Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp gây hứng thú học tập qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào San

1. Biện pháp của sáng kiến: “Một số biện pháp gây hứng thú học tập qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào San” được công nhận, không trùng với nội dung của giải pháp đã được trước đó:

Hiện nay trong chương trình học luôn muốn học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Và với việc “ Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Chính vì vậy mà tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp gây hứng thú học tập qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào San”. Sáng kiến nhằm định hướng và bổ sung cho giáo viên một số trò chơi toán học có thể áp dụng dạy học đối với môn toán lớp 2; đồng thời giúp học sinh được tiếp cận với phương pháp dạy học mới.

Biện pháp 1: Trò chơi khởi động.
Có rất nhiều trò chơi có thể sử dụng cho khởi động như: hộp quà bí mật, giải cứu ếch xanh, hái táo, lật mảnh ghép, vòng quay may mắn, truyền điện, ... tùy từng nội dung bài học và học sinh để giáo viên chọn trò chơi phù hợp.

- Điểm mới:
Cho học sinh chơi khi khởi động tiết học giúp củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước và giúp tinh thần học sinh thoải mái hơn và hứng thú hơn khi bước vào tiết học mới.

- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định trò chơi phù hợp với học sinh và tiết học
+ Bước 2: Tổ chức trò chơi.

Ví dụ 1: Trò chơi “hộp quà bí mật”
(Trò chơi này sử dụng được cho nhiều dạng bài của môn toán lớp 2)
- Mục đích:
+ Kiểm tra, củng cố kiến thức về các dạng toán đã học.
- Chuẩn bị: máy chiếu.
- Cách chơi:

Giáo viên cho cả lớp cùng được chơi. Giáo viên cho lần lượt từng học sinh xung phong chọn hộp quà. Học sinh A chọn hộp quà mình thích và trả lời câu hỏi. nếu trả lời đúng sẽ được mở hộp quà, nếu sai sẽ không được mở hộp quà và giành lượt chơi cho bạn khác. Thời gian chơi là 2 – 3 phút. Kết thúc trò chơi giáo viên khen, chốt nội dung kiến thức của trò chơi.

pdf 17 trang Phương Mai 17/06/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp gây hứng thú học tập qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào San", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp gây hứng thú học tập qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào San

Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp gây hứng thú học tập qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào San
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƢỜNG PTDTBTTH DÀO SAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Số: /BC-THDS Dào san, ngày tháng 3 năm 2022 
 BÁO CÁO 
 ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VI ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA 
 SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP QUA 
 TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2A4 
 TRƢỜNG PTDTBT TIỂU HỌC DÀO SAN 
 I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở. 
 1. Biện pháp của sáng kiến: “Một số biện pháp gây hứng thú học tập 
qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào 
San” đƣợc công nhận, không trùng với nội dung của giải pháp đã đƣợc 
trƣớc đó: 
 Hiện nay trong chương trình học luôn muốn học sinh phát huy được tính 
tích cực, chủ động và sáng tạo. Và với việc “ Lấy học sinh làm trung tâm” 
hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này 
người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó 
kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Chính vì vậy mà tôi đã chọn sáng kiến 
“Một số biện pháp gây hứng thú học tập qua trò chơi Toán học cho học sinh lớp 
2A4 – trường PTDTBT Tiểu học Dào San”. Sáng kiến nhằm định hướng và bổ 
sung cho giáo viên một số trò chơi toán học có thể áp dụng dạy học đối với môn 
toán lớp 2; đồng thời giúp học sinh được tiếp cận với phương pháp dạy học mới. 
 Biện pháp 1: Trò chơi khởi động. 
 Có rất nhiều trò chơi có thể sử dụng cho khởi động như: hộp quà bí mật, 
giải cứu ếch xanh, hái táo, lật mảnh ghép, vòng quay may mắn, truyền điện, ... 
tùy từng nội dung bài học và học sinh để giáo viên chọn trò chơi phù hợp. 
 - Điểm mới: 
 Cho học sinh chơi khi khởi động tiết học giúp củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước 
và giúp tinh thần học sinh thoải mái hơn và hứng thú hơn khi bước vào tiết học mới. 2 
 - Cách thực hiện: 
 + Bước 1: Xác định trò chơi phù hợp với học sinh và tiết học 
 + Bước 2: Tổ chức trò chơi. 
 Ví dụ 1: Trò chơi “hộp quà bí mật” 
 (Trò chơi này sử dụng được cho nhiều dạng bài của môn toán lớp 2) 
 - Mục đích: 
 + Kiểm tra, củng cố kiến thức về các dạng toán đã học. 
 - Chuẩn bị: máy chiếu. 
 - Cách chơi: 
 Giáo viên cho cả lớp cùng được chơi. Giáo viên cho lần lượt từng học sinh 
xung phong chọn hộp quà. Học sinh A chọn hộp quà mình thích và trả lời câu 
hỏi. nếu trả lời đúng sẽ được mở hộp quà, nếu sai sẽ không được mở hộp quà và 
giành lượt chơi cho bạn khác. Thời gian chơi là 2 – 3 phút. Kết thúc trò chơi 
giáo viên khen, chốt nội dung kiến thức của trò chơi. 
 Hình ảnh học sinh chơi trò chơi 3 
 Ví dụ 2: Trò chơi “giải cứu ếch xanh” 
 (Trò chơi này sử dụng được cho nhiều dạng bài của môn toán lớp 2) 
 - Mục đích: 
 + Kiểm tra, củng cố kiến thức về đổi đơn vị đo. 
 - Chuẩn bị: máy chiếu. 
 - Cách chơi: 
 Giáo viên cho cả lớp cùng được chơi. Giáo viên cho lần lượt từng học sinh 
xung phong chọn chú ếch yêu thích. Học sinh A chọn chú ếch mình thích và trả 
lời câu hỏi. nếu trả lời đúng sẽ giải cứu được chú ếch, nếu sai sẽ không cứu được 
ếch và giành lượt chơi cho bạn khác. Thời gian chơi là 2 – 3 phút. Kết thúc trò 
chơi giáo viên khen, chốt nội dung kiến thức của trò chơi. 
 Hình ảnh học sinh chơi trò chơi 
 Ví dụ 3: Trò chơi “Truyền điện”. 
 (Có thể sử dụng trong nhiều tiết học toán 2) 
 - Mục đích: 
 + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các dạng toán đã học. 
 + Luyện phản xạ nhanh ở các em 
 - Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào 
 - Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung 
phong. Ví dụ em A xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “48” và chỉ 
nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 
12” rồi lại chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 36”. 4 
Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào 
đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói 
“48” truyền cho B, mà B nói trừ “12” rồi C nói “một số nào đó bất kì không phải 
36”, tức là C đã tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. 
Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. 
 * Lưu ý: 
 + Có thể áp dụng trò chơi này cho nhiều dạng bài khác nhau sao cho phù 
hợp với học sinh và nội dung bài học. 
 + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các 
bảng cộng trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: 1 em hô 
to “5 + 6” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả 
“bằng 11”. Hay “2 x 3 ” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 6”. 
 Hình ảnh học sinh chơi trò chơi truyền điện 
 + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, 
hào hứng trong giờ học cho các em. 
 Biện pháp 2: Trò chơi trong tiết học. 
 - Điểm mới: 
 Học sinh được vừa học vừa chơi giúp các em hứng thú hơn và tham gia học 
tích cực, chủ động, sáng tạo hơn. 
 - Cách thực hiện: 5 
 + Bước 1: Xác định các trò chơi phù hợp với bài học và học sinh lớp. 
 Để tổ chức được trò chơi toán học giáo viên cần chọn trò chơi phù hợp với 
nội dung bài học, phù hợp với khả năng của học sinh trong lớp. Từ đó, phát huy 
được khả năng của học sinh giúp các em hứng thú hơn trong học toán. 
 + Bước 2: Xây dựng trò chơi. 
 Có rất nhiều trò chơi toán học phù hợp với học sinh lớp 2. Tuy nhiên, học 
sinh lớp 2A4 tôi chủ nhiệm các em nhận thức khá chậm. Do đó, nếu chọn trò 
chơi quá khó thì sẽ ko phát huy hết khả năng của học sinh, các em không thực 
hiện được nhiệm vụ nên sẽ gây nhàm chán. Từ đó, việc học và củng cố kiến thức 
không đạt hiệu quả. Tôi đã thực hiện và nhận thấy có hiệu quả cao với học sinh 
như ở một số ví dụ sau: 
 Ví dụ 1: Rung chuông vàng 
 (Có thể sử dụng cho nhiều dạng toán như: phép cộng, phép trừ, nhân, chia; 
 hình học và đo lường, thống kê, ...) 
 - Mục đích: 
 + Luyện tập và củng cố kỹ năng tư duy nhanh để trả lời các câu hỏi liên 
quan đến nội dung toán học. 
 + Luyện phản xạ nhanh ở học sinh 
 - Chuẩn bị: Máy chiếu, bảng con. 
 - Cách chơi: 
 Giáo viên đọc lần lượt các câu hỏi và các đáp án a – b – c – d. Đọc xong 
câu hỏi giáo viên lệnh “thời gian suy nghĩ bắt đầu (mỗi câu hỏi có 10 giây suy 
nghĩ). Học sinh nghe rồi lựa chọn đáp án đúng nhất sử và dụng bảng con để ghi 
nhanh vào bảng của mình. Hết thời gian giáo viên lệnh “Hết giờ”, học sinh nghe 
lệnh và dơ bảng có ghi đáp án của mình. Giáo viên nêu đáp án đúng, quan sát 
học sinh khen những học sinh trả lời đúng. 
 Ví dụ: Bài 64. Trang 100, 101. Toán 2. Tập 2. 
 Bài tập 2/ 101. 
 Để tổ chức trò chơi cho bài tập này tôi thực hiện như sau: 
 Câu hỏi 1: ? quan sát tranh và cho biết có mấy loại gà ?. 
 A. 2 B. 3 C. 4 C. 5 6 
 Câu hỏi 2: ? Gà trống có bao nhiêu con ? 
 A. 2 B. 3 C. 4 C. 5 
 Câu hỏi 3: ? Gà mái có bao nhiêu con ? 
 A. 4 B. 5 C. 6 C. 7 
 Câu hỏi 4: ? Gà con có bao nhiêu con ? 
 A. 7 B. 8 C. 9 C. 10 
 Câu hỏi 5: ? Loại gà nào nhiều nhất ? 
 A. gà trống B. gà mái C. gà con 
 Câu hỏi 6: ? Loại gà nào ít nhất ? 
 A. gà trống B. gà mái C. gà con 
 Câu hỏi 7: ? Tất cả có bao nhiêu con gà ? 
 A. gà trống B. gà mái C. gà con 
 Hình ảnh học sinh chơi trò chơi 
 * Lưu ý: 
 + Trò chơi này có thể tổ chức khi khởi động tiết học, trong tiết học hoặc 
sau khi kết thúc tiết học nhằm củng cố kiến thức với nhiều dạng bài khác nhau. 
 + Khi chơi những em trả lời chưa đúng không cần dừng cuộc chơi vì chơi 
để củng cố kiến thức, chỉ loại học sinh khi tổ chức thi. 
 + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, 
hào hứng trong giờ học cho các em. 7 
 Ví dụ 2: Ai được khen nhiều nhất 
 - Mục đích: 
 + Luyện tập củng cố kỹ năng cộng có nhớ trong phạm vi đã học. 
 + Tập cho học sinh cách đánh giá, nhận xét. 
 - Chuẩn bị: 
 + 2 chậu cây cảnh có đánh số 1, 2 
 + Một số bông hoa cắt bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính. 
 + Phấn màu 
 + Đồng hồ theo dõi thời gian 
 + Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký. 
 - Cách chơi: 
 Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người 
lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi 
trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. 
 Người nào làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như 
vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại 
diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp 
xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả. 
 - Cách tính kết quả: 
 + Mỗi phép tính đúng được 1 lời nhận xét: tốt. 
 + Tổng hợp số lời nhận xét tốt của từng đội. 
 + Đội nào nhiều lời nhận xét tốt hơn là đội đó thắng cuộc. 
 Hình ảnh học sinh chơi trò chơi bài tập 2/ 20. SHS Tập 1 8 
 * Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến 
khích tổ Giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau 
các em chơi tốt hơn. 
 Ví dụ 3: Trò chơi “Thi quay kim đồng hồ” 
 (Bài Thực hành trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch) 
 - Mục đích: 
 + Củng cố kĩ năng xem đồng hồ và nhận biết các đơn vị thời gian: giờ phút 
 - Chuẩn bị: 4 mô hình đồng hồ 
 - Cách chơi: 
 Sau khi hình thành kiến thức mới tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi 
này giúp khắc sâu kiến thức mới cho học sinh. 
 + Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) 
 + Lần thứ nhất: gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội) , phát cho mỗi em 
1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi 
nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng 
giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc quay chưa đúng sẽ hát tặng lớp một bài hoặc 
bắt trước tiếng kêu một con vật nào đó. 
 + Lần thứ 2: Các đội lại thay người chơi khác 
 + Cứ chơi như vậy 8 – 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là 
đội thắng cuộc. 
 Hình ảnh học sinh chơi trò chơi. 9 
 * Lưu ý: 
 - Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh, giáo viên cần chuẩn bị 
sẵn 1 số giờ viết ra giấy (giờ không phải nghĩ lâu ) để khi hô: 6 giờ, 4 giờ 30 
phút, 7 giờ 15 phút, 5 giờ, 15giờ, 17 giờ, 8 giờ, 1 giờ 30 phút, 2 giờ 15 phút. 10 
giờ tối, 12 giờ 30 phút. 
 Ví dụ 4: Trò chơi “Nhanh như chớp” 
 - Mục đích: 
 + Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo 
 + Củng cố các phép tính trong phạm vi đã học 
 - Chuẩn bị: máy chiếu. 
 - Cách chơi: + Chia lớp thành 2 đội mỗi đội 6 em xếp theo hàng dài. 
 + Lần lượt từng đội chơi: 
 Đội 1: em A trả lời đúng, em B sẽ được tiếp tục trả lời, B đúng C được trả lời. 
nếu C trả lời sai thì phải quay về vạch xuất phát. 
 Thời gian chơi của mỗi đội là 2 phút. Kết thúc 2 phút đội nào trả lời được nhiều 
câu hỏi hơn sẽ chiến thắng và được khen. Đội thua cuộc sẽ hát và múa theo yêu cầu 
của lớp. 
 + Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, khen học sinh trả lời đúng. Chốt kiến 
thức được củng cố qua trò chơi. 
 * Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng chơi trong nhiều dạng bài khác nhau 
tùy nội dung kiến thức và học sinh lớp để áp dụng hiệu quả. 
 Học sinh chơi trò chơi “Nhanh như chớp” 10 
 Ví dụ 5: Trò chơi “Tiếp sức” 
 - Mục đích: 
 + Củng cố các phép tính trong phạm vi đã học 
 - Chuẩn bị: máy chiếu. 
 - Cách chơi: 
 + Chia lớp thành 2 đội mỗi đội 6 em xếp theo hàng dài. 
 + Hai đội cùng chơi: thời gian 2 phút 
 Giáo viên hô “thời gian bắt đầu” em số 1 (cả hai đội) chạy nhanh lên bảng tính 
và ghi kết quả vào bảng cho sẵn, ghi xong em số 1 chạy nhanh về chuyển bút cho em 
số 2 chạy lên tính và viết kết quả (cứ thực hiện tương tự đến em 3, 4, 5, 6 và quay lại 
nếu chưa hết câu hỏi), em số 1 khi chạy về đứng cuối hàng của đội mình (các em 2, 
3, 4, 5, 6 thực hiện như em số 1). Trò chơi kết thúc khi hết thời gian. 
 Thời gian chơi của mỗi đội là 2 phút. Kết thúc 2 phút đội nào ghi được nhiều 
nhiều đáp án đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng và được khen. Đội thua cuộc sẽ hát 
tặng cả lớp. 
 + Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, khen học sinh trả lời đúng. Chốt kiến 
thức được củng cố qua trò chơi. 
 + Lưu ý: Trò chơi tiếp sức có thể áp dụng cho nhiều dạng toán khác nhau. 
 *Biện pháp 3: Trò chơi củng cố kiến thức cuối bài học. 
 Để củng cố lại nội dung kiến thức bài học tôi thường cho học sinh chơi 
nhanh một số trò chơi như: Đưa ong về tổ, cùng leo dốc, đường đến kho báu, 
bữa tiệc của chim cánh cụt,  để các em vừa được chơi vừa được khắc sâu kiến 
thức hơn. 
 Ví dụ về một số trò chơi như sau: 
 Trò chơi 1: Đưa ong về tổ 
 (Bài phép cộng, trừ, nhân, chia, so sánh số, ...) 
 - Mục đích: 
 + Củng cố kĩ năng tư duy nhanh 
 + Củng cố các phép tính trong phạm vi đã học 
 - Chuẩn bị: Xúc xắc, giấy a4 có in sẵn vạch xuất phát – phép tính và đích. 
 - Cách chơi: 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_tap_qua.pdf