Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 32

Tuần 32 - Tiết 125

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức :Học sinh hiểu được hiệu quả của việc diễn đạt lô- gic.

- Học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra.

2. Kĩ năng :trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, khi viết.

- Rèn cho học sinh kĩ năng phát hiện và chữa đc các lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc.

3. Thái độ : GD cho hs ý thức lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp , có ý thức diễn đạt lô- gíc

- Giáo dục ý thức nói- viết đúng lô- gích.

4.Phát triển năng lực:

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tạo lập văn bản

 

docx 15 trang phuongnguyen 30/07/2022 3900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 32
Tuần 32 - Tiết 125 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức :Học sinh hiểu được hiệu quả của việc diễn đạt lô- gic.
- Học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra.
2. Kĩ năng :trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, khi viết.
- Rèn cho học sinh kĩ năng phát hiện và chữa đc các lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc.
3. Thái độ : GD cho hs ý thức lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp , có ý thức diễn đạt lô- gíc
- Giáo dục ý thức nói- viết đúng lô- gích.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK
-PHIẾU HỌC TẬP 1.Hãy nối A với B cho phù hợp:
A.
B
1. Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
a.Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
2.Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
b. Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật.
3. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.
 c. Thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật.
4. Trong tay đủ cả quản bút, lọ mực, giấy trắng và giấy thấm.
 d. Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói.
-PHIẾU HỌC TẬP 2.Phát hiện lỗi và chữa lỗi trong những câu a.b.c.d SGK
Ví dụ
Lỗi sai
Sửa
a.Chúng em đã giúp những bạn HS vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.
b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c. Lão Hạc, Bước đường cùng Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
d.Em muốn trở thành một tri thức hay một bác sĩ ?
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét 
. 
 1-b, 2-d, 3-a, 4-c.
Thuật ngữ: Lỗi điễn đạt có liên quan đến tư duy gọi là lỗi về lô gíc. Khi diễn đạt nếu có lô gíc hiệu quả giao tiếp sẽ rất cao, khiến cho người đọc, người nghe dễ hiểu.Và ngược lại nếu diễn đạt lô gíc sẽ gây khó hiểu cho đối tượng giao tiếp. Vậy diễn đạt sao cho hợp lô - gíc?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Phát hiện lỗi và chữa lỗi trong những câu cho sẵn
 HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 2.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét 
 Phát hiện lỗi và chữa lỗi trong những câu a.b.c.d SGK
. 
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Ví dụ
Lỗi sai
Sửa
a.Chúng em đã giúp những bạn HS vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.
quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập 
=> Không cùng loại
- đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt khác.
- quần áo, giày dép và sách vở, bút mực
b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
- Câu có kiểu kết hợp A- nói chung ,B nói riêng. Câu trên A,B không cùng loại ,A không bao hàm được B
thay từ bóng đá là từ sinh viên:
-thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng
c. Lão Hạc, Bước đường cùng Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
Kiểu câu kết hợp A,bvà c (quan hệ đẳng lập ) như vậy A.B.C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng(tác phẩm văn học)
NgôTất Tố thay bằng từ Tắt đèn:
-Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt đèn
d.Em muốn trở thành một tri thức hay một bác sĩ ?
A=Tri thức, B = bác sĩ →Lựa chọn. Từ trí thức là từ có nghĩa rộng bao hàm bác sĩ. Không thể đặt trong cấu trúc A hoặc B.
thay trí thức bằng giáo viên, công nhân thay cho bác sĩ:
một giáo viên hay một bác sĩ 
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Xác định kiểu cấu trúc câu e chỉ ra lỗi sai và sửa lại
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận?
e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc xảo về ngôn từ.
- Câu có cấu trúc kết hợp “không chỉ A mà còn B” A và B phải là những từ không có quan hệ rộng – hẹp với nhau.
- Câu sai A bao hàm B (nghệ thuật bao hàm ngôn từ)- câu có các từ khong nằm trong kiểu cấu trúc.
- Sửa lại:Thay “ngôn từ” bằng nội dung hoặc thay “nghệ thuật” bằng bố cục
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Xác định kiểu kết hợp câu g? Phát hiện lỗi và sửa?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý .
-GV tổng hợp - kết luận?
g. Trên sân ga chỉ còn lại hai người, một người thì cao gầy , còn một người thì mặc áo ca rô.
- Người viết có ý miêu tả đối lập đặc trưng của hai người được miêu tả Nhưng các dấu hiệu đó phải được miêu tả bằng các từ cùng trường từ vựng đối lập nhau
Nên sửa từ cao gầy - mặc áo trắng hoặc thấp béo- áo ca rô.
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Xác định mục đích miêu tả của người viết, chỉ ra chỗ sai trong câu h và sửa?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý .
-GV tổng hợp - kết luận?
h.Chị Dậu rất cần cù ,chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con
A=chị Dậu cần cù, chịu khó, B = rất mực yêu thương chồng con. Dùng qht nên→ (nhân quả) không phù hợp với các cụm từ có quan hệ đẳng lập
- Sửa lại: thay qht “nên” bằng qht “và”→ qh đẳng lập, bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) Xác định nghĩa của từ chỉ ra lỗi sai và sửa lại trong câu i?
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến. 
i.Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người A =>quần áo, giày dộp. B => đồ dùng học tập
- Kiểu câu kết hợp A,b và c (quan hệ đẳng lập ) như vậy A.B.C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng(tác phẩm văn học)
- Sửa từ NgôTất Tố thay bằng từ Tắt đèn
- Sửa lại: thay qht “nên” bằng qht “và”→ qh đẳng lập, bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp.
 	Lỗi diễn đạt không chỉ thuần túy liên quan đến mặt sử dụng ngôn ngữ mà còn liên quan đến tư duy của người nói, người viết. Vì vậy để tránh lỗi diễn đạt một mặt phải nắm vững những qui tắc sử dụng ngôn ngữ, mặt khác phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy. Bài học này nêu ra một số lỗi diễn đạt liên quan đến tư duy của người nói, người viết.
 II.Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt trong lời nói, bài viết của người khác và của bản thân:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- HS tìm những lỗi diễn đạt trong bài TLV của mình hoặc của các bạn cùng lớp, trong lời nói hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Học sinh tìm lại trong các bài kiểm tra.
- Tự sửa chữa.
VD: a) Trọng không những học giỏi mà còn rất chăm làm nên bạn ấy luôn được điểm 10.
b) Bạn An bị ngã xe máy hai lần, một lần trên đường phố, một lần bị bó bột tay.
c) Gần trưa, đường phố tấp nập, xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa dần.
Trong thực tế, học sinh thường mắc một số lỗi diễn đạt sau:
(1) ''A và B khác''(A và B cùng loại; A là từ ngữ có nghĩa hẹp, B là từ ngữ có nghĩa rộng) hoặc A < B
(2) Kiểu câu: ''A nói chung và B nói riêng'' (A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn B)
(3) Kiểu câu kết hợp: ''A, B và C'' (mối quan hệ đẳng lập) (A, B, C cùng trường từ vựng)
(4) Kiểu câu ''A hay B'' (A, B bình đẳng, không bao hàm nhau)
(5) Kiểu câu kết hợp: ''Không chỉ A mà còn B'' (A và B bình đẳng) không bao hàm.
(6) A còn B (đối lập về đặc trưng trong phạm vi một phạm trù.
(7) Sử dụng quan hệ từ thích hợp
Nguyên nhân: thường không nắm vững kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và không nắm vững về trường từ vựng.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Ôn lại để nắm vững kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và không nắm vững về trường từ vựng.
-Nhận biết và biết cách sửa các lỗi diến đạt thường mắc.
- Chuẩn bị đề cương ôn tập cho tiết ''Ôn tập Tiếng Việt''
----------------
Tuần 32 - Tiết 126 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức :- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị tư tưởng, thẩm mĩ đặc sắc, những nét chung , nét riêng về phương diện thể loại.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng, tổng hợp, phân tích, chứng minh, hệ thống hóa.
3. Thái độ :- bồi dưỡng tinh thần tích cực, chủ động trong học tập.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản -Năng lực đọc hiểu văn bản.
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Tư liệu, hình ảnh...
- Phiếu học tập 1:
Stt
VB
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Nhớ rừng
2
Ông đồ
3
Khi con tu hú
4
Quê hương
5
Tức cảnh Pác Bó
6
Ngắm trăng
7
Đi đường
-Phiếu học tâp 2 :
Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật trong các văn bản thơ theo mẫu sau:
Đặc điểm
Tác phẩm - Tác giả
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn ( Phan Châu Trinh), Muốn là thằng Cuội (Tản Đà)
- Nhớ rừng - Thế Lữ
- Ông đồ-Vũ Đình Liên
- Quê hương-Tế Hanh 
Số câu/ số tiếng...
Vần/ nhịp, giọng điệu
Nội dung tư tưởng
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Đọc một bài thơ mà em tâm đắc. Giới thiệu đôi nét về bài thơ đó ?
HOẠT ĐỘNG ÔN LUYỆN /VẬN DỤNG
1. Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam 
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Yêu cầu học sinh trình bày bảng thống kê đã chuẩn bị của mình (mẫu theo SGK tuân thủ những điều ghi chú đưới mẫu thống kê trong SGK)
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Stt
VB
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thơ tự do
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
- Bút pháp lãng mạn truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp, phép tương phản của nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2
 Ông đồ
Vũ Đình Liên
Ngũ ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
- Bình dị, cô đọng, hàm súc, đối lập, tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi, tả cảnh ...
3
Khi con tu hú
Tố Hữu
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù
- Giọng thơ sôi nổi thuần khiết, tưởng tượng phong phú.
4
Quê hương
Tế Hanh
Tám chữ
- Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua... tươi sáng sinh động về một làng quê miền biên trong đó nổi bật lên là hình ảnh khoe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
- Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc và tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng.
5
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó, làm CN và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
- Giọng thơ hóm hỉnh
- Vừa cổ điển vừa hiện tại.
6
Ngắm trăng
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê, phong thái unng dung gnhệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tăm tối.
- Nhân hoá, điệp từ đối xứng và đối lập, câu hỏi tu từ.
7
Đi đường
- Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc từ việc đi đường núi gọi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Điệp từ, tính đa nghĩa trong hình ảnh thơ.
2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật trong các văn bản thơ:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 2.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Yêu cầu học sinh thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên củng cố bằng bảng hệ thống:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Đặc điểm
Tác phẩm - Tác giả
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn ( Phan Châu Trinh), Muốn là thằng Cuội ( Tản Đà)
- Nhớ rừng - Thế Lữ
- Ông đồ-Vũ Đình Liên
- Quê hương-Tế Hanh 
Số câu/ số tiếng...Vần/ nhịp, giọng điệu
Thơ cũ (đa số thơ Đường luật) hạn định số câu số chữ, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
- Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, tới thơ tự nhiên, bình dị giảm tính công thức, ước lệ(thơ mới)
Nội dung tư tưởng
Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường - cái ta (chung)
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do.
Thơ mới còn dùng để gợi tả 1 phạm trù thơ có tính chất lãng mạn bột phát vào những năm 1932 - 1933 chấm dứt 1945 với những tên tuổi HMT, Xuân Diệu ...Sự đổi mới không phải ở phương diện thể thơ mà ở chiều sâu cảm xúc và tư duy thơ. Cái yếu tố cốt yếu để phân biệt thơ ca thuộc dòng thơ mới hay thơ cũ không phải chỉ ở hình thức của bài thơ đó như thế nào, thuộc kiểu hình thức mới hay cũ mà là ở nội dung và giá trị mà bài thơ đó truyền tải được . Cái truyền tải được mới chính là tinh thần của thơ mới để phân biệt điểm khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ.vì hình thức thơ mới linh hoạt, tự do, số câu trong bài khong hạn định, lời thơ tự nhiên, gần lối nói thường, không có tính chất ước lệ và không hề công thức khuôn sáo,cảm xúc nhà thơ chân thật.
3. Những đặc điểm cơ bản của các bài thơ của Hồ Chí Minh
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Những đặc điểm cơ bản của các bài thơ của Hồ Chí Minh?
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Tâm hồn thi sĩ: Sự rung động 
+ Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất, kiên cường của người CM, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hiểm nguy.
+ Giữ phong thái bình tĩnh ung dung, lác quan trong thử thách, khao khát tự do, tinh thần lạc quan CM.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tự ôn lại những văn bản đã học.
- Lập bảng thống kê các văn bản đã học từ bài 22 25 các văn bản nghị luận, thống kê các văn bản nhật dụng theo mẫu SGK.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo.
Tuần 32 - Tiết 127 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống được các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản ;đặc trưng thể loại ; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc- hiểu văn bản như cáo, chiếu , hịch.
- Sơ giản về lí luận văn học, về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm , luận cớ trong các văn bản đã học , học tập cách trình bày lập luận có lí có tình.
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức yêu thích môn học, có ý thức hệ thống hoá kiến thức chùmvăn bản nghị luận trung đại.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
-Năng lực đọc hiểu văn bản.
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập 1:
So sánh: Hịch - cáo-chiếu-tấu.
HỊCH
CÁO
CHIẾU
TẤU
Giống nhau
Khác nhau
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC;
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
-Đánh giá việc tự học của các em
- Nêu yêu cầu tiết ôn tập.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Thảo luận để hoàn thành bảng ôn tập đã chuẩn bị ở nhà.
- Tổ chức cho HS thảo luận.- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Hệ thống văn bản
Sản phẩm của học sinh
Văn bản
 Tác giả
Nội dung
Nghệ thuât
Ghi Chú
Chiếu dời đô (1010)
Lý Công Uẩn
(974-1028)
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
Chiếu: thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan dân tuân hành
Hịch tướng sĩ(1285)
Trần Quốc Tuấn
(1231?-1300)
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược(thế kỷ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị đánh giặc. Bài thơ bừng bừng hào khí Đông A.
Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trỏ thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng chí, sáng lòng.
Hịch: Thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chông thù trong, giặc ngoài
Nước Đại Việt ta(1428)
Nguyễn Trãi
(1380-1442)
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý ngiã như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm xúc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tọc trong thời kỳ lịch sử của dân tộc thật sự lớn mạnh; đoạn trích đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Áng thiên cổ hùng văn
Cáo: Thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp
Bàn luận về phép học
(1791)
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
(1723-1804)
Quan niệm tiến bộcủa tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để lam người có đạo đức, có tri thức lam hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm(hành).
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phánnhững biểu hiện sai trái, lệc lạc trong việc học.Khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
Tấu: Là một loại văn thư của bề tôi, thần dân giử lên vua chúa để trình bày sự việc, í kiến đề nghị.
Đi bộ ngao du (1762)
Ru-xô(1712-1778)
Đi bộ ngao du có lợib ích về nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quí trọng tự do và rất yêu thiên nhiên.
Lí lẽ và dẫn chứng rút từ ngay kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng.
Nghị luận trong tiểu thuyết: thấy được bóng dáng tinh thần tác giả.
- Văn bản nghị luận: là văn bản trong đó người viết thể hiện tư tưởng, quan điểm , ý kiến khen chê về một vấn đề nào đó. Mục đích của người viết là thuyết phục, làm cho người đọc người nghe đồng tình, tin tưởng vào quan điểm, ý kiến của mình.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Chỉ ra điểm khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại?
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
* So sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại:
Dự kiến sản phẩm của HS
Văn nghị luận trung đại
Văn nghị luận hiện đại
- Viết bằng chữ Hán
- Có nhiều từ cổ, diễn đạt cổ, nhiều ước lệ tượng trưng , nhiều điển tích diển cố, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.
- Chia thành các thể chiếu, hịch cáo, mỗi thể mang một cách thức riêng.
- Mang tư tưởng, quan điểm con người trung đại.
- Viết chữ Quốc ngữ.
- Từ ngữ gần với lời nói thường, mang phong cách cá nhân của người viết.
- Chia thành các thể nghị luận hiện đại: Nghị luận xã hội, nghị luận văn chương, văn chính luận
- Mang tư tưởng, quan điểm con người hiện đại.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Chứng minh các văn bản nghị luận ở các bài: 22,23,24.25, 26 đều có tình có lí có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
2. Đặc điểm của các văn bản nghị luận trung đại:
- Có lí: Có các luận điểm xác đáng , cách sắp xếp luận điểm chặt chẽ khoa học.
- Có tình : Người viết bộc lộ tình cảm cảm xúc chân thực.
- Có chứng cứ : Có các sự thực hiển nhiên khẳng định luận điểm.
⇒ Một bài văn nghị luận hay phải kết hợp cả ba yếu tố trên . Các yếu tố này sẽ tạo nên sức thuyết phục lớn cho bài nghị luận.. Tuy nhiên trong bài văn nghị luận yếu tố lí lẽ là quan trọng nhất.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
3. So sánh: Hịch - cáo-chiếu-tấu.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
HỊCH
CÁO
CHIẾU
TẤU
Giống nhau
Đều là thể văn chính luận kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền  ngẫu.
Khác
nhau
mục đích
- Thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh
-Thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
Thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
đối tượng
Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
Quan lại, thần dân
 Văn bản
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi)
Thiên đô chiếu ( Lý Công Uẩn)
Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)
(1) Vì sao văn bản nước ĐV ta được coi là bản tuyên ngôn độc lập khi đó? So sánh để thấy được sự kế thừa và phát triển quan niệm về quốc gia độc lập giữa “ Nam quốc sơn hà” và “ Nước Đại Việt ta”?
- Vì bài cáo đã khẳng định nướcViệt Nam là một nước độc lập, tự chủ đó là chân lí hiển nhiên không thể phủ nhận.
- So với bài “ Sông núi nước Nam”
+Lí Thường Kiệt khẳng định quốc gia độc lập ở 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
+ Bài “Nước Đại Việt ta” kế thừa hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền và bổ sung ba yếu tố : Nền văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử .
⇒ Bài cáo vừa thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc vừa phát huy niềm tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống của thế hệ đi trước
HOẠT ĐỘNG TÌM TỎI, MỞ RÔNG
1.Hoàn thiện các bài tập trên
1.Thảo luận nhóm ôn tập về văn bản nhật dụng: Cách lập bảng hệ thống tương tự :
TT
TÁC PHẨM
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
1
Bài toán dân số
2
Thông tin về trái đất năm 2000
3
Ôn dịch thuốc lá
(3) Những vấn đề ở địa phương em thấy cần giải quyết:
VD:+ ô nhiễm môi trường ở các khu tập trung dân cơ (chợ, ngã ba, đóng rác trên đường về)
+ Việc lấn chiếm hành lang giao thông
---------------------
Tuần 32 - Tiết 128 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọ trật tự từ trong câu. Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng TV.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau. Biết lựa chọ trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Chương trình Tiếng Việt kì II em họcnhững nội dung nào.?
=> Các kiểu câu phân loại theo MĐ nói, Hành động nói, hội thoại, lựa chọn TTT trong câu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Hoàn thành sơ đồ tư duy về câu phân loại theo mục đích nói và thuyết minh sơ đồ?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
I.Các kiểu câu chia theo mục đích nói
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu yêu cầu bài tập 1?
- Mỗi câu trong đoạn trích thuộc kiểu câu nào trong các câu đã học.
- Nêu yêu cầu bài tập 2?
- Goi HS lên bản gtrình bày?
- Dựa theo nội dung trên đặt một câu nghi vấn.
- Gọi HS đọc bài tập 3
-Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Bài tập 1
C1: Câu trần thuật ghép (có 1 vế là dạng câu phủ định)
C2: Câu TT đơn
C3: Câu TT ghép
Bài tập 2
Ví dụ: Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp cái gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta?
Bài tập 3
- Câu có từ ngữ phủ định: không, chưa, không phải ...
- Chức năng: dùng để thông báo, xác nhận khong có sự việc, hiện tượng, tính chất, quan hệ nào dó, phản bác 1 ý kiến nhận định.
2. Hành động nói
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hành động nói là gì?
(2) Các kiểu hành động nói thường gặp?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- HĐ nói là một hđ thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Mỗi hành động nói được thực hiện bằng một kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp). Hoặc dùng bằng kiểu câu khác( cách dùng gián tiếp).
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Hãy xác định hành động nói của các kiểu câu đã cho.
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc bài tập 4?
? Hãy sắp xếp vào bảng.
- Gọi Hs nhận xét.
C1: hành động kể (thuộc HĐ trình bày)
C2: HĐ bộc lộ cảm xúc.
C3: HĐ nhận định (thuộc HĐ trình bày)
C4: HĐ đề nghị (thuộc HĐ điều khiển)
C5: là câu ... them C4 (kiểu trình bày)
C6: HĐ phủ định bác bỏ (kiểu trình bày)
C7: HĐ hỏi
Bài tập 4
- Học sinh sắp xếp
C1: HĐ kể + câu TT - dùng trực tiếp
C2: HĐ bộc lộ cảm xúc + câu NV - gián tiếp
C3: HĐ trình bày + câu cảm thán - trực tiếp
C4: HĐ điều khiển + cầu khiến - trực tiếp
C5: HĐ trình bày + NV - gián tiếp
C6: HĐ phủ định + câu PĐ - trực tiếp
C7: Hỏi + NV - trực tiếp
III. Lựa chọn trật tự từ trong câu 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Việc sắp xếp TTT trong câu có tác dụng gì.
(2) Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nói tiếp nhau trong đoạn văn.
(3) Trong những câu văn sau, việc sắp sếp các từ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì.? Đối chiếu 2 câu cho biết câu nào tính nhạc rõ ràng hơn.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Bài tập 1
- Theo trình tự diễn biến của tâm trạng kinh ngạc (trước) mừng rỡ (sau)
Bài tập 2
a) Lặp lại cụm từ ở câu trước để liên kết câu.
b) Nhấn mạnh thông tin chính của câu.
Bài tập 3
- Câu a rõ hơn vì: Đặt ''man mác'' trước ''khúc nhạc đồng quê'' gợi cảm xúc mạnh, kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn, kết thúc thanh trắc (mác)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Hê thống lại nội dung ôn tập.
+ Các kiểu câu
+ Các kiểu hoạt động nói
+ Lựa chọn TT từ
- Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt.
- Làm bài tập 3 (tr132)
- Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_32.docx