Chuyên đề: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài thơ “Bánh trôi nước”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh chỉ ra được được vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất son sắt, thủy chung và thân phận chìm nổi của người phụ nữ thời phong kiến.
- Bước đầu phân tích được nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương: mộc mạc, hàm súc, đa nghĩa.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm văn học cùng chủ đề, cùng tác giả.
3. Thái độ:
- Trân trọng vẻ đẹp, cảm thương với số phận người phụ nữ thời phong kiến nói riêng và người phụ nữ nói chung.
4. Hình thành và phát triển năng lực (NL): NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp TV, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo.
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài thơ “Bánh trôi nước”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài thơ “Bánh trôi nước”
CHUYÊN ĐỀ: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI XƯA QUA BÀI THƠ “BÁNH TRÔI NƯỚC” I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh chỉ ra được được vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất son sắt, thủy chung và thân phận chìm nổi của người phụ nữ thời phong kiến. - Bước đầu phân tích được nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương: mộc mạc, hàm súc, đa nghĩa. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm văn học cùng chủ đề, cùng tác giả. 3. Thái độ: - Trân trọng vẻ đẹp, cảm thương với số phận người phụ nữ thời phong kiến nói riêng và người phụ nữ nói chung. 4. Hình thành và phát triển năng lực (NL): NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp TV, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, SGV, soạn bài. - Hướng dẫn học sinh soạn bài. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ... 2. Học sinh * Cá nhân: - Soạn bài. - Sưu tầm các câu hát, câu thơ, câu văn, ca dao... nói về người phụ nữ trong xã hội xưa. * Nhóm: - Nhóm 1,2: Trình bày hiểu biết về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Bánh trôi nước + Phương pháp: thuyết trình + Phương tiện: bảng phụ, tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương - Nhóm 3, 4, 5, : Báo cáo hoạt động làm bánh trôi nước qua video + Phương pháp: thuyết trình + Phương tiện: trình chiếu power point - Nhóm 6, 7, 8: Giới thiệu về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại. Liên hệ thế hệ trẻ cần làm gì để phát huy nét đẹp. + Phương pháp: thuyết trình, tiểu phẩm + Phương tiện: trình chiếu power point III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Dạy học theo dự án Dạy học theo góc Vấn đáp, thuyết trình Nêu và giải quyết vấn đề Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút) 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi, tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài học mới. Phương pháp: Vấn đáp - GV tổ chức trò chơi nhanh tai, nhanh miệng: Gọi nhanh tên HS nào thì HS đó đọc 1 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “ Thân em” - 3 - 4 HS đọc nhanh Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Học sinh chỉ ra được được vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất son sắt, thủy chung và thân phận chìm nổi của người phụ nữ thời phong kiến. - Bước đầu phân tích được nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương. Phương pháp: BT dự án, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm... - GV dẫn dắt tìm hiểu tác giả, tác phẩm: *Góc nghiên cứu: BT dự án số 1 - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo nhóm Nhóm 2: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Bánh trôi nước” + Phương pháp: thuyết trình + Phương tiện: bảng phụ, tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương + Thời gian: 2 phút - GV nhận xét, chiếu chân dung, tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương - GV chiếu slide văn bản bài thơ, đọc mẫu và gọi HS đọc - GV nhận xét phần đọc bài của HS -> Mở rộng: thơ vịnh vật, bắt gặp khá nhiều trong thơ HXH GV chuyển ý sang phần 2 Góc trải nghiệm Bài tập dự án: Dựa vào bài thơ và hiểu biết của em, hãy giới thiệu về chiếc bánh trôi nước (gợi ý: màu sắc, hình dáng, quy trình làm bánh....) GV lựa chọn nhóm làm chất lượng giới thiệu trên lớp Nhóm 5: Báo cáo hoạt động làm bánh trôi nước qua video ? Nhận xét gì về phần báo cáo của 2 nhóm? ? Chúng ta thường làm bánh trôi vào dịp nào? Mở rộng: Bánh trôi trong đời sống ? Bánh trôi trong đời sống là vậy, còn bánh trôi qua ngòi bút của nữ sĩ HXH thì sao? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của nhà thơ? - Nhóm 2 trình bày. Cả lớp lắng nghe và bổ sung HS đọc văn bản Hs giới thiệu Hs khác lắng nghe - Nhóm 5 báo cáo bằng video - Hs khác quan sát I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả Hồ Xuân Hương 2. Bài thơ “Bánh trôi nước” a. Đọc b. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt II. Đọc – tìm hiểu chi tiết 1. Hình ảnh cái bánh trôi nước - Hình thức: màu trắng, hình tròn. - Luộc bánh: Khi sống – bánh chìm; khi chín – bánh nổi. - Làm bánh: “rắn” hay “nát” tùy tùy kinh nghiệm của người làm . - Thành phẩm: bánh chín nhân đường bên trong còn nguyên, ngon ngọt, nâu đỏ -> Sử dụng hàng loạt tính từ -> Cách miêu tả cụ thể chính xác -> Lòng yêu mếm, tự hào bản sắc văn hóa Việt. ? Ngay từ phần đầu tiết học, cô đã giới thiệu về đặc điểm của thơ vịnh vật. Vậy đằng sau việc miêu tả chiếc bánh trôi, HXH đã ký thác tâm tình gì? -> GV chốt và nêu vấn đề thảo luận Góc trao đổi - Thảo luận nhóm + Số lượng nhóm: 6 hs + Thời gian 5 phút - Câu hỏi: Thông qua từ ngữ, hình ảnh thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Mượn hình ảnh bánh trôi nước, bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.” HS trả lời - HS làm cá nhân 2 phút - Thảo luận nhóm 3-4 phút - Hs đại diện nhóm trình bày, hs khác lắng nghe, ghi bài 2. Hình ảnh người phụ nữ: a. Vẻ đẹp b. Thân phận GV chốt lại kiến thức GV cho HS làm Phiếu Bài tập cá nhân để rút ra kiến thức nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lắng nghe Quan sát, ghi bài III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật -Kết cấu chặt chẽ, độc đáo. -Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. -Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. 2. Nội dung: -Vẻ đẹp, phong cách cao quý của người phụ nữ trong xã hội xưa với cuộc sống chìm nổi, bấp bênh. -Phản kháng, tố cáo xã hội. - Cảm thông sâu sắc Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập Mục tiêu: HS làm bài tập cá nhân- nhóm để nắm vững kiến thức bài học Phương pháp: Trình bày cá nhân, thuyết trình nhóm Góc nghiên cứu: BT dự án số 2 ? Từ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, em có những cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa trong các tác phẩm văn học và trong lịch sử dựng nước? Nhóm 6: Báo cáo + Phương pháp: thuyết trình + Phương tiện: tranh ảnh, phim tư liệu + Thời gian: 3 phút GV nhận xét và liên hệ với Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay. HS trình bày phần nghiên cứu, sưu tầm của nhóm mình IV. Luyện tập Bài tập: BT dự án số 2 Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: Liên hệ thực tế với chính bản thân học sinh. Phương pháp: thuyết trình cá nhân ? Sau khi tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước, em nhận thấy mình cần làm gì để phát huy được vẻ đẹp và ngày càng hoàn thiện hơn. GV nhận xét và chốt lại. Hs trả lời cá nhân Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng Mục tiêu: Liên hệ với các văn bản khác cùng chủ đề, cùng nghệ thuật Phương pháp: tìm tòi, sưu tầm GV yêu cầu HS tìm thêm: 1. Các câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “ thân em „ 2. Tìm các văn bản thơ văn cũng mang tính đa nghĩa V. Dặn dò 1. Học thuộc lòng bài thơ. 2. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ. 3. Soạn bài "Qua đèo Ngang". Tìm tòi tại nhà Lắng nghe và ghi chép Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- chuyen_de_ve_dep_cua_nguoi_phu_nu_viet_nam_thoi_xua_qua_bai.docx