Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 (Có đáp án)

CÂU HỎI NHẬN BIẾT

Câu 1. Cơ sở phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm nước phát triển và đang phát triển là

A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.

B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.

C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.

Câu 2. Đặc điểm của các nước đang phát triển là

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào giai đoạn nào?

A. Giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

B. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

C. Giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

D. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

 

docx 45 trang quyettran 23680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 (Có đáp án)
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11
A. MỤC TIÊU ÔN TẬP
I. CHUYÊN ĐỀ 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
1. Kiến thức
- Nhận biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế
- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển. Nêu hậu quả
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường và hậu quả.
2. Kĩ năng
- Dựa vào bản đồ, lược đồ nhận xét sự phân bố của các nhóm nước theo GDP/người, phạm vi các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng số liệu và nhận xét.
II. CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỂ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
1. Kiến thức
- Biết được tiềm năng tự nhiên, dân cư – xã hội phát triển kinh tế của các nước ở châu Phi, các nước ở Mĩ La –tinh, của khu vực Tây Nam Á và Trung Á, Đông Nam Á.
- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Phi, ở Mĩ La –tinh.
- Trình bày được một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế.
- Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá ; thành tựu và thách thức của các nước thành viên.
 - Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
- Ghi nhớ một số địa danh
2. Kĩ năng
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của các châu lục, khu vực
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, sự phân bố dân cư, các ngành kinh tế.
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á (vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới).
III. CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỊA LÍ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 
Với mỗi quốc gia ( Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản, Trung Quốc) HS cần:
1. Kiến thức
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia. 
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. 
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế, các vùng kinh tế của các quốc gia.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế Ôtraylia.
- Hiểu quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và từng quốc gia. 
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư, một số ngành và vùng kinh tế của các quốc gia
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư, về tình hình phát triển kinh tế của các quốc gia
B. NỘI DUNG ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
A. Kiến thức cơ bản:
1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
- Nhận biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội các nhóm nước : phát triển, đang phát triển, công nghiệp mới
+ Khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dan cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Sự tương phản của hai nhóm nước thể hiện: đặc điểm dân sô, chỉ số xã hội, tổng GDP, GDP/ người, cơ cấu GDP theo ngành
+ Nước NICs: đạt được trình độ nhất định về công nghiệp.
- Đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học công nghệ: hiện nay có sự bủng nổ công nghệ cao dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao. Bốn trụ cột công nghệ là: công nghệ sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu; công nghệ năng lượng; công nghệ thông tin
-Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tác động đến nền kinh tế:
+ Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới: sản xuất phần mềm; bảo hiểm; viễn thông...
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành
+ Xuất hiện nền kinh tế tri thức: dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao
2. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
- Hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển:
+ Bùng nổ dân số ở nước đang phát triển: các nước đang phát triển chiếm 80% dân số và 95% dân số gia tăng hàng năm của thế giới di tỉ lệ sinh cao
+ Già hóa dân số ở nước phát triển: tỉ lệ dinh thấp
- Đặc điểm của dân số thế giới: tăng nhanh, tập trung đông ở các nước phát triển, có xu hướng già hóa dân số
+ Nước phát triển: thiếu lao động
+ Nước đang phát triển: thiếu việc làm, khó cải thiện chất lượng cuộc sống
-Ô nhiễm nước: chất thải chưa được xử lí đổ ra môi trường; nước sạch khan hiếm, nước biển ô nhiễm tài nguyên biển suy giảm
- Ô nhiễm mối trường khí: do chất thải CO2; CFCs vào môi trường gây tăng nhiệt độ không khí, tầng ô dôn mỏng và thủng; khí hậu toàn cầu biến đổi
- Suy giảm đa dạng sinh vật do khai thác quá mưac, biến đổi khí hậu... nhiều loài đưgns trước nguy cơ tuyệt chủng
=> Bảo vệ môi trường tiên nhiên là bảo vệ môi trường sống của con người.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Cơ sở phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm nước phát triển và đang phát triển là
A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.
Câu 2. Đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào giai đoạn nào?
A. Giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
B. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
C. Giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
D. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Câu 4. APEC là tên viết tắt của tổ chức
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ.
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương.
C. Liên minh Châu Âu.
D. Thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 5. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Câu 6. Hiện nay, sự ổn định và hòa bình thế giới đang bị đe dọa bởi
A. sự bùng nổ dân số thế giới.
B. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
C. xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố.
D. tình trạng tranh chấp nguồn tài nguyên 
Câu 7. Các nước đang phát triển hiện nay có dân số và gia tăng dân số chiếm khoảng bao nhiêu % so với dân số thế giới?
A. 70% dân số và 80% số dân tăng hàng năm của thế giới.
B. 75% dân số và 85% số dân tăng hàng năm của thế giới.
C. 80% dân số và 90% số dân tăng hàng năm của thế giới.
D. 80% dân số và 95% số dân tăng hàng năm của thế giới.
Câu 8. Già hóa dân số già diễn ra chủ yếu ở
A. tất cả các nước trên thế giới.
B. các nước đang phát triển.
C. các nước phát triển.
D. các nước NICs.
Câu 9. Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là
A. 149.                   B. 150.                    C. 151.                   D.152.
Câu 10. Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
II. DẠNG CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 11. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp.
B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao.
Câu 12. Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển?
A. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao.
B. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.
C. Giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.
D. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp.
Câu 13. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả 
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
Câu 14. Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là
A. thảm thực vật bị thiêu đốt.
B. mực nước ngầm hạ thấp.
C. suy giảm hệ sinh vật.
D. băng tan nhanh.
Câu 15. Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là
A. Châu Á.	B. Châu Mĩ.
C. Châu Phi.	D. Châu Đại Dương.
Câu 16. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là 
A. khai thác rừng bừa bãi.
B. nạn du canh du cư.
C. lượng chất thải công nghiệp tăng.
D. săn bắt động vật quá mức.
Câu 17. Hậu quả của biến đổi khí hậu là
A. nhiệt độ Trái đất nóng lên. B. thiếu nguồn nước sạch.
C. thảm thực vật bị suy giảm. D. diện tích rừng bị thu hẹp.
Câu 18. Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội ?
A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Xuất hiện các ngành công nghệ có  hàm lượng kỹ thuật cao.
C. tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
D. Chỉ Tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp.
Câu 19. Để hạn chế gây ô nhiễm không khí cần phải 
A. cắt giảm lượng khí thải CO2 và CFCS. B. phát triển nền nông nghiệp sinh thái.	
C. cấm khai thác rừng.	 D. cải tạo đất trồng.
Câu 20. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là 
A. hoạt động sản xuất công nghiệp. B. hoạt động sản xuất nông nghiệp. 
C. khai thác dầu khí trên biển.	 D. khai thác rừng qúa mức.
Câu 21. Để giảm thủng tầng ô dôn cần
A. hạn chế thải khí CO2 vào môi trường.
B. hạn chế sử dụng chất CFCs trong ngành điện lạnh.
C. tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch.
D. thủy điện và điện nguyên tử thay dần nhiện điện than và dầu khí. 
III. DẠNG CÂU HỎI VẬN DỤNG Ở MỨC ĐỘ THẤP
Câu 21. Quốc gia nào sau đây là nước công nghiệp mới(NICs) ở châu Á?
A. Braxin. B. Ác-hen-ti-na. C. Trung Quốc. D. Hàn Quốc
Câu 22. Ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao là
A. luyện kim. B. hàng không-vũ trụ.
C. vật liệu xây dựng, D. dược phẩm.
Câu 23. Biểu hiện của thành tựu công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. năng lượng hạt nhân thay thế than và dầu.
B. mạng Internet phát triển khắp nơi trên thế giới.
C. vật liệu siêu dẫn trở thành vật liệu phổ biến.
D. công nghệ gen thay thế nông nghiệp truyền thống.
Câu 24. Hậu quả của gia tăng dân số tăng nhanh là
A. tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm.
B. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
C. gia tăng xung đột sắc tộc, tôn giáo.
D. chi phí lợi xã hội cho người già tăng.
Câu 25. Khu vực thiếu nước ngọt nhất thế giới hiện nay là
A.Tây Nam Á. B. Châu Phi.
C. Trung Á. D. Châu Đại dương.
Câu 26. Nhiệt độ toàn cầu tăng lên là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Dân số thế giới tăng nhanh.
B. Khai thác quá mức tài nguyên.
C. Sự tăng lượng CO2 trong khí quyển.
D. Chất thải từ ngành công nghiệp.
Câu 27. Sự suy giảm sinh vật không dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Mất đi nguồn gen quí giá.
B. Mất đi nhiều loài sinh vật.
C. Mất đi nơi trú ngụ của động vật.
D. Nhiệt độ Trái đất nóng lên.
Câu 28 . NAFTA là tên viết tắt của tổ chức
A. Liên minh Châu Âu.
B. Hiệp các quốc gia Đông Nam Á.
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.
D. Thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 29. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia.
B. chủ yếu ở các nước phát triển.
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.
D. chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ- la- tinh.
Câu 30. Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là
A. do dân số thế giới tăng quá nhanh.
B. do mực nước biển càng dâng cao.
C. do sử dụng các chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp.
D. do tăng lượng co2 đáng kể trong khí quyển.
IV. DẠNG CÂU HỎI VẬN DỤNG Ở MỨC ĐỘ CAO
Câu 31. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
A. Cách mạng khoa học công nghê hiện đại làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
B. Cách mang khoa học và công nghệ hiện đại làm cho nông nghiệp và công nghiệp không còn vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
C. Cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
D. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại biến khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất.
Câu 32. Yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong nền sản xuất hiện đại
A.nguyên liệu, lao động thu nhập thấp. B. vật liệu mới, công nghệ cao.
C. tri thức và thông tin. D. cơ cấu kinh tế hợp lí.
Câu 33. Hiện tượng già hóa dân số thế giới được thể hiện ở
A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.
B. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng giảm.
C. tuổi thọ trung của dân số ngày càng tăng.
D. số người trong độ tuổi lao động tăng.
Câu 34. Vấn đề nào sau đây trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới?
A. Di cư tự do.
B. Các phe phái tranh dành quyền lực và đất đai.
C. Nạn khủng bố, xung đột sắc tộc.
D. Nạn kích động sung đột bạo lực.
Câu 35. Theo dự đoán trong thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình trái đất sẽ tăng lên khoảng
A.Từ 0,5 oc đến 1oc. B. Từ 1oc đến 1,5oc.
C.Từ 1,5 oc đến 2oc. D.Từ 1,5 oc đến 4,5oc.
II. CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỂ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU, CHÂU PHI, MĨ LA TINH
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chủ đề 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. Một số vấn đề về tự nhiên
 - Thuận lợi: Châu Phi rất giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên khoáng sản và rừng:
 + Khoáng sản: phong phú, đa dạng với nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn: vàng, Cu, kim cương, dầu mỏ
 + Rừng: đa dạng với nhiều kiểu rừng: xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt.
 - Hạn chế: điều kiện tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt
 + Đất trồng ít, cằn cỗi, không có nhiều đồng bằng lớn
 + Khí hậu khô nóng, diện tích hoang mạc, bán hoang mạc và xa van lớn, thiếu nước, đất đai bị xa mạc hoá
 + Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.
 - Giải pháp: khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và xây dựng các công trình thuỷ lợi.
II. Một số vấn đề dân cư và xã hội
- Châu phi dẫn đầu thế giới về tỉ suất sinh thô (38%), tỉ suất tử thô (15%) và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (2,3%) => dân số tăng nhanh (bùng nổ dân số)
- Tuổi thọ TB, mức sống và trình độ dân trí thấp 
- Dịch bệnh HIV, hủ tục, xung đột sắc tộc. 
 - Giải pháp: cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức TG
III. Một số vấn đề kinh tế
- Một số nước có tốc độ phát triển kinh tế cao và tương đối ổn định: Nam Phi, An-giê-ri
- Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển (đóng góp 1,9% GDP toàn cầu – 2004)
- Nguyên nhân:
+ Hậu quả thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân
+ Xung đột sắc tộc, yếu kém trong quản lí đất nước, dân trí thấp,.
- Giải pháp: điều chỉnh cơ cấu kinh tế, hợp tác trong sản xuất, phát triển kinh tế => KT phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao.
Chủ đề 2: MỘT SỐ VẤN ĐÊC CỦA MĨ LA TINH
I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Tự nhiên.
- Có nhiều môi trường tự nhiên, phân hoá từ B- N, từ Đ- T, từ thấp lên cao.
- Nhiều tài nguyên:
+ Tài nguyên rừng, biển phong phú.
+ Sông ngòi có giá trị cao về nhiều mặt: thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông vận tải
+ Đât trồng đa dạng.
 => Thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới, cung cấp nông sản cho thị trường thế giới.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản: Kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.
=> Phát triển công nghiệp với nhiều ngành.
2. Dân cư - xã hội.
- Tỉ lệ dân nghèo cao; Mức sống chênh lệch quá lớn; Đô thị hoá tự phát; Cải cách ruộng đất không triệt để.
II. Một số vấn đề về kinh tế.
- Kinh tế tăng trưởng không đều; Tình hình chính trị thiếu ổn định; Đầu tư nước ngoài giảm mạnh; Nợ nước ngoài cao; Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
* Nguyên nhân:
- Duy trì chế độ phong kiến lâu dài; Các thế lực Thiên chúa giáo cản trở; Đường lối phát triển kinh tế chưa đúng đắn.
* Giải pháp:
- Củng cố bộ máy nhà nước; Phát triển giáo dục; Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế; Tiến hành công nghiệp hoá; Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài.
Chủ đề 3: LIÊN MINH CHÂU ÂU
A. EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới.
I. Quá trình hình thành và phát triển.
1. Sự ra đời và phát triển.
- Số lượng các thành viên tăng liên tục. Từ 6 thành viên (1957) lên 27 thành viên (2007).
- EU được mở rộng theo các hướng khác nhau của không gian địa lí.
- Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao.
2. Mục đích và thể chế.
- Mục đích của EU: Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên và liên minh toàn diện.
- Các cơ quan đầu não của EU:
+ Quốc hội Châu Âu; Hội đồng Châu Âu; Toà án Châu Âu; Ngân hàng trung ương Châu Âu; Các uỷ ban của EU; Cơ quan kiểm toán Châu Âu.
Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
1. EU - trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới:
- EU đứng đầu thế giới về GDP (2005).
- Dân số chỉ chiếm 8% thế giới nhưng chiếm 26,5% tổng giá trị kinh tế của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới (2004).
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- EU chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới.
- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản.
B. EU- Hợp tác liên kết để cùng phát triển
I. Thị trường chung Châu Âu.
1. Tự do lưu chuyển.
EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993.
* Bốn mặt tự do lưu thông là:
- Tự do di chuyển; Tự do lưu thông dịch vụ; Tự do lưu thông hàng hoá; Tự do lưu thông tiền vốn
* Ý nghĩa của tự do lưu thông:
- Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
- Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.
- Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU.
- Đồng tiền chung ơ-rô được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.
- Lợi thế:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.
+ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
+ Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
II. Hợp tác rong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
1. Sản xuất máy bay E-bơt.
- Trụ sở: Tu-lu-dơ (Pháp).
- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.
2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
Vận chuyển hàng hoá thuận lợi từ Anh sang lục dịa Châu Âu và ngược lại.
III. Liên kết vùng Châu Âu (EUROREGION)
1. Khái niệm. 
- Khái niệm: Liên kết vùng châu Âu là khu vực biên giới ở Châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- ý nghĩa:
+ Tăng cường liên kết và nhất thể hoá thể chế ở Châu Âu.
+ Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.
+ Tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ.
- Vị trí: Khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức, Bỉ.
- Lợi ích:
+ Có khoảng 30.000 người/ngày đi sang nước láng giềng làm việc.
+ Các trường Đại học tổ chức khoá đào tạo chung.
+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nhận biết (10 câu)
Câu 1. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan
A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ổm và nhiệt đới khô.	
B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô.
C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan.	
D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan.
Câu 2. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi là
A. khoáng sản ít, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.
B. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác cạn kiệt.
C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
Câu 3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ( FDI) vào Mĩ La Tinh chiếm trên 50% là từ các nước
 A. Hoa Kỳ và Canada.                         	B. Hoa Kỳ và Tây Âu.
 C. Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.                  	D. Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 4. Năm 2004, quốc gia có số nợ nước ngoài cao hơn so với GDP trong khu vực Mĩ La Tinh là
 A. Bra-xin.                        	B. Chi-lê.
 C. Mê-hicô.                     	D. Ác-hen-ti-na.
Câu 5. Liên minh Châu Âu ra đời vào năm nào?
A. 1951.      B. 1957.      C. 1958.      D. 1967.
Câu 6. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm
A. 1957.               B. 1958.                    C. 1967.                D. 1993.
Câu 7. Khu vực kinh tế nào dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?
A. APEC.               	B. EU.
C. NAFTA.                        	D. ASEAN.
Câu 8. Tổ hợp công nghiệp hàng không E-Bớt có trụ sở chính đặt ở
A. Li-vơ-pun (Anh). B. Hăm-buốc (Đức).
C. Tu-lu-dơ (Pháp). D. Boóc- đô (Pháp).
Câu 9. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của
A. Hà Lan.            B. Đan Mạch.           C. Pháp.                D. Tây Ban Nha.
Câu 10. Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) gồm
A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha. B. Đức, Pháp, Đan Mạch.
C. Đức, Pháp, Anh. D. Đức, Pháp, Thụy Điển.
2. Thông hiểu (10 câu).
Câu 1. Khó khăn lớn nhất của châu Phi đối với sự phát triển nông nghiệp là
A. thiếu lao động vì nam giới bỏ ra thành thi để tránh các cuộc xung đột.
B. xung đột sắc tộc đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người, chủ yếu là nông dân.
C. phần lớn lãnh thổ là hoang mạc, xa van với khí hậu khô nóng, thiếu nước.
D. thiếu vốn, kĩ thuật làm cho nông nghiệp lạc hậu.
Câu 2. Châu Phi có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất thế giới là do
	A. có ngành du lịch phát triển.	B. trình độ dân trí thấp.
	C. xung đột sắc tộc.	 D. kinh tế chậm phát triển.
Câu 3: Trong tổng số dân cư đô thị của Mĩ La Tinh có tới
 A. 1/4 sống trong điều kiện khó khăn. B.  1/3 sống trong điều kiện khó khăn.
 C. 1/2  sống trong điều kiện khó khăn. D. 3/4  sống trong điều kiện khó khăn.
Câu 4: Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
 A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
 B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
 C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
 D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc.
Câu 5. Nước nằm giữa châu Âu, nhưng hiện nay chưa gia nhập EU là
A. Thụy Sĩ.        B.Ai-len. C. Na Uy.        D.Bỉ.
Câu 6. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của EU?
A. Kinh tế.         B.Luật pháp. C. Nội vụ.        D. Chính trị.
Câu 7. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?
A. Pháp.       	B. Đức.
C. Anh.      	 D.Thụy Điển.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?
A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.
C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.
Câu 9. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ hình thành tại khu vực biên giới của các nước
A. Hà Lan, Bỉ và Đức. B. Hà Lan, Pháp và Áo.
C. Bỉ, Pháp, Đan Mạch. D. Đức, Hà Lan, Pháp.
Câu 10. Tự do lưu thông hàng hóa là
A. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
B. tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.
C. bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.
D. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
3. Vận dụng thấp (10 câu).
Câu 1. Nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển là
	A. nghèo tài nguyên thiên nhiên.	B. sự thống trị của chủ nghĩa thực dân kéo dài.
	C. khủng bố chính trị.	D.khai thác tài nguyên quá mức.
Câu 2. Tình trạng nghèo đói, chậm phát triển của châu Phi được thể hiện rõ nhất ở đặc điểm nào?
A. Tỉ suất sinh 3,8%, tỉ suất tử 1,5%, tỉ suất tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
B. Châu Phi chiếm 34 trong số 54 quốc gia chậm phát triển nhất thế giới.
C. Tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới (52 tuổi so với mức 67 tuổi của thế giới).
D. Chiếm trên 60% số người nhiễm HIV/AIDS của thế giới.
Câu 3. Nhận xét đúng nhất về khu vực Mĩ La Tinh là
 A. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
 B. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít.
 C. nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
 D. nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh.
Câu 4. Các nước Mĩ La Tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do
 A. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
 B. duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài.
 C. các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở.
 D. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế- xã hội độc lập, tự chủ.
Câu 5. Nhận xét đúng nhất khi so sánh một số chỉ tiêu về dân số Châu Phi với thế giới vào năm 2005 là
 A. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô cao hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình thấp hơn.
 B. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô thấp hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình cao hơn.
 C. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên cao hơn và tuổi thọ trung bình thấp hơn.
 D. tỉ suất sinh thô thấp hơn, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên và tuổi thọ cao hơn.
Câu 6. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là
A. tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
B. tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, dịch vụ và tiền vốn.
C. tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
D. tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.
Câu 7. Khi sử dụng đồng tiền chung EU gặp khó khăn nào?
A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.
C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.
Câu 9. Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực
A. biên giới của EU. B. nằm giữa mỗi nước của EU.
C. nằm ngoài EU. D. không thuộc EU.
Câu 10. Cơ quan nào đưa ra những quyết định cơ bản của EU?
A. Nghị viện châu Âu.
B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Hội đồng châu Âu.
D. Ủy ban liên minh châu Âu.
4. Vận dụng cao (5 câu)
Câu 1. Cho bảng số liệu
Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2014
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Số dân (triệu người)
508,6
328,6
127,1
GDP (tỉ USD)
18495
15848
4596
Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (%)
41,5
14,5
18,6
Tỉ trọng xuất khẩu của thế giới (%)
32,8
10,8
4,8
Với bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân, GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là
A. biểu đồ đường. B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ cột ghép. D. biểu đồ miền.
Câu 2. Cho bảng số liệu
Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2014
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Số dân (triệu người)
508,6
328,6
127,1
GDP (tỉ USD)
18495
15848
4596
Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (%)
41,5
14,5
18,6
Tỉ trọng xuất khẩu của thế giới (%)
32,8
10,8
4,8
Với bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn (3 vòng tròn).
C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014
(Đơn vị: %)
 Chỉ số
Các nước, khu vực
GDP
Số dân
EU
23,7
7,3
Hoa Kì
22,2
4,2
Nhật Bản
5,9
1,7
Trung Quốc
13,7
18,8
Ấn Độ
2,6
17,8
Các nước còn lại
31,9
50,2
Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A. EU là trung tâm kinh tế lướn hàng đầu thế giới, vượt Hoa Kì, Nhật Bản.
B. Tỉ trọng GDP của EU so với các nước ngày càng tăng.
C. Tỉ trọng số dân của EU so với các nước ngày càng tăng.
D. So với các nước, tỉ trọng GDP của EU lớn là do có số dân đông.
Câu 4. Cho bảng số liệu
Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2014
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Số dân (triệu người)
508,6
328,6
127,1
GDP (tỉ USD)
18495
15848
4596
Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (%)
41,5
14,5
18,6
Tỉ trọng xuất khẩu của thế giới (%)
32,8
10,8
4,8
Nhận xét nào sau đây chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?
A. Số dân lớn gấp 1,6 lần Hoa Kì.
B. GDP vượt Hoa Kì và chiếm tới 32,8% trong giá trị xuất khẩu thế giới.
C. Số dân đạt 508,6 triệu người.
D. Số dân gấp 4,0 lần Nhật Bản.
Câu 5: Giải pháp nào không phải để cải thiện tình hình kinh tế các nước ở Mĩ La Tinh?
A. Thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài.
B. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế.
C. Phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_dia_li_11_co_dap_an.docx