Bài giảng Toán 9 - Chương 1, Bài 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn (Tiết 4) - Luyện tập

a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã được học. Đặt vấn đề vào bài học. Rèn kỹ năng đọc đề toán trắc nghiệm với lựa chọn phương án sai.

b) Nội dung: Bài tập trắc nghiệm trên máy chiếu bằng pp

c) Sản phẩm: Học sinh nhắc lại được các công thức đã học, vận dụng làm được toán trắc nghiệm dạng tìm phương án sai.

d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Kiểm tra bài cũ

Đố: Tìm một số có ba chữ số dạng thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

GV: Hỏi số 114 là số điện thoại đặc biệt gì ở Việt Nam?

HS: 114 chính là số thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về các tình huống như sau:

  • Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
  • Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.
  • Có người bị nạn trong các sự cố lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.
  • Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường độ, đường sắt, đường sông.
  • Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm.

GV: Đưa một số hình ảnh các vụ cháy lớn:

  1. Nhà thờ Đức Bà Pháp ( Paris ) lúc 3 h sáng giờ Việt Nam ngày 16/04/2019; nhà thờ được xây dựng từ năm 1095 cách nay hơn 850 năm.
  2. Rừng nhiệt đới Amazon ( phần nằm ở Brazil ) cuối tháng 7 năm 2019; nơi được xem là lá phổi của Trái Đất.
  3. Nhà máy phích nước Rạng Đông.Vụ cháy xảy ra khoảng 18h, chiều 28/8/2019, tại nhà nhà máy phích nước Rạng Đông, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi.

Từ đó GV dẫn dắt, giới thiệu trò chơi “ Biệt đội cứu hỏa

GV chia lớp thành 4 tổ đội cùng tham gia trò chơi:

GV giới thiệu: Có 1 đám cháy đã sảy ra và 4 người đang bị vây trong đám cháy. Giả sử lớp chúng ta là đội cứu hỏa cần phải giải cứu 4 người. Thầy chia lớp thành 4 tổ đội lần lượt là đội 1, đội 2, đội 3, đội 4. Mỗi đội sẽ phải cứu 1 người bằng cách vượt qua câu hỏi được đưa ra tương ứng. Các đội 1, 2, 3 được quyền chọn câu hỏi. Thời gian suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời của mỗi câu hỏi là 30 giây. Trong quá trình trả lời câu hỏi, sẽ có những câu hỏi phụ được thầy đưa ra giống như những chướng ngại nhỏ để mà các em gặp phải trong quá trình giải cứu. Sau khi thảo luận đưa ra phương án đúng, hãy chọn 1 bạn có khả năng nhất để tham gia trò chơi.

docx 9 trang Phương Mai 12/06/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán 9 - Chương 1, Bài 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn (Tiết 4) - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Toán 9 - Chương 1, Bài 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn (Tiết 4) - Luyện tập

Bài giảng Toán 9 - Chương 1, Bài 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn (Tiết 4) - Luyện tập
 Tiết PPCT: 8 Ngày soạn: //202
Tuần dạy: Lớp dạy: .
 Tiết 8: LUYỆN TẬP 
 Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
-HS hiểu rõ được định nghĩa và các công thức tỉ số lượng giác của 1 góc nhọn.
- Nhắc lại được các hệ thức liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
- Nhớ được với 00 900 thì 0 sin ,cos 1 và tan ,cot 0 .
2. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: 
+ Thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà và việc tìm tòi lời giải của bài toán nâng cao 
được năng lực tự học, giải quyết vấn đề cho học sinh.
+ Thông qua việc phân tích và tìm hướng giải các bài toán về tìm tỉ số lượng giác 
của một góc phát triển tư duy phân tích, suy đoán cho học sinh’
+ Thông qua các hoạt động học tập nhóm, việc nhận xét đánh giá phát triển năng 
lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Vận dụng được các công thức định nghĩa các tỷ số lượng 
giác của một góc nhọn một cách linh hoạt để giải bài tập. Vận dụng việc học Toán 
vào trong cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong quá trình giải toán.
- Chăm chỉ, cần cù rèn luyện kĩ năng
- Trách nhiệm : hoàn thành yêu cầu giáo viên giao về nhà.
-Tự tin, tự chủ, trách nhiệm và có thái độ tích cực, chủ động làm bài tập.
- Lồng ghép giáo dục HS có ý thức và trách nhiệm tuyên truyền về công tác 
“phòng cháy, chữa cháy”.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng, êke, máy tính bỏ túi, máy chiếu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, học bài, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động (11 phút ).
a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã được học. Đặt vấn đề vào bài học. Rèn kỹ năng 
đọc đề toán trắc nghiệm với lựa chọn phương án sai.
b) Nội dung: Bài tập trắc nghiệm trên máy chiếu bằng pp
c) Sản phẩm: Học sinh nhắc lại được các công thức đã học, vận dụng làm được 
toán trắc nghiệm dạng tìm phương án sai.
 Trang 1 d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Kiểm tra bài cũ
Đố: Tìm một số có ba chữ số dạng abc thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:
 1) a = sin2 a + cos2a (00 < a < 900)
 2) b = tan b.cot b (00 < b < 900)
 2
 3) c = (a + b)
Đáp số: abc = 114 
GV: Hỏi số 114 là số điện thoại đặc biệt gì ở Việt Nam?
HS: 114 chính là số thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về các tình huống như 
sau:
 • Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
 • Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du 
 lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.
 • Có người bị nạn trong các sự cố lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.
 • Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao 
 thông đường độ, đường sắt, đường sông.
 • Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, 
 trong hang, công trình ngầm.
GV: Đưa một số hình ảnh các vụ cháy lớn: 
 1) Nhà thờ Đức Bà Pháp ( Paris ) lúc 3 h sáng giờ Việt Nam ngày 16/04/2019; 
 nhà thờ được xây dựng từ năm 1095 cách nay hơn 850 năm. 
 2) Rừng nhiệt đới Amazon ( phần nằm ở Brazil ) cuối tháng 7 năm 2019; nơi 
 được xem là lá phổi của Trái Đất.
 3) Nhà máy phích nước Rạng Đông.Vụ cháy xảy ra khoảng 18h, chiều 
 28/8/2019, tại nhà nhà máy phích nước Rạng Đông, phường Thanh Xuân 
 Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi.
Từ đó GV dẫn dắt, giới thiệu trò chơi “ Biệt đội cứu hỏa”
GV chia lớp thành 4 tổ đội cùng tham gia trò chơi:
GV giới thiệu: Có 1 đám cháy đã sảy ra và 4 người đang bị vây trong đám cháy. 
Giả sử lớp chúng ta là đội cứu hỏa cần phải giải cứu 4 người. Thầy chia lớp thành 
4 tổ đội lần lượt là đội 1, đội 2, đội 3, đội 4. Mỗi đội sẽ phải cứu 1 người bằng cách 
vượt qua câu hỏi được đưa ra tương ứng. Các đội 1, 2, 3 được quyền chọn câu hỏi. 
 Trang 2 Thời gian suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời của mỗi câu hỏi là 30 giây. 
Trong quá trình trả lời câu hỏi, sẽ có những câu hỏi phụ được thầy đưa ra giống 
như những chướng ngại nhỏ để mà các em gặp phải trong quá trình giải cứu. Sau 
khi thảo luận đưa ra phương án đúng, hãy chọn 1 bạn có khả năng nhất để tham gia 
trò chơi.
Trò chơi bắt đầu.
Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có AC = 3cm; AB = 4cm . Hãy chọn kết quả 
sai
 3
 C A. Sin B =
 5
 4
 B. CosB =
 3
 3
 3 cm C. Tan B =
 4
 4
 4 cm D. Cot B =
 3
 A B
GV lồng ghép trong bài kiểm tra yêu cầu đại diện nhóm trả lời
Nhắc lại các công thức tỉ số lượng giác của một góc nhọn
 A AC AB
 sinB = ; cosB =
 BC BC
 AC AB
 tanB = ; cotB =
 AB AC
 B C
 1
Câu 2: Cho DABCvuông tại A , biết sin B = . Hãy chọn kết quả sai.
 2
 3
A. cosB = B. tan C = 3
 2
 3
C. sin C = D. tan B = 3
 2
 a
 30° 45° 60°
 Tỉ số lượng giác
 1
 sina 2 3
 2 2 2
 Trang 3 cosa 3 2 1
 2 2 2
 3
 tan a 1 3
 3
 3
 cot a 3 1
 3
Câu 3:Cho 0° < a < 90°. Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào sai?
 sin a
A. sin a + cosa = 1 B. tan a =
 cosa
 cosa
C. cot a = D. sin a = cos(90° - a )
 sin a
GV: Yêu cầu HS mở rộng thêm công thức (từ câu B và câu C) ta có 
 tan a.cot a = 1.
Câu 4: Cho tam giác ABC vuông tại A. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. sin B = cosC B. cot B = tan C
C. sin2 B + cos2 C = 1 D. tan B = cot C
*Vào bài mới: Qua trò chơi, giáo dục HS về công tác “ phòng cháy, chữa cháy”
Các em đã vận dụng rất tốt các kiến thức đã học của bài: “ Tỉ số lượng giác của 
góc nhọn”. Để khắc sâu hơn nữa, hôm nay thầy và các em cùng nghiên cứu thêm 
một số dạng bài tập Tiết 9 - Luyện tập (tt).
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu: 
HS tính được giá trị lượng giác của góc nhọn khi biết giá trị sin hoặc côsin của góc 
cho trước. HS vận dụng tỉ số lượng giác vào tính được các cạnh của tam giác 
vuông.
b) Nội dung: Các bài tập 15/sgk/ 77; 24/sbt/ 106
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập trên bảng.
 Trang 4 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
 - Giao nhiệm vụ 1: Yêu cầu hs hoàn thành bài Bài 1: Bài 15/ sgk/ 77
 µ µ µ
 tập1: bài 15/sgk/ 77. DABCcó A = 90° Þ B và C 
 + Phương án đánh giá: Hs đánh giá chéo bài của là hai góc phụ nhau.
 nhau Þ sin C= cosB = 0,8
 Mà sin2 C + cos2 C = 1
 + Hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên: GV quan sát 
 2 2
 học sinh hoạt động hỗ trợ hs nếu cần Þ cos C = 1- sin C
Gợi ý: = 1- 0,82 = 0,36
GV đưa lại công thức bài tập 14 trang 77 SGK Þ cosC = 0,6(do 0 cosC 1)
 sin a cosa sin C 0,8 4
 tan a = ; cot a = ; tan a.cot a = 1; tan C = = = ; 
 cosa sin a cosC 0,6 3
 sin2 a + cos2 a = 1 cosC 0,6 3
 cot C = = =
 • Tính các TSLG của Cµ nghĩa là phải tính ? sin C 0,8 4
 • góc B và C có quan hệ như nào với nhau? 
 • Nếu biết cos B = 0,8thì ta có tính được 
 TSLG gì của góc nào? Vì sao?
 • Dựa vào công thức bài tập 14, ta tính cosC 
 theo công thức nào?
 • Góc C là góc gì? So sánh cosC với số 0. 
 Tính tanC, cotC áp dụng công thức nào ?
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
 - Báo cáo, thảo luận: học sinh báo cáo kết quả.
- Kết luận, nhận định:
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của 
 HS
 - GV chốt lại cách Tính các tỉ số lượng giác 
 của một góc nhọn khi biết một tỉ số lượng 
 giác (biết sina; hoặc cosa )
 - Giáo viên giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu hs hoàn Bài 2: Bài 24/ sbt/ 106 + 107
 thành bài tập 2. C
 + Hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên: GV quan sát 
 học sinh hoạt động hỗ trợ hs nếu cần
GV gợi ý α
 A B
 • Biết tỉ số tana ta có thể suy ra tỉ số của hai 6 cm
 cạnh nào ?
 GT µ
 • Nêu cách tính cạnh AC theo tỉ số trên . DABC;A = 90° , 
 • Để tính BC ta áp dụng định lý nào ? 5
 AB = 6cm , tan a = ×
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân 12
 + Phương thức hoạt động: Làm việc cá nhân KL a) AC = ?
 - Báo cáo, thảo luận: học sinh báo cáo kết quả. b) BC = ?
 Trang 5 - Kết luận, nhận định: Cho DABC;Aµ= 90° , 
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của 
 5
 HS AB = 6cm , tan a = × Yêu 
 - Chốt lại cách tìm các yếu tố về góc và cạnh 12
 trong tam giác khi Biết tỉ số lượng giác của cầu tính các cạnh AC, BC .
 góc nhọn 5
 Biết tan a = , ta biết được tỉ 
 12
 AC 5
 số =
 AB 12
 Xét ABC vuông tại A có:
 5 AC 5
 tan a = Þ =
 12 AB 12
 AC 5
 Þ = Þ AC = 2,5 (cm)
 6 12
 Áp dụng định lí Pytago vào 
 ΔABC vuông tại A, ta có:
 BC= AC2 + AB2 = 2,52 + 62
 BC = 42,25 = 6,5 (cm)
4. Hoạt động 4: Vận dụng( 16phút)
a) Mục tiêu: 
HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết bài toán thực tế. Có kỹ năng sử dụng 
máy tính bỏ túi.
b) Nội dung: mục b bài đọc thêm trang 82, 83 SGK.
 Bác An lên kế hoạch xây dựng một ngôi 
 nhà cấp 4 có một mái dốc (hình vẽ). Biết 
 chiều rộng của sàn nhà là 4m, chiều dài 
 của sàn nhà (gồm cả hiên) là 7m (lợp 
 tôn kín hiên).
 1) Giả sử chiều cao của đầu mái tôn 
 phía sau của nhà cao hơn chiều cao của 
 đầu mái tôn phía trước là 2,5m.
 a) Em hãy tính xem mái nhà có độ dốc 
 4 m 7 m
 bao nhiêu độ?( Làm tròn kết quả đến 
 phút )
 b) Bác An dự định mua tôn để lợp nhà, 
 hỏi bác cần mua ít nhất bao nhiêu mét 
 vuông tôn? ( Làm tròn kết quả đến chữ 
 số thập phân thứ hai )
c) Sản phẩm:HS giải được bài tập.
 Trang 6 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
- Giáo viên giao nhiệm vụ 1: Yêu cầu hs đọc bài a) HS tính được 
đọc thêm và tìm số đo của góc nhọn khi biết tỉ số AC 2,5 5
 tan a = = =
lượng giác của góc đó ( Dùng MTBT) AB 7 14
Giáo viên giới thiệu độ dốc của mái nhà Þ a » 19,65° » 19°39'
 b) Chiều dài của hai đầu mái 
 h BC = AC2 + AB2
 tôn là:
 α 221
 = » 7,43(m)
 a 4
 Diện tích tôn cần dùng:
 Mái một dốc S » 7,43.4 = 29,72m2 » 30m2
Ví dụ: lán xe, mái nhà, ..
 α
 a
 Mái hai dốc
Ví dụ: Mái nhà, mái cổng, ..
 Bốn mái dốc
Ví dụ: chòi, lều,
GV chiếu hình vẽ
 C
 2,5m
 α
 B A
 7 m
Yêu cầu HS phân tích đề toán cho biết gì? Cần tính 
gì?
 + Phương án đánh giá: Hs đánh giá chéo kết quả 
 của nhau
 Trang 7 + Hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên:
 GV quan sát học sinh hoạt động hỗ trợ hs 
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm giải 
 quyết bài toán. Chia lớp làm 4 nhóm. Thời gan 
 làm bài trong 3 phút.
 + Phương thức hoạt động:Làm việc nhóm 
 - Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm học sinh 
 báo cáo kết quả.
- Kết luận, nhận định:
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
 - Chốt lại nội dung và cách bấm máy
- Giáo viên giao nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS đọc 
đề và nêu cách làm
Đề bài: Trong lúc đi mua tôn, bác An được biết 
rằng để cho mái nhà thoát nước tốt, không bị đọng 
nước và thấm dột thì với mỗi một chất liệu lợp nhà, 
mái nhà cần có độ dốc thích hợp. Bác chọn mua 
mái tôn múi và được tư vấn độ dốc mái nhà là 
 250 
a) Em hãy tính xem bác An cần xây dựng tường 
nhà có chiều cao của đầu mái tôn phía sau cao hơn 
chiều cao của đầu mái tôn phía trước là bao nhiêu 
mét ? 
b) Bác cần mua ít nhất bao nhiêu mét vuông tôn 
loại trên để lợp nhà? 
 C
 25°
 B A
 7 m
GV sử dụng hình vẽ cũ yêu cầu HS khai thác đề 
toán cho gì? Cần tính gì và chiếu hình vẽ lên máy 
chiếu
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
 - Báo cáo, thảo luận: hs báo cáo kết quả ở tiết 
 sau.
- Kết luận, nhận định:
GV giới thiệu về khái niệm “độ dốc” của mái nhà 
 h
được tính theo công thức P = tan a =
 a
 P thường tính theo đơn vị %
 Trang 8 h
 α
 a
Thông thường độ dốc hợp lí của các loại mái sẽ có 
tiêu chuẩn như sau:
 ▪ Đối với các loại ngói âm dương, thường thì độ 
 dốc là 40% tương đương góc 25 độ.
 ▪ Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói 
 mũi, độ dốc từ 35 độ đến 60 độ.
 ▪ Độ dốc của mái tôn sẽ thường thấp hơn các độ 
 dốc của mái ngói.
* Hướng dẫn học (3 phút)
- Xem lại các bài tập đã sửa. Hoàn thành phần 2a,b 
bài toán thực tế.
- Làm các bài tập 16, 17, 24 SGK.
- Chuẩn bị tiết học sau: “ Một số hệ thức về cạnh và 
góc trong tam giác vuông”
Đọc trước SGK, nghiên cứu ?1 trang 85 SGK.
 Trang 9

File đính kèm:

  • docxbai_giang_toan_9_chuong_1_bai_2_ti_so_luong_giac_cua_goc_nho.docx
  • pptxLUYỆN TẬP TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN (T2).pptx