Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề tích hợp (6 tiết)

Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường.

2. Phẩm chất :

- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

- Hình thành và giáo dục cho học sinh tình yêu trường lớp, quê hương, yêu gia đình và bạn bè.

 

doc 5 trang Bảo Anh 11/07/2023 1540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề tích hợp (6 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề tích hợp (6 tiết)

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề tích hợp (6 tiết)
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8A1 - NĂM HỌC 2020-2021
Chủ đề tích hợp : 6 tiết:
Tôi đi học ( 2 tiết) Trong lòng mẹ (2 tiết) 
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (1 tiết) Bố cục văn bản (1 tiết)
Ngày dạy: 07/9/2020
Tiết 1
VB: TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
 - Nắm được vài nét sơ lược về tác giả Thanh Tịnh.
 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
 - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường.
2. Phẩm chất : 
- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
- Hình thành và giáo dục cho học sinh tình yêu trường lớp, quê hương, yêu gia đình và bạn bè.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự giác trao đổi tìm hiểu bài và hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tự viết được cảm xúc của mình về ngày khai trường.
b. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ : đọc và nói được suy nghĩ, cảm xúc về tác phẩm
- Năng lực văn học : HS tự đọc và nói được về VB, suy nghĩ về VB; HS nghe GV và bạn hướng dẫn, trao đổi; HS viết được đoạn văn cảm thụ về VB.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: băng nhạc bài hát Ngày đầu tiên đi học, phiếu học tập
2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao, sưu tầm tài liệu tham khảo, tranh ảnh, tra cứu thông tin.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp 
- Đọc diễn cảm
- Nêu vấn đề; Vấn đáp – đàm thoại
- HĐ nhóm nhỏ 
- HĐ cá nhân
2. Kỹ thuật 
+ kĩ thuật khăn trải bàn
+ kĩ thuật động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: KT sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
-Vào lớp 1, ai là người đưa em đến trường, cảm giác ngày đó đến trường thấy thế nào?
- Vào lớp 6, ấn tượng của em về trường THCS Phúc Than như thế nào? Khi trong hàng được các anh chị vỗ tay đón vào trường trong lễ khai giảng, em có cảm giác ra sao?
GV mở nhạc bài: Ngày đầu tiên đi học
GV: ấn tượng ngày đầu tiên đi học của mỗi người đều rất sâu sắc, vì đó là ngày rời xa vòng tay mẹ để đến một nơi đông người, nghiêm trang, nơi đem lại kiến thức, hiểu biết và rất nhiều niềm vui – đó là mái trường. Vậy Thanh Tịnh nhớ gì về ngày đầu tiên đi học- các em cùng tìm hiểu bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ cá nhân:
Cho HS đọc chú thích * 
? Trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh và sự nghiệp sáng tác của ông? 
? Hãy nêu xuất xứ của văn bản? 
HĐ cá nhân:
* Gv hướng dẫn HS đọc văn bản
- Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi". 
- Hs: Đọc
Gv: Nhận xét giọng đọc của HS
HĐ nhóm 4 trong 3’: 
- Y/c học sinh tóm tắt các sự kiện tiêu biểu, đại diện HS trả lời. 
- HS nhóm khác bổ sung, NX, GV NX.
- Gv: Hướng dẫn HS giải thích các chú thích.
+ ông đốc, lạm nhận, lớp năm.
HĐ cá nhân:
? Văn bản “Tôi đi học” đươc viết theo PTBĐ là gì, thuộc thể loại nào??
? Truyện có mấy nhân vật, ai là nhân vật chính?
? Truyện có thể chia bố cục như thế nào? 
GV: Ở phần 2: có thể tách nhỏ 3 phần
- Buổi mai hôm ấy ngọn núi: Cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường. 
- tiếp theo nghĩ cả ngày nữa: Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường.
- còn lại: Cảm nhận của “Tôi” trong lớp học.
HĐ cá nhân:
- HS đọc lại nội dung đoạn văn 1
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên qua những chi tiết nào?
( HĐ nhóm đôi 3’)
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? (K-G)
- Thời điểm gợi nhớ, buồn xao xuyến.
? Tại sao thời điểm, cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt lại trở thành kỉ niệm trong tâm trí của tác giả? (HĐ cá nhân – động não)
- Đó là thời điểm đã diễn ra sự kiện quan trọng trong đời tác giả, đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường.
HĐ cá nhân
? Trước khung cảnh đó, tác giả đã nhớ lại tâm trạng của buổi tựu trường như thế nào?
HS: Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng:
- Lòng tôi lại nao nức...mơn man...
- ... những cảm giác... nảy nở trong lòng như mấy cành...đãng.
- lòng tôi lại tưng bừng, rộn rã.
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả? (HĐ cá nhân – động não)
? Qua cách miêu tả đó, em thấy điều gì ở tâm trạng của nhân vật tôi?
GVPT: Những cảm xúc của tác giả qua các từ nao nức, mơn man, nảy nở góp phần rút ngắn khoảng thời gian quá khứ và hiện tại, làm cho câu chuyện xảy ra từ lâu mà như hôm qua.
? Qua phân tích, em cảm nhận được gì cách khơi nguồn của tác giả?
GV: Bằng sự liên tưởng độc đáo, so sánh thú vị đã diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi nghĩ về ngay khai trường đầu tiên của mình.
HĐ cá nhân: đọc đoạn 1.
? Những hình ảnh, chi tiết nào trong văn bản cho ta biết được tâm trạng của chú bé khi cùng mẹ tới trường? 
- HĐ Nhóm đôi 3’
HĐ cá nhân – động não:
? Em có NX gì về cách sử dụng từ ngữ, cách kể chuyện của tg trong đoạn văn này? 
HĐ nhóm đôi 1’
? Từ những cảm giác đó cho thấy tâm trạng gì của nv “tôi”?
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả - Văn bản:
a. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988) là nhà văn có sáng tác từ trước cách mạng tháng 8 ở các thể loại thơ, truyện, thành công hơn là truyện ngắn.
- Sáng tác của ông toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
b. Văn bản: Được in trong tập “Quê mẹ” ( XB:1941).
2. Đọc, tìm hiểu chú thích: 
a. Đọc, tóm tắt: 
b. Chú thích: SGK
3. Tìm hiểu chung: 
- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Truyện ngắn trữ tình 
- NV chính: tôi
*. Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu -> “Rộn rã”: Khơi nguồn kỷ niệm
- P2: Còn lại: Tâm trạng NV “Tôi” trong buổi tựu trường.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Kỉ niệm buổi tựu trường:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc. Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè...
-> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ, sử dụng từ láy và biện pháp so sánh.
-
 - Tâm trạng: Nao nức, bồi hồi khi nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
2. Những cảm nhận của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nở... bầu trời quang đãng”.
- Con đường quen đi lại lắm lần -> có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”
- “Tôi có ý nghĩ ...lướt ngang trên ngọn núi ...”
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển sách mới trên tay.
- Nâng niu sách vở, muốn thử sức mình...
-> Cách kể chuyện nhẹ nhàng, miêu tả bằng những lời văn giàu chất thơ, hình ảnh so sánh đầy thơ mộng 
=> Tâm trạng: phấn chấn, hồi hộp, háo hức. Có một sự thay đổi lớn đang diễn ra trong lòng.
* HĐ3: LUYỆN TẬP
- Học sinh kể tóm tắt được nội dung truyện.
- Nắm được tâm trạng nhân vật tôi trên đường tới trường.
* HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn khoảng 5 dòng nêu cảm xúc của em về buổi đầu tiên vào lớp 1.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Theo em, có thể đổi tên cho Vb này được không? Vì sao?
- Có thể kể thêm về chuyện của những buổi học sau đó được không? Vì sao?
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
	- Học bài cũ: tóm tắt VB; Thuộc ND chính của tiết 1
	- Soạn bài phần tiếp theo của văn bản.
 + Tâm trạng của nhân vật tôi khi đến trường, khi bước vào lớp.
 + Thái độ tình cảm của người lớn trong ngày khai trường.
 + Vai trò của thầy cô giáo và mái trường trong cuộc đời mỗi con người?
 __________________________________________
PHỤ LỤC
Phiếu HT1
Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên qua những chi tiết nào?
Cảnh TN
Cảnh SH
Phiếu HT2
? Những hình ảnh, chi tiết nào trong văn bản cho ta biết được tâm trạng của chú bé khi cùng mẹ tới trường? 
Chi tiết, hình ảnh 
Tâm trạng cậu bé

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chu_de_tich_hop_6_tiet.doc