Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mễ Trì

1. Địa lí dân cư:

- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

- Dân số và gia tăng dân số

- Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

- Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống

2. Địa lí kinh tế:

- Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

- Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

 

docx 6 trang quyettran 13/07/2022 23660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mễ Trì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mễ Trì

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mễ Trì
 TRƯỜNG THCS MỄ TRÌ
TỔ SINH – HÓA – ĐỊA
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
NĂM HỌC 2021- 2022
MÔN: ĐỊA LÍ 9
PHẦN A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
1. Địa lí dân cư:
- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Dân số và gia tăng dân số
- Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
- Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống
2. Địa lí kinh tế:
- Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
PHẦN B. CÂU HỎI ÔN TẬP. 
I. TỰ LUẬN. (làm vào vở đề cương)
Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta qua các năm (đơn vị: ‰) 
 Năm 
Tỉ suất
1979
1989
1999
2009
2015
2019
Tỉ suất sinh
32,5
29,9
19,9
17,6
16,2
16,3
Tỉ suất tử
7,2
8,4
5,6
6,8
6,8
6,3
1.Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979 – 2019.
2.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, tỉ suất sinh, tỉ suất tử của dân số nước ta giai đoạn 1079-2019
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Số khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện, năm 2010 và năm 2018
(Đơn vị: Nghìn lượt người)
	 Năm 
Loại hình
2010
2018
Đường hàng không
4061,7
12485,0
Đường thủy
50,5
215,3
Đường bộ
937,6
2797,5
Tổng số
5049,8
15497,8
(Nguồn: Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê 2019)
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu số khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện, năm 2010 và năm 2018.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Mật độ dân số của nước ta giai đoạn 1989 – 2017 (Đơn vị: người/km2)
Năm
Các vùng
1989
2000
2010
2017
Cả nước
195
234
262
283
Trung du và miền núi Bắc Bộ
103
110
121
132
- Tây Bắc
61
74
83
- Đông Bắc
139
149
161
Đồng bằng sông Hồng
784
1138
1249
1333
Bắc Trung Bộ
167
195
196
208
Duyên hải Nam Trung Bộ
148
184
199
209
Tây Nguyên
45
77
95
106
Đông Nam Bộ
333
449
613
711
Đồng bằng sông Cửu Long
359
401
425
435
Hãy nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
II.TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 16, trong số 54 dân tộc ở nước ta, dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất?
A.Dân tộc Kinh. B.Dân tộc Tày. D.Dân tộc Thái. D.Dân tộc Mường.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 16, địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người là
A.đồng bằng và hải đảo. B.miền núi và trung du. C.đồng bằng châu thổ. D.trung du và duyên hải.
Câu 3: Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có xu hướng
A. ổn định. B. thu hẹp. C. trẻ hoá. D. già đi 
Câu 4: Hiện tượng dân số tăng nhanh trong thời gian ngắn vào những năm 50 thế kỉ XX ở nước ta gọi là
A. suy giảm dân số. B. bong bóng dân số. C. bùng nổ dân số D. già hoá dân số.
Câu 5: So với nhiều nước trên thế giới, nước ta có trình độ đô thị hóa ở mức
A. cao. B. thấp. C. rất thấp. D. trung bình.
Câu 6: Trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm khoảng
A. 3 triệu người. B. 2 triệu người. C. 4 triệu người. D. 1 triệu người.
Câu 7: Hiện nay, nguồn lao động nước ta hoạt động chủ yếu trong khu vực kinh tế nào?
A. Dịch vụ. B. Công nghiệp – xây dựng. 
C. Hoạt động đều ở cả 3 khu vực kinh tế. D. Nông lâm ngư nghiệp. 
Câu 8. Nhân tố tự nhiên được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là tài nguyên:
A. Đất. B. Khí hậu. C. Nước. D. Sinh vật.
Câu 9. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:	
A. Phù sa	B. mùn núi cao C. feralit	D. đất cát ven biển.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
C. Kinh tế cá thể được thùa nhận và ngày càng phát triển.
D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Câu 11. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng? 
A.Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
B.Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ. 
C.Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
D.Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
Câu 12. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
B.Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.
Câu 13. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là:
A. Cây lương thực B. Cây hoa màu C. Cây công nghiệp D. Cây ăn quả và rau đậu 
Câu 14. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại:
A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng khoanh nuôi. D. Rừng sản xuất.
Câu 15. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là:
A. Tạo sự đa dạng sinh học. B. Điều hoà nguồn nước, hạn chế lũ của các sông.
C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.
Câu 16. Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 17.Dựa vào Atalat địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là:
A.Ninh Thuận,Bình Thuận,Long An,Quảng Ninh. B.Bà Rịa-Vũng Tàu,Bình Thuận,Cà Mau.
C.Kiên Giang,Cà Mau,Hậu Giang,Ninh Thuận. D.Kiên Giang,Cà Mau,Bà Rịa-Vũng Tàu,Bình Thuận.
Câu 18. Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là:
A. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao	 B. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn	 D. Vị trí địa lí thuận lợi.
Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng về các dân tộc ở nước ta?
A.Các dân tộc cùng chung sống, gắn bó và đoàn kết bên nhau.
B.Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, kinh nghiệm sản xuất riêng.
C.Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc còn chênh lệch.
D. Mức sống và trình độ dân trí của các dân tộc ít người đã ở mức cao. 
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
A. Mật độ dân số cao. B. Mật độ dân số tăng. C. Thưa thớt ở đồng bằng. D. Đông đúc ở thành thị.
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải biểu hiện của quá trình đô thị hóa?
A. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp. B. Mở rộng các thành phố.
C. Số dân thành thị tăng. D. Sự lan tỏa lối sống thành thị về vùng nông thôn.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động của nước ta?
A. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Thể lực tốt, trình độ chuyên môn cao. D. Có nhiều kinh nghiệp trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Câu 23: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước ta giảm song quy mô dân số nước vẫn ngày càng tăng là
A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn ở mức cao. B. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ. 
C. số người nhập cư vào nước ta lớn. D. tuổi thọ trung bình của dân số tăng lên.
Câu 24. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:
A. nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ. B. nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
C. nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.
D. tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.
Câu 25. Ý nào sau đây không đúng với tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua?
A. Năng suất lúa tăng mạnh. B. Không đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước. 
C. Sản lượng lúa tăng mạnh D. Thâm canh đưa vào sử dụng đại trà các giống mới.
Câu 26. Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là:
A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển.
B. Ít có nhiều đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.
C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp. D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi đã được cải thiện nhiều.
Câu 27. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản là nhờ có:
A. Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. B. Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. 
C. Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt. D. Phương tiện đánh bắt hiện đại
Câu 28. Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do:
A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. B. Tăng người lao động có tay nghề.
C. Tăng cường đánh bắt xa bờ. D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dụng cụ bắt cá.
Câu 29. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A. Địa hình B. Khí hậu C. Vị trí địa lý D. Khoáng sản
Câu 30. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp :
A.Nguồn lao động. B.Cơ sở hạ tầng. C.Chính sách, thị trường. D.Nguồn tài nguyên khoáng sản
Câu 31. Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào của nước ta?
A. Đàn trâu. B. Đàn lợn. C. Đàn bò. D. Đàn gà, vịt.
Câu 32. Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:
A. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn B. Nước ta có những bãi triều, đầm phá
C. Có nhiều đảo, vũng, vịnh D. Có nhiều sông, hồ, suối, ao,
Câu 33: Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019 dân số nước ta là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người, tỉ lệ nữ trong dân số cả nước là
A. 52,0%. B. 49,8%. C. 48,8%. D. 50,2% 
Câu 34: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017
Năm
2000
2010
2014
2017
Số dân thành thị (triệu người)
18,8
26,5
30,0
32,8
Tỉ lệ dân thành thị (%)
24,2
30,1
33,1
35,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển số dân thành thị của nước ta, giai đoạn 2000 - 2017?
A. Số dân thành thị tăng chậm hơn tỉ lệ dân thành thị. 
B. Số dân thành thị tăng dẫn tới tỉ lệ dân thành thị tăng.
C. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng. 
D. Số dân thành thị tăng nhanh hơn tỉ lệ dân thành thị.
Câu 35. Cho bảng số liệu:
Tổng số dân, dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta giai đoạn 2005 – 2015 (Đơn vị: Triệu người)
Năm
2005
2010
2012
2015
Tổng số dân, trong đó:
82 , 4
86 , 9
88 , 8
91 , 7
Số dân  thành thị
22 , 3
26 , 5
28 , 3
31 , 1
Số dân  nông thôn
60 , 1
60 , 4
60 , 5
60 , 6
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi dân số nước ta qua các năm?
A. Số dân thành thị thấp hơn số dân nông thôn. B. Số dân thành thị tăng chậm hơn số dân nông thôn.
C. Số dân nông thôn tăng ít hơn số dân thành thị. D. Tổng số dân nước ta tăng nhanh và liên tục.
Câu 36: Cho bảng số liệu:
Số lượng và cơ cấu sử dụng lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2005 và năm 2016
Năm
Tổng số lao động
(triệu người)
Cơ cấu (%)
Nông lâm ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
2005
42,8
55,1
18,2
26,7
2016
53,3
41,9
24,7
33,4
Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2005 và năm 2016, biểu đồ thích hợp nhất là
A.Tròn B. Miền C. Cột D. Đường 
Câu 37: Cho biểu đồ sau:
Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm ở nước ta, giai đoạn 2012 – 2017
Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm ở nước ta giai đoạn 2012 – 2017?
A.Tỉ lệ thất nghiệp luôn cao hơn tỉ lệ thiếu việc làm. B.Tỉ lệ thiếu việc làm luôn thấp hơn tỉ lệ thất nghiệp.
C.Tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh và liên tục. D.Tỉ lệ thiếu việc làm giảm nhanh và liên tục.
Câu 38: Cho bảng số liệu:
Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta (Đơn vị : nghìn ha)
Năm
2010
2015
2016
2017
Cây công nghiệp hàng năm
797 , 6
676 , 8
633 , 2
611 , 5
Cây công nghiệp lâu năm
2010 , 5
2154 , 5
2345 , 7
2383 ,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta giai đoạn 2010 – 2017 là biểu đồ
A. kết hợp. B. cột nhóm. C. tròn. D. miền.
Câu 39: Cho biểu đồ về tình hình sản xuất lúa của ĐBSH và ĐBSCL qua các năm:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A.Diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Giá trị sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 40: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm (Đơn vị: nghìn tấn) 
Năm
2000
2005
2010
2015
2017
Tổng số
2250, 9
3466, 8
5142, 7
6582, 1
7225
Khai thác
1660, 9
1987, 9
2414, 4
3049, 9
3389, 3
Nuôi trồng
590,0
1478, 9
2728, 3
3532, 2
3835, 7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về sự thay đổi sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn trên?
A. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác. B. Tỉ trọng ngành khai thác luôn cao hơn nuôi trồng.
C. Tỉ trọng ngành nuôi trồng tăng, khai thác giảm. D. Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh và tăng liên tục.
Câu 41: Cho vào bảng số liệu:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2000 - 2015
Năm
Than (triệu tấn)
Dầu thô (triệu tấn)
Điện (tỉ k w h)
2000
11,6
16,3
26,7
2005
34,1
18,5
52,1
2007
42,5
15,9
58,5
​2015
41,5
18,7
157,9
(Nguồn: Số liệu thống kê, Tổng cục thống kê Việt Nam)
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000-2015 là biểu đồ
 A. miền. B. đường. C. kết hợp. D. cột. 
Câu 42. Cho biểu đồ
Hãy cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta.
B. Sự chuyển biến giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.
C. Quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động.
Câu 43: Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích và sản lượng lúa của cả nước, giai đoạn 2010 - 2017?
A.Diện tích lúa không ngừng tăng. B.Diện tích và sản lượng lúa đều giảm.
C.Diện tích và sản lượng lúa đều tăng. D. Sản lượng lúa liên tục tăng.
Câu 44. Cho biểu đồ về tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2017:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta qua các năm.
B. Diện tích trồng cây CN lâu năm và hàng năm ở nước ta qua các năm.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp ở nước ta qua các năm.
D. Sản lượng của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta qua các năm.
Câu 45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng (năm 2007)?
A. Quảng Ninh. B. Thái Bình. C. Hải Phòng. D. Nam Định.
Câu 46. Dân số đông và tăng nhanh ở nước ta không gây khó khăn cho vấn đề xã hội nào sau đây?
A. Bảo vệ môi trường. B. Phát triển giáo dục. C. Nâng cao mức sống. D. Giải quyết việc làm.
Câu 47. Lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Công nghiệp chế biến phát triển, lao động có kĩ thuật. B. Chính sách phát triển, nguồn thức ăn phong phú.
C. Nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng khá tốt. D. Nguồn thức ăn dồi dào, nhu cầu thị trường lớn.
Câu 48. Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành trồng lúa ở nước ta?
A. Cơ cấu mùa vụ đang thay đổi. B. Được trồng trên khắp cả nước 
C. Sản lượng lúa ngày càng tăng. D. Năng suất lúa thấp và giảm.
Câu 49. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh của nguồn lao động nước ta?
A. Người lao động cần cù, kinh nghiệm sản xuất phong phú.
B. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng tăng.
C. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
D. Có tác phong công nghiệp và tính kỉ luật lao động cao.
Câu 50. Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta hiện nay là 
A. 5 vùng. B. 7 vùng. C. 3 vùng. D. 4 vùng.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_1_mon_dia_li_9_nam_hoc_2021.docx