Đề kiểm tra Ngữ văn 8 (Có đáp án)

I. ĐỌC- HIỂU ( 3 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

(Trích Ngữ văn 8, tập II)

Câu 1: (1,0 điểm) Nêu xuất xứ của đoạn thơ trên?

Câu 2 : (0,5 điểm): Câu cuối trong khổ thơ trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 3: (1 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 4: (0,5 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy liên hệ bản thân về trách nhiệm giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc?

II. PHẦN LÀM VĂN ( 7 điểm)

Câu 5: (1 điểm) Cho luận điểm sau, em hãy triển khai thành một đoạn văn khoảng “ Bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên là một bài thơ thể hiện lòng thương người và niềm hoài cổ”

Câu 6: ( 6 điểm) Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành

 

docx 3 trang phuongnguyen 02/08/2022 7680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Ngữ văn 8 (Có đáp án)
1 Ma trận: 
 Mức độ
Lĩnh vực ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phần đọc hiểu
Câu 1
1 đ
Câu 2
0,5đ
Câu 3
1 đ
Câu 4
0,5
Phần làm văn
câu
 7đ
1câu
 10đ
Câu 1
1 đ
1 câu
Câu 2
2 đ
2,5đ
0,5 đ
1 đ
Tổng số câu
06
Tổng số điểm
 10 đ
Đề bài:
I. ĐỌC- HIỂU ( 3 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
(Trích Ngữ văn 8, tập II)
Câu 1: (1,0 điểm) Nêu xuất xứ của đoạn thơ trên?
Câu 2 : (0,5 điểm): Câu cuối trong khổ thơ trên thuộc kiểu câu gì?
Câu 3: (1 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 4: (0,5 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy liên hệ bản thân về trách nhiệm giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 5: (1 điểm) Cho luận điểm sau, em hãy triển khai thành một đoạn văn khoảng “ Bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên là một bài thơ thể hiện lòng thương người và niềm hoài cổ”
Câu 6: ( 6 điểm) Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đáp án và biểu điểm chấm 
Phần đọc hiểu:
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Ông đồ (0,5 đ) của tác giả Vũ Đình Liên(0,5 đ)
Câu 2: Câu cuối trong khổ thơ trên thuộc kiểu câu hỏi – câu hỏi tu từ ( 0,5 đ)
Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện lòng thương người – xót thương ông đồ - trong thời nho họ suy tàn và niềm hoài cổ.( 0,5 đ)
Câu 4: Liên hệ bản thân về ý thức trách nhiệm đối với việc giữ gìn những nét dẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta như ý thức giữ gìn văn hóa tôn sư trọng đạo, bảo vệ di tích lịch sử, uống nước nhớ nguồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống như thương người như thể thương thân, hiếu khách(0,5 đ)
Phần làm văn
Câu 5: ( 1,0 đ) Viết đoạn văn: yêu cầu viết đúng về hình thức doạn văn diễn dịch
Nội dung khai triển được hai khía cạnh: thương người và niềm hoài cổ
Câu 6: làm văn: Chọn một trong hai đề để làm bài
a. Yêu cầu kĩ năng (1điểm)
- Đúng đặc trưng của bài văn nghị luận
- Trình bày rõ ràng rành mạch các luận điểm luận cứ, dẫn chứng cụ thể xác thực.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- Bố cục ba phần rõ ràng.
b. Kiến thức: (5 điểm)
I. Mở bài: 1,0 đ
- "Bàn luận về phép học" là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên.
II. Thân bài:4,0đ
1. Giải Thích: (0,5đ)
- Học: là hoạt động của trí óc để tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. 
=> Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.
2. Tại sao học lại phải đi đôi với hành? (2,0 đ)
- Nếu học chỉ để nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: "Trăm hay không bằng hay quen" thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên "học hành, học hỏi, học tập".
- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.
3. Tác dụng (1,5 đ)
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống( Ví dụ: 1 kỹ sư học lý thuyết trong trường, khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất, vào cuộc sống.)
- Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
- Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.
III. Kết bài: 1đ
- Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là 2 mặt đồng thời của 1 quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.
- Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên.
 * Lưu ý
- Điểm 5-6: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diến đạt, lối viết giản dị, chân thành tạo được sự đồng cảm và thuyết phục trong người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt .
- Điểm 4: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá
- Điểm 3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các luận điểm. Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt và phân tích còn lúng túng
- Điểm 2: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Nêu các luận điểm chưa chính xác, chưa đầy đủ.
- Điểm 1: Bài viết quá yếu về cả nội dung và diễn đạt.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_ngu_van_8_co_dap_an.docx