Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Ngữ văn 7
2. TỤC NGỮ :
Khái niệm tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Ngữ văn 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 – NGỮ VĂN 7 Cô Hường: 0915243019 1. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH Văn bản Tác giả Xuất xứ PTBĐ Gía trị nội dung Giá trị nghệ thuật Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Trích “ Báo cáo chính trị” (1951) Nghị luận - Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Ý nghĩa : Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới đề bảo vệ đất nước. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu phong phú, vừa cụ thể, vừa khái quát. - Hình ảnh so sánh sinh động dễ hiểu. Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Trích “ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách dân tộc,lương tâm của thời đại” Nghị luận Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp. - Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng - Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục - Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Trích “Bình luận văn chương” Nghị luận khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. Giàu hình ảnh độc đáo - Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc 2. TỤC NGỮ : Khái niệm tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Văn bản Ý nghĩa, Giá trị Văn bản Ý nghĩa, Giá trị Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Giá trị: Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào thời điểm khác nhau trong 1 năm Tục ngữ về con người và xã hội Một mặt người bằng mười mặt của thái độ coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Khẳng định chân lí về sức mạnh của đoàn kết. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa Nhận xét về cách dự đoán nắng, mưa dựa trên cơ sở xem sao trên trời. Từ đó góp phần sắp xếp công việc hợp lí. Đói cho sạch, rách cho thơm => Giá trị: giáo dục con người phải có lòng tự trọng, giữ gìn nhân cách, phẩm giá trọng mọi hoàn cảnh, tình huống. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ Giá trị: Biết nhìn nhận thời tiết, có ý thức chủ động, giữ gìn nhà cửa, hoa Không thầy đố mày làm nên Giáo dục: Phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học Nhất thì, nhì thục Ý nghĩa: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, sự chăm bón thuần thuộc của con người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Vận dụng trong hoàn cảnh: Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà cha mẹ; của học trò đối với thầy cô; của nhân dân đối với những người anh hùng, liệt sĩ 3. VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI Tác giả PTBĐ Thể loại Tóm tắt Gía trị nội dung Gía trị nghệ thuật Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn Tự sự Truyện ngắn Truyện xảy ra ở Bắc Bộ, gần một giờ đêm, nước song Nhị Hà lên cao, khúc đê tại làng X, phủ X đang phải đối mặt với nguy cơ bị vỡ. Họ đang cố gắng hết sức để cứu con đê, bảo toàn tính mạng và cuộc sống của mình. Trong khi ấy trong đình cao mà vững chãi, người có trách nhiệm hộ đê là qua phủ và các chức sắc đang ăn chơi, hưởng lạc, say mê ván bài tổ tôm, lãng quên đám con dân đang cực khổ trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Và đúng lúc quan sung sướng vì ù ván bài to nhất cũng là lúc đê vỡ, dân chúng lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, xiết bao thảm sầu. “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên -Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo - Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc - Miêu tả nhân vật sắc nét 4. VĂN BẢN NHẬT DỤNG Tác giả Xuất xứ PTBĐ Thể loại Gía trị nội dung Giá trị nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương Hà Ánh Minh in trên báo “Người Hà Nội” Miêu tả + Biểu cảm + thuyết minh Bút ký. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận, nghệ thuật miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm PHẦN 2: TIẾNG VIỆT Khái niệm Ví dụ Lưu ý khi dùng Câu rút gọn Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau: + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). -Bao giờ cậu đi Hà Nội? -Ngày mai. (câu đặc biệt Câu rút gọn là câu ta có thể khôi phục được các thành phần câu đã bị rút gọn. VD: Khôi phục > Ngày mai tớ đi Hà Nội. Câu đặc biệt Là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Thường dung để: +Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. + Bộc lộ cảm xúc + Gọi đáp. -Trời ơi! Cô giáo tái mặt nước mắt giàn giụa>> Trời ơi! >Là câu đặc biệt, Câu đặc biệt không thể khôi phục các thành phần của câu đó. VD: trời ơi > Trời ơi Thêm trạng ngữ cho câu -Về ý nghiã, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. -Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết -Công dụng: +xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác. + Nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. Vd: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp, Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động -Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) -Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) -Việc chuyển đổi giúp liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. -Có 2 cách chuyển đổi: + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị” hay “được” vào sau từ (cụm từ) ấy. + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. Vd: Mọi người yêu mến em. (Câu chủ động) >Em được mọi người yêu mến (Câu bị động) Không phải câu nào có các từ “bị” hay “được” cũng là câu bị động Vd: Xe bị hỏng -Em bị đói. - Nó được đi bơi Vì những câu này không có chủ thể thực hiện hành động hướng vào đối tượng. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu -Khi nói hoặc viết, có thể dung những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C-V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. - Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đề có thể được cấu tạo bằng cụm C-V. VD: Cái bàn này/ chân bị gãy >.cụm C-V: Chân (Chủ ngữ) - bị gãy (Vị ngữ) Liệt kê -Là sắp xếp, nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thức tế hay của tư tưởng, tình cảm. -Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. -Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tang tiến. Vd: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Dấu chấm lửng -Dấu chấm lửng được dung để: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết +Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng +Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. -Dấu chấm lửng: Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi! Dấu chấm phẩy -Dấu chấm phẩy được dung để: +Đánh dấu danh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp + Đánh dấu ranh giưới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. -Dấu chấm phẩy: Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút một, thong thả và ngẫm nghĩ. Dấu gạch ngang -Công dụng: +Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu +Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê -Nối các từ nằm trong một liền danh. Vd: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt. CHÚ Ý: Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: + Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dung để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. ( ra-đi-ô) +Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang(va-ren) PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN Câu trích dẫn Câu tục ngữ, câu danh ngôn, câu thơ, câu văn Có ý nghĩa Luận điểm Nội dung, yêu cầu của đề ( ý nghãi của câu trích dẫn) Rõ ràng Luận cứ Là cơ sở hình thành lên luận điểm, làm sáng rõ cho luận điểm Thuyết phục Lí lẽ Là suy nghĩ, lời nói của bản thân người viết để làm sáng rõ luận cứ đã đưa ra trước đó Đúng sự thật, đúng với những chân lý Dẫn chứng Là một người, nhiều người, là vật, nhiều vật, là hành động, là lời nói, là ...v.v. Có thật, tiêu biểu
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_ngu_van_7.docx