Đề cương ôn tập và kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

I. Đọc hiểu văn bản: ( 3 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

 “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào.”.”.

 (Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: (1 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.

 

docx 6 trang phuongnguyen 22/07/2022 26040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập và kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập và kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

Đề cương ôn tập và kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022
Tuần 9 Tiết 34 Ngày soạn: ....../....../............
 Ngày dạy: ...../...../.............
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 8
Phần I: Văn bản 
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản: 
Tôi đi học – Thanh Tịnh Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng 
Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố Lão Hạc – Nam Cao 
Phần II: Tiếng Việt 
Nhận diện và thực hành: Trường từ vựng 
Từ tượng hình, tượng thanh -Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
Trợ từ, thán từ -Tình thái từ 
Phần III: Tập làm văn 
- Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 
VD: Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em. 
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 
Phần I: Văn bản 
Tôi đi học – Thanh Tịnh 
+ Giá trị nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. 
+ Giá trị nghệ thuật: 
Phối hợp tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm. 
Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. 
Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “tôi”. 
Giọng điệu trữ tình trong sáng. 
Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng 
+ Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục phong kiến. 
+ Giá trị nghệ thuật: 
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân vật. 
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc, giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật. 
Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố 
+ Giá trị nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. 
+ Giá trị nghệ thuật: 
Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao. 
Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật. 
Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. 
+ Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Tuy rằng sự chống cự của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối trở nên sáng hơn nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. 
Lão Hạc – Nam Cao + Giá trị nội dung: 
Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. 
Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao. 
+ Giá trị nghệ thuật: 
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc. 
Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc. 
Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao. 
Phần II: Tiếng Việt 
Nhận diện và thực hành: 
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. 
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. 
VD: Giáo dục: 
+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn 
+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu 
2. Trường từ vựng 
- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
VD: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón 
3. Từ tượng hình, tượng thanh 
Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: gập ghềnh. 
Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. VD: ầm ầm. 
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. VD: cha, ba, bố, 
Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: trẫm, khanh, 
5. Trợ từ, thán từ 
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, chính, đích, ngay 
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính: 
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi 
+ Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ 
6. Tình thái từ 
Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. 
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý: 
+ Tình thái từ nghi vấn. + Tình thái từ cầu khiến. 
+ Tình thán từ cảm thán. + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. 
Phần III: Tập làm văn 
- Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 
VD: Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em. 
DÀN Ý
Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh khiến em nhớ về kỉ niệm mà em nhớ mãi không quên. 
Thân bài: 
Kỉ niệm đó xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu? Cùng với ai? 
Kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc). 
Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Thái độ, hành động, cuộc sống của em thay đổi ra sao? 
Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân vật chính của sự kiện ra sao? 
C. Kết bài: 
Thời gian trôi qua, những suy nghĩ, cảm nhận của em ở hiện tại về kỉ niệm đó. 
Mỗi khi nghĩ về kỉ niệm đó em có cảm xúc gì đặc biệt. 
***********************************************
Tuần 9, Tiết 35,36 Ngày soạn: ...../....../............
 Ngày dạy:..../...../............ 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2021-2022
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ I.
2. Kĩ năng và năng lực:
- Đọc - hiểu văn bản.
- Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn tự sự).
- Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS.
3. Thái độ:
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Trân trọng những giá trị văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
- Trân trọng những giá trị sống tốt đẹp.
II. Hình thức: Tự luận
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
	TỔ XÃ HỘI
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Mức độ
NĂNG LỰC ĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản tự sự.
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.
Từ ngữ dùng để miêu tả
Hiểu nội dung đoạn trích
-Xác định phương thức biểu đạt.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
2
2
20%
3
3
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu
Viết 1 đoạn văn nghị luận
Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1
1
10%
2
2
20%
1
2
20%
1
5
50%
5
10
100%
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
NĂM HỌC 2021-2022
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I. Đọc hiểu văn bản: ( 3 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
  “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.
 (Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1: (1 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3: (1 điểm) Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội” của lão Hạc.
II. Tạo lập văn bản: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc?
Câu 2: (5 điểm) Kể về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi.
------ HẾT ------
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc - hiểu
1
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
(Mỗi phương thức cho 0,25 điểm)
1,0
2
Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo.
1,0
3
Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên;
Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.
1,0
II.Phần Tạo lập văn bản
1.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:
- Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. 
- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.
=> Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão.
d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
(Trong khoảng 10 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm).
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 
0,5
b. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Giới thiệu kỷ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi.
– Thời gian, không gian diễn ra kỷ niệm.
– Những chi tiết, diễn biến xung quanh kỷ niệm đó.
– Kỷ niệm đó mang lại cho em suy nghĩ gì?
– Kỷ niệm của em có phải là hồi ức đẹp không?
– Những suy nghĩ hiện tại của em về kỷ niệm.
4.0
c. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,5
. Chuyên môn Tổ phó IaDreh ngày ..... tháng ... năm 2021
 Giáo viên ra để

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_va_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.docx