Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn 8

Phần I: Đọc – Hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Ngày nào tôi cũng được bố đèo vào bệnh viện thăm mẹ. Dù mệt mỏi nhưng mẹ vẫn tự tay vắt cam, pha sữa cho tôi uống. Mẹ cười rất tươi khi biết tôi vẫn chăm sóc cẩn thận cho những bông hoa ở nhà. Mẹ còn xin phép ông bác sĩ già được tặng vài giống hoa đẹp cho khu vườn của bệnh viện. Thấy mẹ như vậy, tôi cũng an tâm phần nào. Tôi sà vào lòng mẹ và hỏi:

- Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Mẹ phải nhanh khỏi ốm đấy nhé!

Mẹ âu yếm thơm tôi và trả lời:

- Ừ, được rồi, mẹ sẽ nhanh khỏi ốm để đưa con trai mẹ ra vườn chơi.

Thế nhưng lúc về, tôi thấy hình như mắt mẹ đẫm lệ.

 ( Theo Sưu tầm – Báo mới.com)

1. Đặt nhan đề cho đoạn trích trên. (0.5 điểm)

2. Nêu ý nghĩa nội dung câu chuyện trong đoạn trích. (0.5 điểm)

3. Xác định 1 câu trần thuật và nêu chức năng của câu trần thuật ấy. (1 điểm)

4. Vì sao người mẹ dù mệt mỏi nhưng “vẫn tự tay vắt cam, pha sữa” cho con. Trả lời từ 2 - 3 câu văn. ( 1 điểm)

 

docx 8 trang phuongnguyen 25/07/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn 8

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn 8
ĐỀ THAM KHẢO HK2 MÔN NGỮ VĂN 8
Đề 1
Phần I: Đọc – Hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Ngày nào tôi cũng được bố đèo vào bệnh viện thăm mẹ. Dù mệt mỏi nhưng mẹ vẫn tự tay vắt cam, pha sữa cho tôi uống. Mẹ cười rất tươi khi biết tôi vẫn chăm sóc cẩn thận cho những bông hoa ở nhà. Mẹ còn xin phép ông bác sĩ già được tặng vài giống hoa đẹp cho khu vườn của bệnh viện. Thấy mẹ như vậy, tôi cũng an tâm phần nào. Tôi sà vào lòng mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Mẹ phải nhanh khỏi ốm đấy nhé!
Mẹ âu yếm thơm tôi và trả lời:
- Ừ, được rồi, mẹ sẽ nhanh khỏi ốm để đưa con trai mẹ ra vườn chơi.
Thế nhưng lúc về, tôi thấy hình như mắt mẹ đẫm lệ.
 ( Theo Sưu tầm – Báo mới.com)
1. Đặt nhan đề cho đoạn trích trên. (0.5 điểm)
2. Nêu ý nghĩa nội dung câu chuyện trong đoạn trích. (0.5 điểm)
3. Xác định 1 câu trần thuật và nêu chức năng của câu trần thuật ấy. (1 điểm)
4. Vì sao người mẹ dù mệt mỏi nhưng “vẫn tự tay vắt cam, pha sữa” cho con. Trả lời từ 2 - 3 câu văn. ( 1 điểm)
Phần 2: (7 điểm)
1.Viết đoạn văn ngắn (150 – 200 chữ) nêu cảm nhận về một hình ảnh mà em thích nhất trong bức tranh tứ bình của bài thơ “ Nhớ rừng” – Thế Lữ. (3điểm)
2.Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraha Linhcon viết: “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Em có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi đó? Hãy trình bày quan điểm bản thân bằng một bài văn nghị luận. (4 điểm)
Đề 2
Phần I: (3 điểm)
          Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng
Vui say, ai cấm ta đừng
Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hưu 
 (Trên đường đi - Hồ Chí Minh)
Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của bài thơ. (1điểm)
Từ bài trên gợi cho em liên hệ đến bài thơ nào đã học trong chương trình? Hãy chép lại bài thơ đó.(1 điểm)
Xác định kiểu câu và chức năng của câu thơ sau: (0.5 điểm)
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng.
          4. Trật tự từ trong câu sau thể hiện điều gì? (0.5 điểm)
          Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.          
 Phần II: (7 điểm)
  Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 8-10 câu) nêu cảm nhận về nỗi lòng của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn sau: (3 điểm)
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
 ( Trần Quốc Tuấn - Hịch tướng sĩ)
Bác Hồ từng nói: “Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay, trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng cả thảy đều là dòng dõi tổ tiên tanên ta phải khoan dung, thông cảm”. Từ lời dạy của Bác, em hãy viết bải văn suy nghĩ về lòng khoan dung. (4điểm)
Đề 3
Phần 1: (3 điểm)
	Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu.
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
con về rợp bướm vàng bay.”
 ( Trích: “Bài Học Đầu Cho Con”- Đỗ Trung Quân)
Câu 1. Đoạn trích trên gợi em nhớ đến tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2? Cho biết tên tác giả của tác phẩm ấy. (1 điểm)
Câu 2. Xác định kiểu câu trong khổ thơ in đậm và cho biết chức năng của nó. (1 điểm)
Câu 3. Nếu được hỏi : “ Quê hương là gì?”, em sẽ trả lời như thế nào? Hãy diễn đạt câu trả lời của em bằng vài câu văn. (1 điểm)
Phần II. (7,0 điểm)
Câu 1. Câu 2: (3 điểm)
	Viết đoạn văn khoảng 150- 200 chữ nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu qua khổ 2 bài thơ “ Khi con tu hú”
Câu 2.( 4 điểm) Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về thông điệp của bức hình sau: 
Đề 4
Phần 1 (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Việt Nam là một đất nước nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông.Việt Nam có khoảng hơn 4000 đảo, trên biển Đông có các đảo lớn như Trường Sa, Hoàng Sa [...]Những bài học vỡ lòng về địa lí còn thấm sâu trong tim các thế hệ người Việt Nam. Mảnh đất hình chữ S thật nhỏ bé khiêm nhường biết bao nhiêu. Nhưng suốt lịch sử mấy nghìn năm có biết bao câu chuyện được lưu truyền, được cất giữ cùng máu xương nhiều đời người rồi gìn giữ, vun xới để lại cho con cháu muôn đời sau.” (Lời bình phim “Nơi huyền thoại bắt đầu” – VTV1)
Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)
 Đoạn văn cung cấp cho em kiến thức gì? (0,5 điểm)
Tìm một câu cảm thán có trong đoạn văn và cho biết câu câu cảm thán dùng để làm gì? (1,0 điểm)
Em hãy viết một vài câu văn nêu cảm nhận của em về đất nước, con người Việt Nam. (1,0 điểm)
Phần 2 (7 điểm)
Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu) cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của Bác qua bài thơ “Ngắm trăng.” (3 điểm)
Đọc mẩu chuyện sau:
Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng không tìm thấy được gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi. Tên trộm quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh”. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại. Thiền sư nhìn theo dáng tên trộm khuất dần, không ngừng thương cảm “rất đáng thương, ta muốn cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng còn đường anh xuống núi.” 
 (Nguồn: www.ngonluanho.net)
Bài học em học được từ câu chuyện trên là gì? Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về vấn đề được rút ra từ câu chuyện trên. (4 điểm)
Đề 5
PHẦN 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Cuộc đua marathon hằng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, cùng với Doug, theo sau các vận động viên khi có ai đó cần được săn sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên dần vượt lên trước. Chính lúc đó, hình ảnh một người phụ nữ mặc quần sooc màu xanh da trời, áo thung rộng thùng thình đập vào mắt tôi. Chúng tôi biết mình đã nhận diện được “người cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối lại cứ đưa ra, đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò, cổ động cho chị tiến lên với vẻ sờ sợ, chen lẫn phấn khích và tôn kính. Tôi nửa muốn chị ngừng lại, nửa cầu mong chị tiếp tục. Cuối cùng, chị là người cuối cùng còn trong tầm nhìn. Vạch đích hiện ra, tiếng la hò ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
 (John Ruskin- “Hạt giống tâm hồn”)
Nêu nội dung văn bản. (0,5 điểm)
Vì sao John Ruskin lại cảm thấy “Tôi nửa muốn chị ngừng lại,nửa cầu mong chị tiếp tục”? (0,5 điểm)
Người viết bộc lộ thái độ,tình cảm gì qua câu chuyện trên? (0,5 điểm)
Em rút ra cho mình bài học gì từ câu chuyện trên? (0,5 điểm)
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu sau: “Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.”
Phần II: (7 điểm)
1.Em hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày cảm nhận về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.(3 điểm)
2. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về bài học sâu sắc được gợi ra từ câu chuyện trong văn bản ngắn trên. (4 điểm)
Đề 6
PHẦN I: (3 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
“ Từ bóng tối nhà lao ( hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồn Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài, và nhà tù vẫn cứ tối tăm. Bác đã đưa ánh trăng tảo sáng vào trong nhà tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất.”
 ( Nguyễn Đăng Mạnh)
Đoạn văn trên nhắc em nhớ tới bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 8 đã học? Tác giả là ai? ( 1 điểm)
Trong bài thơ vừa tìm được ở câu a, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Tâm trạng của Bác Hồ ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời ? Hãy trình bày từ 2-3 câu văn.( 1điểm)
Câu 2: ( 1 điểm)
Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:
 Than ôi!(1) Sức người khó lòng địch nổi với sức trời!(2) 
 ( Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
Phần II. (7,0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
 Cảm nhận về một hình ảnh em yêu thích trong bài thơ " Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.
Câu 2.( 4 điểm) 
 Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mỗi quan hệ giữa “ học” và “hành”.
Đề 7
Phần I: (3 điểm)
 Đọc khổ thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: 
 Nhớ con sông quê hương
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
 (Nguồn Internet)
1. Đoạn thơ trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2? Văn bản em vừa tìm được tác giả là ai? (1điểm) 
2. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng vài câu văn? (1 điểm)	
3. Tìm 1 câu nghi vấn trong đoạn thơ trên? Đặc điểm, hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? (1điểm)
Phần II: (7 điểm)
Hãy viết đoạn văn ( Khoảng 150- 200 chữ) nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ mà em thích nhất trong bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. (3 điểm)
Tập làm văn: (4 điểm)
 Hai biển hồ
 Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh, mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...
 Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.
 Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
 Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!
 (Trích “Bài học làm người”- Nhà xuất bản Giáo dục)
 Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề được rút ra từ câu chuyện trên.
Đề 8
Phần I (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.
(Theo Phạm Lữ Ấn, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 1.Nêu nội dung đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 2.Tìm một câu cầu khiến và một câu nghi vấn có trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 3.Qua đoạn trích trên, theo em, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Hãy trình bày cảm nhận của em về thông điệp đó bằng một đoạn văn ngắn ( 3 – 5 câu). (1,0 điểm)
Phần II (7 điểm)
Câu 1: Viết một văn bản ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lao động trong hai câu thơ sau: (3 điểm)
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;”
 (Quê hương_ Tế Hanh)
Câu 2: Tập làm văn (4 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống sau: “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
Đề 9
PHẦN I : 3 điểm
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
Như lịch sử đã ghi nhận, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đã trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập tự do cho Việt Nam. Nơi Người ở đầu tiên khi về nước hoạt động là núi rừng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi “non xanh, nước biếc, rừng thẳm, đất thiêng”, cảnh vật hữu tình, nên thơ, hùng vĩ, người dân chất phác, hiền lành, thuần hậu, đầy tình yêu quê hương, đất nước.
Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, lòng người dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề: “Pác Bó hùng vĩ”
“Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.”
Người đã đặt tên cho con suối Khuổi Mịn là suối Lê nin, đặt tên cho núi Phja Tào là núi Các Mác, bởi tư tưởng của Mác cao ngất như ngọn núi, tư tưởng của Lê nin như suối nguồn, đó là tư tưởng tiến độ của loài người, là chân lý cách mạng. 
Ngay sau đó một thời gian, Bác Hồ lại làm bài thơ với tiêu đề: “Tức cảnh Pác Bó”
[]
Giờ đây, đọc lại những bài thơ của Bác sáng tác ở Pác Bó, chúng ta vẫn thấy sự hồn nhiên, tự tại, hào sảng, khoan thai, thi vị ở các câu thơ của một bậc thi sĩ - vĩ nhân..
(Trích “Ba bài thơ bác làm ở Pác Bó” – báo Cao Bằng online – 26/ 1/ 2012)
1./ Bài viết trên có nhắc đến bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” – một tác phẩm mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Hãy chép lại hai câu thơ mà em yêu thích trong bài thơ ấy. 
(1 điểm)
2./ 	Trong bài báo trên có câu : 
Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, lòng người dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề: “Pác Bó hùng vĩ”.
a./ Câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? (0.5 điểm) 
b./ Qua hai câu thơ :
“Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.”
Em nhận thấy Bác đã thực hiện hành động nói gì ? (0.5 điểm)
3./ Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, em có cảm nghĩ gì về nét đẹp tâm hồn của Bác Hồ ? Trình bày cảm nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu). (1 điểm)
PHẦN II : 7 điểm
1./ 
“Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”
(Trích “Khi con tu hú” – Tố Hữu)
Đọc đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của thiên nhiên vào hè ? Trình bày cảm nhận của em bằng một văn bản ngắn. (3 điểm)
2./ Học tập là nhiệm vụ, cũng là niềm vui đối với tuổi học sinh. Thế nhưng, một số học sinh hiện nay lại có những biểu hiện lười biếng, bê bối trong việc học tập. Em hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy. (4 điểm)
Đề 10
Phần I: (3 điểm)
          Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò.
 Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên. Có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
 Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào nhé!”.
 Vị giáo sư ngăn lại: “Này! anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả. Em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”.
Cậu sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Một lúc sau người nông dân nhặt được đồng tiền tỏ vẻ ngạc nhiên, vui mừng và quỳ gối xuống ngước mặt lên trời nói lời cảm tạ.
 Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”.
Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”.
Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: ‘Cho đi còn hạnh phúc nhận về’”.
 (Quà tặng cuộc sống)
Nội dung chính của văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)
Tìm câu chủ đề có trong đoạn văn. (0,5 điểm)
          3. Xác định kiểu câu và chức năng của câu văn sau: (1 điểm)
 Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò.
 4. Từ cách xử sự của cậu sinh viên trong câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy diễn đạt bài học ấy bằng một vài câu văn. (1 điểm) 
Phần II: (7 điểm)
          1.  Em hãy viết văn bản ngắn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong khổ thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. (3 điểm)
          2. Trò chơi điện tử, face book đang trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.(4điểm)

File đính kèm:

  • docxde_tham_khao_hoc_ki_2_mon_ngu_van_8.docx