Bộ đề thi học sinh giỏi các tỉnh môn Địa lí 12

Câu I. (4,0 điểm)

1. Trình bày nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về vấn đề suy giảm tầng ô zôn. Hiện nay các nước phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?

2. Phân tích những thế mạnh để phát triển cây công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á. Để gia tăng giá trị sản phẩm cây công nghiệp khi xuất khẩu các nước Đông Nam Á cần có biện pháp gì?

Câu II. (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Trình bày vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta tại vùng đặc quyền kinh tế có ý nghĩa như thế nào?

2. Phân tích đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. Đặc điểm đó có tác động như thế nào đến sự phân hóa khí hậu của vùng?

Câu III. (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Trình bày đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất của đai nhiệt đới gió mùa chân núi của nước ta. Tại sao ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa chân núi lại có độ cao thấp hơn miền Nam.

2. Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống ngập lụt ở nước ta. Tại sao đồng bằng sông Hồng là vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất cả nước?

 

docx 74 trang quyettran 40721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi các tỉnh môn Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi học sinh giỏi các tỉnh môn Địa lí 12

Bộ đề thi học sinh giỏi các tỉnh môn Địa lí 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu I. (4,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về vấn đề suy giảm tầng ô zôn. Hiện nay các nước phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?
Phân tích những thế mạnh để phát triển cây công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á. Để gia tăng giá trị sản phẩm cây công nghiệp khi xuất khẩu các nước Đông Nam Á cần có biện pháp gì?
Câu II. (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta tại vùng đặc quyền kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
Phân tích đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. Đặc điểm đó có tác động như thế nào đến sự phân hóa khí hậu của vùng?
Câu III. (4,0 điểm)	
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất của đai nhiệt đới gió mùa chân núi của nước ta. Tại sao ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa chân núi lại có độ cao thấp hơn miền Nam.
Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống ngập lụt ở nước ta. Tại sao đồng bằng sông Hồng là vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất cả nước?
Câu IV. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng 1(0 C)
Nhiệt độ trung bình tháng 7(0 C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
Hà Nội
16,4
28,9
Vinh
19,7
29,4
Huế
21,3
29,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
TP Hồ Chí Minh
25,8
27,1
Nhận xét về sự tahy đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?
Phân tích sự phân bố dân cư nước ta theo lãnh thổ. Hãy cho biết những vấn đề đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Câu V. (4,0 điểm)Cho bảng số kiệu sau:
LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2016 (Đơn vị: nghìn người)
Năm
2005
2016
Nông – lâm – ngư nghiệp
24351,5
22333,9
Công nghiệp – xây dựng
7785,3
13165,8
Dịch vụ
10405,9
17803,1
Tổng số
42542,7
53302,8
(Nguồn” Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Tổng cục thống kê)
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô, cơ cấu lao đông phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và 2016
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao đông phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 201
ĐÁP ÁN
I.1.Trình bày nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về vấn đề suy giảm tầng ô dôn. Hiện nay các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi giải quyết vấn đề về môi trường?
*Suy giảm tầng ô dôn.
- Nguyên nhân:
+ Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải.
+ Sự gia tăng khí CFCs làm tầng ô dôn ngày càng mỏng dần và gây ra lỗ thủng.
Hậu quả:
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe con người (gây ra các bệnh về da và mắt).
+ Ảnh hưởng tới mùa màng, sinh vật.
Biện pháp:
+ Cắt giảm lượng khí CFCs trong sản xuất và sinh hoạt.
+ Đổi mới công nghệ sản xuất, hạn chế dùng các loại bình xịt, bao bì bằng nhựa, xốp,...
*Các nước đang phát triển gặp những khó khăn:
- Nền kinh tế còn chậm phát triển do thiếu vốn, thiếu khoa học kĩ thuật, chưa có kinh nghiệm và chưa chú trọng các vấn đề môi trường.
- Gánh nặng nợ nước ngoài, bùng nổ dân số vẫn còn tiếp diễn. Nhiều thiên tai, dịch bệnh.
2.Phân tích những thế mạnh để phát triển cây công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á. Để gia tăng giá trị sản phẩm cây công nghiệp khi xuất khẩu các nước Đông Nam Á cần có biện pháp gì?
*Thế mạnh phát triển cây công nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đất trồng có nhiều loại: đất feralit, đất ba dan màu mỡ thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo gió mùa và xích đạo với nguồn nhiệt ẩm cao.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
Kinh tế xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
+ Thị trường ngày càng được mở rộng, công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
*Biện pháp gia tăng giá trị sản phẩm cây công nghiệp khi xuất khẩu.
- Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất.
- Nâng cao công nghệ chế biến, hướng tới không xuất khẩu các sản phẩm thô như hiện nay.
- Tăng cường các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
II.1.Trình bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của nước ta. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta tại vùng đặc quyền kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
*Vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của nước ta“
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng tiếp giáp với lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác vẫn có quyền: tự do hàng hải; tự do đặt dây cáp, ống dẫn dầu đi qua.
- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài. Giới hạn của thềm lục địa là rìa ngoài của lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
*Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta tại vùng đặc quyền kinh tế.
+ Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân (nhất là ở các huyện đảo).
+ Khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta.
+ Góp phần giữ vững an ninh vùng biển tổ quốc 
2.Phân tích đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. Đặc điểm đó tác động như thế nào đến sự phân hóa khí hậu của vùng?
*Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam:
- Giới hạn: phía nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến 11oB.
- Gồm các khối núi và cao nguyên.
- Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.
Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc chênh vênh bên dài đồng bằng hẹp ven biển.
-Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lawsk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 – 800 – 1000m, các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây. Tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa sườn Đông và sườn Tây.
*Địa hình tác động đến sự phân hóa khí hậu:
- Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao: phân hóa thành 2 đai.
+ Đai nhiệt đới gió mùa: dưới 900 – 1000m, nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi theo tùy từng nơi.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: từ 900 – 1000m đến 2600m, khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
Địa hình kết hợp với gió mùa tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông – Tây: giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (dc).
III.1.Trình bày đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất của đai nhiệt đới gió mùa chân núi của nước ta. Tại sao ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa chân núi lại có độ cao thấp hơn ở miền Nam.
*Đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất của đai nhiệt đới gió mùa chân núi:
- Miền Bắc: dưới 600 -700m, miền Nam: dưới 900 -1000m.
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt; mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt.
- Đất phù sa chiếm 24% diện tích cả nước, gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát, ... Đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm > 60% diện tích cả nước, phần lớn đất badan và đất đá vôi.
- Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh ở vùng núi thấp mưa nhiều, ẩm ướt, mặn, rừng tràm trên đất phèn, xa van, cây bụi gao).
*Miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa chân núi lại có độ cao thấp hơn ở miền Nam:
- Miền Bắc (gần chí tuyến) lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ thấp, tính chất nhiệt đới chấm dứt ở độ cao 600m – 700m.
- Miền Nam gần xích đạo, không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt cao, vì vậy đến độ cao 900m – 1000m tính chất nhiệt đới mới chấm dứt.
2.Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống ngập lụt ở nước ta. Tại sao đồng bằng sông Hồng là vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta?
*Ngập lụt
- Nguyên nhân
+ Mưa lớn, mặt đất thấp, có đê sông đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.
+ Mưa bão, nước biển dâng, lũ nguồn và triều cường.
Hậu quả: thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Biện pháp: Xây dựng các công trình tiêu nước, công trình ngăn mặn và triều cường.
*Đồng bằng sông Hồng là vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta.
- Lưu vực rộng, lượng mưa lớn, do sông có dạng nan quạt nên lũ tập trung về dòng chính rất nhanh.
- Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm giảm khả năng giữ nước
- Địa hình thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc, chỉ có ba cửa sông đổ ra biển.
- Mức độ đô thị hóa cao, nhiều công trình xây dựng cản trở việc thoát nước.
IV.1.Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?
*Nhận xét:
- Nhiệt độ trung bình năm, tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam, trong đó tháng 1 tăng rất nhanh, sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh là 12,5o).
- Nhiệt độ trung bình tháng 7: ít thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn TP. Hồ Chí Minh. Sự chênh lệch nhiệt độ rất ít (Lạng Sơn và TP.HCM chỉ là 1,3o).
+ Biên độ nhiệt lại giảm dần từ bắc vào nam (Lạng Sơn là 13,7o nhưng TP. HCM chỉ là 1,3o).
*Giải thích:
- Càng vào Nam càng gần xích đạo, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng lớn, nên nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng yếu dần khi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc ở phía Bắc.
- Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt ít. Huế và TP. Hồ Chí Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn.
- Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam là do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc yếu dần và khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng cách xa nhau.
2.Phân tích sự phân bố dân cư nước ta theo lãnh thổ. Hãy cho biết những vấn đề cần đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở nước ta.
*Phân tích sự phân bố dân cư:
- Mật độ dân số trung bình năm 2006: 254 người/km2, nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng
- Chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi (dc)
- Ngay trong nội bộ giữa các vùng (đồng bằng, trung du, miền núi) cũng có sự chênh lệch khá lớn. (dc)
- Chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn (dc)
*Những vấn đề cần đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở nước ta:
- Chú ý phát triển mạng lưới đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
- Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ, quy mô dân số, lao động với sự phát triển kinh tế xã hội của các đô thị.
- Có kế hoạch phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội với kết cấu hạ tầng đô thị.
- Quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị để đảm bảo môi trường sống chất lượng hơn.
V.1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và 2016
*Xử lí số liệu:
- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta năm 2005 và năm 2016 (Đơn vị %) 
Năm
2005
2016
Nông lâm ngư nghiệp
57,2
41,9
Công nghiệp – Xây dựng
18,3
24,7
Dịch vụ
24,5
33,4
Tổng số
100,0
100,0
Tính bán kính:
Coi R2005 = 1 đvbk
R2016 = 1 xS2016S2005 = 1 x 53302,842542,7 = 1,12 đvbk
*Vẽ biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ tròn (các dạng khác không cho điểm)
- Yêu cầu:
+ Hình tròn năm 2016 lớn hơn 2005
+ Có kí hiệu, chú giải, ghi số liệu, tên biểu đồ.
 (Nếu thiếu hoặc không đảm bảo các yêú tố trừ 0,25 điểm/ yếu tố)
2.Nhận xét và giải thích:
*Nhận xét:
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là khu vực dịch vụ, thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng.
- Trong giai đoạn 2005 – 2016, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta theo sự chuyển dịch:
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dc)
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng chậm (dc)
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng (dc)
->Sự chuyển dịch trên là tích cực nhưng còn chậm.
* Giải thích:
- Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vì nước ta vẫn là nước đang phát triển, trình độ giới hóa thấp.
- Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
- Phù hợp với xu hướng chuyển dịch lao động của thế giới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,5đ)
1.Trình bày vai trò, đặc điểm ngành công nghiệp dệt may trên thế giới.
2.Liên hệ tình hình phát triển ngành công nghiệp dệt may tại địa phương.
Câu II (3,5đ)
1.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Khí hậu – phần khí hậu chung), nhận xét về chế độ nhiệt và mưa của Đà Lạt, Nha Trang.
2.Giải thích sự khác biệt về chế độ mưa của hai địa điểm nói trên.
Câu III (3,5đ)
1.Gió mùa là gì? Nêu hoạt động của gió mùa mùa đông nước ta.
2.Gió mùa mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam?
Câu IV (3,5đ)
1.Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện như thế nào ở thành phần sinh vật?
2.Tại sao sinh vật ở nước ta có sự phân hóa theo độ cao?
Câu V (6,0đ)Cho bảng số liệu sau: Tổng số dân và tỉ lệ tăng dân số nước ta giai đoạn 2006 – 2013
1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 2006 – 2013.Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét.
2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi cơ cấu dân số theo giới ở nước ta giai đoạn 2006 – 2013.
NỘI DUNG CHÍNH
I.1.Trình bày vai trò, đặc điểm ngành công nghiệp dệt may trên thế giới.
Vai trò:
+ Là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho người dân và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng.
+ Thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nữ.
- Phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển. Các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản.
- Phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
2.Liên hệ tình hình phát triển ngành công nghiệp dệt may tại địa phương.
Ngành CN dệt may đang có sự phát triển mạnh tại địa phương.
à HS kể tên một số nhà máy tại địa phương.
Phân bố rộng khắp tại các huyện, thành phố.
Góp phần quan trọng giải quyết việc làm và nâng cao mức sống.
Gần đây có xu hướng phát triển mạnh tại các khu vực nông thôn.
Sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu và trong nước
II.1.Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam (trang Khí hậu – phần khí hậu chung), nhận xét về chế độ nhiệt và mưa của Đà Lạt, Nha Trang.
Đà Lạt
Chế độ nhiệt:
+ Không có sự phân mùa rõ rệt, nhiệt độ trong bình các tháng hầu hết <20o.
+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3.
Nhà Trang
Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao, hầu hết các tháng đều >25oC.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm không lớn.
Chế độ mưa có sự phân mùa sâu sắc
+ Mùa mưa: từ tháng 9 đến hết tháng 12, lượng mưa tập trung.
+ Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa ít.
2.Giải thích sự khác biệt về chế độ mưa của hai địa điểm nói trên.
Vị trí địa lí của Đà Lạt nằm ở Tây Trường Sơn, Nha Trang nằm ở Đông Trường Sơn. Độ cao địa hình khác nhau.
Do tác động của gió mùa: Đà Lạt mưa chủ yếu do gió mùa Tây Nam (mùa hạ), Nha Trang mưa chủ yếu do gió Tín Phong, Đông Bắc và gió mùa Đông Bắc (thu đông)
III.1.Gió mùa là gì? Nêu hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta.
Gió mùa: là gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau.
Hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta:
Thời gian: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Thổi thành từng đợt theo hướng đông bắc.
Phạm vi: 
+ Ảnh hưởng trực tiếp ở phía Bắc dãy Bạch Mã, cường độ giảm dần theo vĩ độ.
+ Từ dãy Bạch Mã vào Nam, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc không rõ rệt.
2.Gió mùa mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam?
Ảnh hưởng đến khí hậu:
Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc, nền nhiệt hạ thấp.
+ Đầu mùa: thời tiết lạnh khô.
+ Nửa sau mùa đông: lạnh ẩm, mưa phùn.
Gió mùa mùa đông kết hợp với gió Tín Phong bán cầu Bắc tạo nên mùa mưa muộn vào thu đông cho Duyên hải miền Trung.
Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Thuận lợi:
+ Đa dạng hóa nông nghiệp: sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
+ Lượng mưa ẩm trong mùa đông giúp phát triển cây trồng.
Khó khăn:
+ Tạo nên tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan (sương muối, băng giá, ...)
IV.1.Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện như thế nào ở thành phần sinh vật?
Đai nhiệt đới gió mùa: gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:
+ Hệ sinh thái rùng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
+ Các hệ sinh thái rùng nhiệt đới gió mùa: rùng thường xanh, rùng rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô ...
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
+ Ở độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700m là các hệ sinh thái rùng cận nhiết đới lá rộng và lá kim.
+ Ở độ cao trên 1600 – 1700m rùng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.
Đai ôn đới gió mùa trên núi: sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là một số loài thực vật ôn đới.
2.Tại sao sinh vật ở nước ta có sự phân hóa theo độ cao?
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: chủ yếu là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới do phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên do độ ẩm thay đổi tùy nơi nên hình thành các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm và rùng nhiệt đới khô ...
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
+ Ở độ cao từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng hình thành các hệ sinh thái rùng cận nhiệt đới ẩm lá rộng và lá kim.
+ Ở độ cao trên 1600 – 1700m, nhiệt độ tiếp tục giảm nên rừng phát triển kém, đã xuất hiện các loài cây ôn đới. Độ ẩm cao nên rêu, địa y phủ kín thân và cành cây.
Đai ôn đới gió mùa trên núi: khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC nên sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài thực vật ôn đới.
V.1.Vẽ biểu đồ
2.Nhận xét
Dân số nước ta tăng liên tục (dẫn chứng)
Tỉ lệ tăng dân số có sự biến động:
+ Từ 2006 đến 2011: giảm (dẫn chứng)
+ Từ 2011 đến 2013: tăng (dẫn chứng)
3.Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi cơ cấu dân số theo giới
Xử lí bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo giới nước ta giai đoạn 2006 – 2013 (%)
Năm
Tổng số
Nam
Nữ
2006
100
49,21
50,79
2007
100
49.21
50,79
2008
100
49,29
50,71
2009
100
49,43
50,57
2010
100
49,45
50,55
2011
100
49,45
50,55
2012
100
49,47
50,53
2013
100
49,50
50,50
Nhận xét: cơ cấu dân số theo giới nước ta có sự thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng giới nam (dẫn chứng)
+ Giảm tỉ trọng giới nữ (dẫn chứng)
Giải thích:
+ Phong tục tập quán và tâm lí xã hội
+ Các nhân tố khác (can thiệp của y học ...)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI MÔN THI: ĐỊA LÍ - THPT
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Phân tích nguyên nhân sinh ra tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp và nêu biện pháp để khắc phục tình trạng này.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của các ngành công nghiệp trí tuệ. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các nhành công nghiệp trí tuệ?
Câu 3: Cho bảng số liệu sau:
 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1995 – 2010
Năm
1995
2000
2005
2010
Tổng số dân (triệu người)
1211,2
1267,4
1307,6
1340,9
Số dân thành thị (triệu người)
351,3
458,8
562,3
669,1
Tỉ lệ gia tăng dân số (%)
1,1
0,8
0,6
0,5
(Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2012)
Để thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2010, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển dân số Trung Quốc giai đoạn trên.
Câu 4: Trình bày những thách thức đối với ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. Đặc điểm địa hình đó có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm sông ngòi của vùng?
Câu 6: Những thiên tai của BĐ có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Câu 7: Phân tích vai trò của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định hướng di chuyển, thời gian hoạt động, phạm vi ảnh hưởng của bão và gió Tây khô nóng ở nước ta.
Câu 9: Chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo quy luật đai cao và quy luật địa ô. Tại sao có sự phân hóa đó?
Câu 10: Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở HUẾ
Từ biểu đồ trên , hãy nhận xét và giải thích về nhiệt độ và lượng mưa ở Huế.
-------Hết-------
Nội dung
1.Phân tích nguyên nhân sinh ra tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp và nêu biện pháp để khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân:
+ Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau.
+ Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hơn vật nuôi.
Biện pháp khắc phục:
+ Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ).
+ Phát triển ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
2.Trình bày đặc điểm chung của các ngành công nghiệp trí tuệ. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?
Đặc điểm chung của các ngành công nghiệp trí tuệ:
+ Mới phát triển trong những thập niên gần đây, phân bố chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển.
+ Sử dụng ít nguyên liệu và lao động, ít gây ô nhiễm môi trường. Yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật, lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao (công nhân tri thức là chủ yếu).
Nhật bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì:
+ Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên, nhiên liệu nên phụ thuộc các nước khác: Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động có trình độ và tay nghề cao.
+ Việc phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3.Để thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2010, dạng biểu đồ nào là thích hợp nhất? Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển dân số TQ giai đoạn trên.
Dạng biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường).
Nhận xét:
+ Tổng dân số Trung Quốc tăng liên tục (dẫn chứng)
+ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng vẫn còn thấp (dẫn chứng)
+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm liên tục (dẫn chứng).
Giải thích:
+ Dân số tăng do quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi sinh cao.
+ Dân số thành thị tăng cả về số lượng và tỉ lệ do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng mạnh. Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp do quá trình đô thị hóa muộn.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm do chính sách dân số rất triệt để.
4.Trình bày những thách thức đối với ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
= Trình độ phát triển còn chênh lệch: trình độ phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người của Xin- ga- po rất cao, còn ở nhiều nước lại rất thấp (Mi- an- ma, Cam- pu- chia, Lào, ...)
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo, đây là thực trạng ở các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia có khác nhau.
- Các vấn đề xã hội phức tạp: đô thị hóa trong khu vực diễn ra nhanh, vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc trong mỗi quốc gia, dịch bệnh, thất nghiệp, phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài.
- Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
5.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu đặc điểm địa hình vùng núi TSB. Đặc điểm địa hình đó có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm sông ngòi của vùng?
- Đặc điểm chung của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc:
+ Giới hạn: từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
+ Độ cao, hình dạng: chủ yếu là đồi núi thấp và hẹp ngang.
+ Hướng núi: song song và so le hướng tây bắc – đông nam.
+ Hướng nghiêng: Tây bắc – đông nam.
- Cấu trúc: Địa hình cao ở hai đầu (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế), thấp trũng ở giữa (Quảng Bình, Quảng Trị).
-Ảnh hưởng của địa hình tới đặc điểm sông ngòi:
+ Hướng núi và hướng nghiêng quy định hướng sông ngòi: sông ngòi chủ yếu là hướng tây bắc- đông nam (sông Cả, sông Gianh ...)
+ Sông ngòi thường ngắn và dốc, diện tích lưu vực nhỏ.
+ Chế độ nước sông lên nhanh, rút nhanh, khả năng bồi tụ thấp.
6.Những thiên tai của Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Bão:
+ Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3- 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta.
+ Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
-Sạt lở bờ biển: hiện tượng sạt lở bờ biển đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển miền Trung, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và đời sống.
-Các hiện tượng cát bay, cát chảy ở ven biển miền Trung lấn chiếm ruộng vườn, làm giảm diện tích đất canh tác, hoang mạc hóa đất đai.
7.Phân tích vai trò của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta.
-Địa hình là bề mặt làm phân hóa các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật.
-Phân hóa theo Bắc – Nam: dãy Bạch Mã kết hợp với gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chính gây ra sự phân hóa đó.
-Phân hóa theo Đông – Tây: các dạng địa hình (vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) và hướng địa hình là cơ sở cho sự phân hóa từ đông sang tây
-Phân hóa theo độ cao: độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao.
8.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định hướng di chuyển, thời gian hoạt động, phạm vi ảnh hưởng của bão và gió Tây khô nóng ở nước ta.
Bão:
+ Hướng: các cơn bão đến nước ta đều từ phía đông (Biển Đông) sau đó bão di chuyển theo hướng tây, tây bắc, thậm chí cả hướng tây nam.
+ Thời gian hoạt động:thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 12, trong đó tần suất mạnh nhất là tháng 9. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
+ Phạm vi ảnh hưởng: chủ yếu ở các tỉnh ven biển, nhất là ven biển miền Trung.
Gió Tây khô nóng:
+ Hướng: chủ yếu là tây nam
+ Thời gian hoạt động: đầu mùa hạ
+ Phạm vi ảnh hưởng: Bắc Trung Bộ, Tây Bắc
9.Chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo quy luật đai cao và quy luật địa ô. Tại sao có sự phân hóa đó?
Quy luật đai cao:
+ Biểu hiện: thiên nhiên phân hóa theo quy luật đai cao (đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi).
+ Nguyên nhân: do ảnh hưởng của độ cao địa hình làm cho khí hậu thay đổi, kéo theo các thành phần tự nhiên cũng thay đổi theo.
Quy luật địa ô:
+ Biểu hiện: thiên nhiên phân hóa theo quy luật địa ô (Đông – Tây): từ Đông sang Tây thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 đai rõ rệt (dẫn chứng), sự phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
+ Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi và ảnh hưởng của biển tới các vùng khác nhau
10.Từ biểu đồ trên, hãy nhận xét và giải thích về nhiệt độ và lượng mưa ở Huế.
Nhận xét:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao (25,1oC)
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (19,7oC), tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (29,4oC)
+ Biên độ nhiệt độ khá cao (9,7oC)
+ Tổng lượng mưa cả năm lớn (2867,7mm)
+ Lượng mưa có sự phân mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7). Mưa nhiều vào mùa thu, đông.
Giải thích:
+ Huế có nhiệt độ trung bình năm cao do nằm trong khu vực nhiệt đới nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Trong biến trình nhiệt có 1 tháng dưới 20oC do vẫn còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần.
+ Mưa nhiều vào mùa thu, đông do ảnh hưởng của địa hình đón gió hướng đông bắc thổi qua biển, dài hội tụ nhiệt đới và bão.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: ĐỊA LÍ
Đề số: 01
Thời gian làm bài: 180 phút..
Câu 1: (3,0 điểm)
a.So sánh và giải thích chế độ mưa của kiểu khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
b.Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tự nhiên vừa theo quy luật địa đới vừa theo quy luật phi địa đới?
Câu 2: (2,0 điểm)
a.Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?
b.Tại sao dân cư, nguồn lao động được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế? 
Câu 3: (3,0 điểm) “Mặc dù gió mùa có làm đảo lộn sự ổn định của khí hậu vùng nội chí tuyến nhưng không xoá nổi tính chất nóng ẩm của khí hậu nước ta”. Em hãy làm rõ nhận định trên.
Câu 4: (3,0 điểm)
a.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh đặc điểm sông ngòi giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
b.Tại sao thủy chế sông ngòi nước ta theo mùa và có tính thất thường?
Câu 5: (3,0 điểm) 
a.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị của Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đông Nam Bộ.
b.Tại sao đô thị hóa bền vững trở thành mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Câu 6: (3,0 điểm)
a.Cho bảng số liệu sau: Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2000 - 2015
Năm
Giá trị sản xuất thủy sản (nghìn tỷ đồng)
Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
Tổng
Khai thác
Nuôi trồng
Tổng
Khai thác
Nuôi trồng
2000
 38,7
22,9
15,8
2250,9
1660,9
590,0
2010
153,1
 58,8
 94,3
5142,7
2414,4
2728,3
2015
254,1
 94,6
 159,5

File đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_cac_tinh_mon_dia_li_12.docx