quá trình hội thoại.

- Biết vận dụng kiến thức trong quá trình hội thoại để giao tiếp một cách có ý thức và đạt hiệu quả cao nhất.

- Biết vận dụng hội thoại trong việc làm bài tập làm văn nghị luận và tự sự

II- TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:

+ Sách giáo khoa + sách giáo viên, Ngữ văn 8

+ Giáo án điện tử.

+ Tư liệu Ngữ văn 8- NXB GD năm 2004

3-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC.

1- Ổn định tổ chức

2- Kiểm tra bài cũ:

 Ở các bài học trước chúng ta đã học về sử dụng các câu trong hành động nói . Hôm nay trước khi vào bài mới chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức về hành động nói qua một bài tập sau:

 

doc 7 trang phuongnguyen 02/08/2022 4180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107: Tiếng Việt: Hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107: Tiếng Việt: Hội thoại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107: Tiếng Việt: Hội thoại
 Tiết 107 Tiếng việt hội Thoại 
1- Mục tiêu cần đạt của tiết dạy:
 Thông qua bài học giúp học sinh :
- Giúp học sinh nắm được khái niệm vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quá trình hội thoại. 
- Biết vận dụng kiến thức trong quá trình hội thoại để giao tiếp một cách có ý thức và đạt hiệu quả cao nhất.
- Biết vận dụng hội thoại trong việc làm bài tập làm văn nghị luận và tự sự 
II- Tài liệu – phương tiện:
+ Sách giáo khoa + sách giáo viên, Ngữ văn 8
+ Giáo án điện tử.
+ Tư liệu Ngữ văn 8- NXB GD năm 2004
3-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy_ học.
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: 
 ở các bài học trước chúng ta đã học về sử dụng các câu trong hành động nói . Hôm nay trước khi vào bài mới chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức về hành động nói qua một bài tập sau:
 Em hãy đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
 Ông lão chào con cá và nói :(1)
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. (2) Nó không muốn làm nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.(3)
 Con cá trả lời: (4)
- Thôi dừng lo lắng. (5) Cứ về đi. (6)Trời phù hộ lão. (7) Mụ già sẽ làm nữ hoàng. (8)
 - Trích Ông Lão đánh cá và con cá vàng, Ngữ văn 6 - 
H: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Xác định hành động nói của mỗi câu văn và lời đối thoại của các nhân vật rồi điền vào bảng sau?
Hành động nói
Kể , trình bày
Khuyên nhủ
Điều khiển
Hứa hẹn
 Câu
1,2,3,4
 5,7
 6
 8
- GV nhận xét cho điểm :
- Và trong đoạn trích trên ta thấy có hai nhân vật đối thoại với nhau. Vậy sự đối thoại ấy bên cạnh vai trò thể hiện nội dung của hành động nói còn mang những đặc điểm của hội thoại, vậy hội thoại là gì, hội thoại có những đặc điểm và tính chất như thế nào? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 
3- Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Nội dung
* Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm hội thoại.
H: Bằng hiểu biết của em hãy đánh dấu (x) vào những tình huống mà em cho đó là hội thoại :
H: Nếu em cho tình huống c, d là hội thoại thì tình huống a, b là hình thức gì ?tại sao? 
H: Vậy từ tình huống c, d em hãy cho biết khi nào thì hội thoại được diễn ra ?
Bài tập tình huống :
a. Khi đọc một bài diễn văn.
b. Khi phát thanh viên đọc bản tin thời sự. 
c. Khi nhóm học sinh thảo luận bài học. (x)
d. Khi hai người nói chuyện với nhau về một vấn đề nào đó. (x)
+ Tình huống a, b là độc thoại vì không có sự đáp lời của những người khác. 
+ Khi có hai người trở lên trò chuyện với nhau về một vấn đề nào đó.
* Hoạt động 2: Hình thành kháI niệm vai hội thoại.
H: Trongtiểu phẩm trên có những nhân vật nào? sự giao tiếp của các nhân vật có phảI là hội thoại không vì sao?
H: Nhân vật do anh Xuân Bắc đóng đối thoại với những ai? Với mỗi đối tượng giao tiếp anh Bắc đã xưng hô như thế nào ?
H: Tại sao anh với mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau anh Xuân Bắc lại có cách xưng hô như vậy?
H: Từ tiểu phẩm trên em có nhận xét gì về vai trong hội thoại?
GV: Và đó cũng chính là khái niệm về vai xã hội trong hội thoại, chúng ta ghi phần I 
H: Vậy em hiểu vai xã hội trong hội thoại là gì?
Và trong hội thoại những vai xã hội có những mối quan hệ với nhau như thế nào chúng ta tiếp tục tìm hiểu ví dụ trong SGK trang 92-93. 
H: Đoạn trích trên có phải là hội thoại không, vì sao? 
H: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì ? Ai ở vai trên, ai là vai dưới?
H: Cách sử sự của người cô có gì đáng chê trách?
H: Tìm những chi tiết chứng minh bé Hồng kìm nén sự bất bình của mình, vì sao bé Hồng lại phải làm như vậy?
H: Qua đó em cho biết thái độ tình cảm của hai cô cháu trong cuộc thoại như thế nào?
H: Qua phân tích ví dụ trên em hiểu vai xã hội trong hội thoại được xác định bằng những quan hệ xã hội như thế nào?
GV: Như vậy trong hội thoại việc xác định các mối quan hệ xã hội đúng sẽ mang lại hiệu quả cho việc giao tiếp nhưng không phảI lúc nào vai thoại cũng được xác định rõ ràng chúng ta tiếp tục tìm hiểu một tình huống sau: 
H: Em hãy cho biết các vai trong câu truyện được xác định bằng những mối quan hệ xã hội nào? phân tích các vai trong mỗi mối quan hệ?
H: Em có đồng ý với cách xưng hô của người học trò trong câu truyện không? vì sao? 
H: Trong truyện có sự đổi chiều của vai thoại, theo em chúng ta cần chú ý điều gì khi xác định vai thoại để tham gia hội thoại? 
I: Vai xã hội trong hội thoại.
Và trong cuộc sống hội thoại được tồn tại dưới hai dạng nói và viết, và trong mỗi cuộc thoại những người đối thoại đóng vai trò như thế nào chúng ta cùng tiìm hiểu vấn đề này qua một tiểu phẩm ngắn.
+ Tiểu phẩm Hai người bạn.
Có hai nhân vật đối thoại trò chuyện với nhau -> là hội thoại.
Với các bạn : xưng tớ
Với cô chú khán giả : xưng cháu.
Với anh Long : xưng em
Với các bạn –> vai ngang hàng.
Với cô chú khán giả -> Vai dưới kém nhiều tuổi
Với anh Long -> vai dưới kém ít tuổi.
+ Với mỗi đối tượng giao tếp khác nhau thì có những vai xã hội khác nhau.
 Ghi nhớ 1: Vai xã hội trong hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
GV chia nhóm (3 nhóm ),Học sinh đọc đoạn trích , thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK, cử đại diện trình bày. 
Là hội thoại vì có các nhân vật trò chuyện với nhau
Học sinh làm vào phiếu bài tập.
+ Quan hệ ruột thịt gia tộc.
 Người cô: Vai trên
 Bé Hồng vai dưới 
+ Không đúng với mối quan hệ tình cảm ruột thịt gia tộc.
+ Không đúng với vai trò là một người lớn tuổi đối với trẻ em.
Tôi cúi đầu không đáp
Tôi im lặng cúi đầu xuống đất
Tôi cười dài trongtiếng khóc
.cổ họng tôi nghẹn ứ.
-> Bé Hồng là vai dưới phải có thái độ lễ phép vì bổn phận của người vai dưới phải kính trọng người vai trên. 
->Tuy mối quan hệ ruột thịt nhưng tình cảm không được thân tình 
Ghi nhớ 2: Vai xã hội trong hội thoại được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
- Quan hệ thân – sơ ( mức độ quen biết, thân tình) .
Học sinh đọc tình huống:
 Chuyện kể, một vị quan lớn đI qua trường học cũ của mình liền ghé vào thăm. Khi gặp người thầy cũ nay đã già liền kính cẩn chào:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là 
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Dạ bẩm quan lớn, ngài là  
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò nhỏ ngày xưa. Con có được ngày hôm nay chính là nhờ sự giáo dục ngày nào của thầy
 - Hữu Mai, Chuyện ngày xưa -
+ Quan hệ tuổi tác: Người thầy- Vai trên. 
 Người trò- vai dưới.
+ Quan hệ xã hội: Thầy giáo vai trên 
 Học trò vai dưới.
 Quan lớn (học trò) vai trên.
 Người dân (thầy giáo) vai dưới
+ Đồng ý, vì người học trò đã xác định đúng vai thoại của mình là một người học trò về thăm thầy ( vai dưới) Các vai trong truyện 
+ Chú ý xác định đúng quan hệ xã hội và phảI có trình độ văn hoá, trình độ nhận thức, để tham gia hội thoại. 
Ghi nhớ 3: Vì quan hệ xã hội rất đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
GV: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu toàn bộ những nội dung chính của bài học ngày hôm nay, một bạn đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ trong SGK.
Và để củng cố phần lý thuyết chúng ta làm một số bài tập trắc nghiệm nhanh sau:
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV: Và để vận dụng những kiến thức của bài hội thoại hôm nay vào các bài tập chúng ta sang phần tiếp theo, phần luyện tập.
H: Theo em vai xã hội của Trần Quốc Tuấn thể hiện những quan hệ xã hội nào?
H: Trần Quốc Tuấn đã sử dụng linh hoạt vai thoại của mình trong văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ đã có tác dụng như thế nào?
GV: Sự kết hợp hội thoại trongvăn bản không cchỉ có giá trị nghệ thuật với văn bản nghị luận mà với ngay cả văn bản tự sự, chúng ta sang bài tập 2
H: Vậy theo em sự kết hợp hội thoại trong văn bản tự sự có tác dụng nghệ thuật như thế nào? chúng ta cùng làm bài tập sau: 
GV: Để thực hành phần hội thoại hôm nay thầy giáo chia lớp thành 3 nhóm và cùng xem một đoạn phim.
GV: Qua sự sắp sếp các câu hỏi và trả lời của các bạn theo em đó có phải là hội thoại không ? vì sao?
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà - dặn dò.
BTTN:
1.Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phảI có tháI độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
A: Ngưỡng mộ.
B: Kính trọng. ( Đúng)
C: Tôn sùng.
D: Thân mật. 
2.Một người mẹ là giáo viên, lúc đang dạy học trên lớp có con mình đang theo học thì mối quan hệ giữa họ là quan hệ gì?
A: Quan hệ gia đình.
B: Quan hệ xã hội. ( Đúng)
C: Quan hệ tuổi tác.
D: Quan hệ họ hàng.
II. Luyện tập
Bài tập 1 trang 94 SGK
 Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
Khoan dung:
 Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì
Ngiêm khắc: 
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát
Quan hệ trên dưới.
Quan hệ thân tình.
+ Làm tăng sức biểu cảm cho VB nghị luận.
HS đọc bài tập, trả lòi yêu cầu bài tập 
Quan hệ xã hội
Quan hệ tuổi tác
Chi tiết thể hiện sự tôn trong thân tình
Lời miêu tả của nhà văn.
ông giáo
Vai trên
Vai dưới
Cụ ngồi xuống phản ...ông con mìnhthế là sung sướng
TôI nắm lấy cáI vai gầy của lão, ôn tồn bảo
TôI vui vẻ bảo.
Lão Hạc
Vai dưới
Vai trên
Vâng !Ônggiáo dạy phảiđối với chúng mình 
Lão nói xong lại cười đưa đàcười gượng nhưnghiền hậu.
BTTN
Sự kết hợp hội thoại trong văn tự sự có tác dụng nh thế nào?
 A. Khiến cốt truyện trở lên sinh động. 	
 B. Khắc họa rõ nét tính cách, thái độ của nhân vật.
 C. Thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật trong văn bản.
 D. Cả A, B, C đều đúng.(Đúng)
Bài tập xây dựng hội thoại
Học sinh xem đoạn băng hình về Bâc Hồ rồi viết một đoạn Hội thoại có các vai và nói về công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.
Chia học sinh làm 3 nhóm . Viết xong mỗi nhóm phân vai thể hiện phần hội thoại của mình.
Bài tập vui
Nhóm1: Viết các câu có hành động hỏi.
Nhóm 2: Viết các câu có hành động kể, trình bày sau đó kết hợp lại để xây dung một đoạn hội thoại 
GV: Là hội thoại nhưng các nhân vật không nói chuyện về một vấn đề, và ở đây người hội thoại đã vi phạm những phương châm hội thoại mà chúng ta sẽ được học ở chương trình ngữ văn lớp 9. Và qua bài tập này thầy mong các em sẽ rút ra cho mình những bài học bổ ích trong sử dụng hội thoại. Tiếp theo thầy giáo hướng dẫn bài tập về nhà. 
III. Hướng dẫn về nhà
1. Học bài : - Học thuộc bài học và phần ghi nhớ. - Làm các bài tập 3 trang 95 và BT trắc nghiệm từ câu 18-27 trang 167- 168 sách BTTN. 
- Đọc văn bản tức nước vỡ bờ và nhận xét về sự thay đổi ngôn ngữ xưng hô của chị Dậu với viên cai lệ.
2. Chuẩn bị bài : Đọc và chuẩn bị bài tập làm văn Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tiet_107_tieng_viet_hoi_thoai.doc