Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Câu nghi vấn (Tiếp theo)

Tiết 79: CÂU NGHI VẤN (TT)

Hoạt động khởi động:

GV:Chúng ta vừa nghe những giai điệu ngọt ngào của bài hát Quê hương. Đây là bài hát được phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân

? Đọc hai khổ thơ và cho biết có những câu nghi vấn nào?

? Vì sao e xác định được đó là câu nghi vấn?

- Có từ để hỏi + dấu câu ?

? Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?

Hoạt động hình thành kiến thức:

Tiết 79

 Tiếng việt: CÂU NGHI VẤN

I.Những chức năng khác :

 1. Ví dụ: sgk trang 20 + 21.

Hs trình bày theo các yêu cầu sau:- Hãy chỉ ra câu nghi vấn

 - Dấu hiệu nhận biết

- Chức năng?

Hs đọc vd1

? Đây là kiểu câu nào chúng ta đã học? ?( Vì sao e xác định được? – từ để hỏi và dấu câu)

? câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Cầu khiến

 

docx 6 trang phuongnguyen 29/07/2022 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Câu nghi vấn (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Câu nghi vấn (Tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Câu nghi vấn (Tiếp theo)
Tiết 79: CÂU NGHI VẤN (TT)
Hoạt động khởi động:
GV:Chúng ta vừa nghe những giai điệu ngọt ngào của bài hát Quê hương. Đây là bài hát được phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân
? Đọc hai khổ thơ và cho biết có những câu nghi vấn nào?
? Vì sao e xác định được đó là câu nghi vấn?
- Có từ để hỏi + dấu câu ?
? Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
Hoạt động hình thành kiến thức:
Tiết 79
 Tiếng việt: CÂU NGHI VẤN
I.Những chức năng khác :
 1. Ví dụ: sgk trang 20 + 21.
Hs trình bày theo các yêu cầu sau:- Hãy chỉ ra câu nghi vấn 
 - Dấu hiệu nhận biết
Chức năng?
Hs đọc vd1
? Đây là kiểu câu nào chúng ta đã học? ?( Vì sao e xác định được? – từ để hỏi và dấu câu)
? câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?
Cầu khiến
HS đọc vd 2
 ? Em Hãy chỉ ra dấu hiệu của câu nghi vấn9 từ để hỏi và dấu câu)
? Chọn chức năng đúng cho câu nghi vấn này?( Nói cách khác: các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?)
-Khẳng định( vẻ đẹp cuả văn chương)
Các câu nghi vấn trên không dùng để hỏi, mà là dùng để:
.......( bảng)
VD3 . Hs đọc
1.Cậu có thể cho tớ mượn quyển truyện được không?
Cầu khiến( đề nghị mượn q truyện)
2. Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
( Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
Khẳng định( vẻ đẹp cuả văn chương)
3.Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều phần bí mật?
Than ôi !Thời oanh liệt nay còn đâu?
( Nhớ rừng – Thế Lữ)
Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai nữa .
(Dế maen phiêu lưu kí)
Phủ định
Câu nghi vấn dùng để phủ định, biểu lộ tình cảm, cảm xúc ( nuối tiếc thời vàng son đã đi qua ko bao giờ trở lại . Giờ đây bị giam cầm tù túng thì quá khứ vàng son đó càng làm con hổ thêm đau đớn , xót xa. Nỗi đau đớn đó được kết thúc bằng một lời than u uất : ...
GV BÌNH
4. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
( Tức nước vỡ bờ - NTT)
Đe dọa ( lời nói của cai lệ)
6. Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy! 
( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên)
CNV này lại kết thúc bằng dấu !, lát nữa cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về dấu câu ở phần sau.
GV bình : Đây là lời con hổ trong vườn bách thú.
 ? Những câu nghi vấn này có yêu cầu người đối thoại phải trả lời.ko ?
 Không yêu cầu người đối thoại phải trả lời
? Qua pt các vd trên, em cho biết cnv ngoài chức năng chính để hỏi còn dùng để làm gì?
GV: Đó cũng chính là nội dung ghi nhớ 1 SGK
Hs đọc
GV: Cô sưu tầm được hai ví dụ sau:
1.Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy! 
2.Nhớ ai góc bể quê người 
Nhớ ai góc bể bên trời bơ vơ . Bộc lộ tình cảm
 (Tản Đà)
.3. Và rồi con thấy điều gì xẩy ra  Bộc lộ tình cảm
 (Buổi học cuối cùng- An-phông-xơ Đô-đê)
)
?Đọc và xác định chưc năng
 ? Em hãy nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn ko dùng để hỏi trên? (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?) 
Có thể kết thúc bằng dấu : Chấm hỏi , chấm , chấm than, dấu ba chấm .
GV: Đó cũng chính là đặc điểm hình thức của câu nghi vấn ko dùng để hỏi. Và đây cũng là nội dung ghi nhớ 2 SGK
Hs đọc ghi nhớ 2
GV: Vậy , Kiến thức bài học hôm nay các con cần nhớ là : 
Trong thực tế giao tiếp, có trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi, mà dùng để: cầu khiến; khẳng định; phủ định; đe dọa; bộc lộ tình cảm, cảm xúc Những câu này không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Về dấu hiệu hình thức: Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi mà có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, hoặc dấu chấm phẩy.
HS đọc toàn bộ nội dung của phần ghi nhớ sgk trang 22.
* Ghi nhớ: sgk trang 22.
HS đọc ghi nhớ trong sgk?
? Hãy đặt câu nghi vấn ko dùng để hỏi theo các chức năng sau: (. Nhớ nói luôn cả dấu câu đã dùng.)
(cầu khiến, đe dọa, khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc)
GV:Trong giao tiếp thường ngày ta vẫn thường sd những câu nghi vấn ko dùng để hỏi. Các con đọc yêu cầu đề của bai tập 4-SGK/24
Bài tập 4:
Trong giao tiếp nhiều khi những câu nghi vấn như: “Anh ăn cơm chưa?”; “Cậu đọc sách đấy à?”; “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi, vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào?
* Đáp án:
- Trong nhiều trường hợp giao tiếp, những câu như vậy dùng để chào.
? Người nghe không nhất thiết phải trả lời ko? Nếu trả lời thì em có thể trả lời ntn?
- Người nghe không nhất thiết phải trả lời mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác : chào bạn
(có thể đáp lại cũng là một câu nghi vấn). – Còn cậu,-Cậu đi đâu đấy?
-Còn cậu đang làm gì đấy?
?- Người nói và người nghe có quan hệ ntn?
Người nói và người nghe có quan hệ rất thân mật.
Tình huống: Gặp bạn ở ngoài đường con có thể nói lời chào bạn ntn?
...
? Mối quan hệ của hai bạn ở đây ntn? - Mqh thân mật, ngang hàng
GV: Như vậy, cùng là lời chaò lúc đâu găp mặt, ta có thể chaò bằng lời chaò trưc tiếp ( chào cậu) nhưng cũng có thể sd cnv ko dùng để hỏi. Qua cách chào hỏi ta còn có thể biết được mqh giữa những người đối thoại.
Hoạt động thực hành
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1? Có mấy yêu cầu? (2)
? Tìm câu nghi vấn – tức là con phải dựa vào đâu để tìm ? ( Từ để hỏi và dấu câu)
-Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì? Tức là con phải tìm ch ức năng)
Tìm câu nghi vấn? ( Từ để hỏi và dấu câu)
Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?(ch ức năng)
: a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? 
® Câu nghi vấn dùng để biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng
GV: Đó là tâm trang đau xót ngỡ ngàng của nv ô Giáo trước sự đổi thay của lão Hạc: một con người lương thiện đến thánh thiện mà chẳng lẽ giờ đây vì hoàn cảnh xô đẩy cũng phải theo gót Binh Tư làm điều xấu để có ănà cảm xúc đau xót, thất vọng
+: c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
® Câu nghi vấn dùng với mục đích cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
+ d. Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?
® Câu nghi vấn để phủ định, bộc lộ cảm xúc.
5. Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Bộc lộ cảm xúc ( cảm xúc nuối tiếc, 
GV: Ngay trong một số câu nghi vấn ko dùng để hỏi đã có hàm ý trả lời.. Đặc biệt trong văn chương, để bộc lộ cảm xúc , các tg thường sd những câu nghi vấn ko cần trả lời . Những câu nghi vấn đó được gọi là những câu hỏi tu từ. Khi câu hỏi tu từ xuất hiện , giọng văn biến đổi tạo ra rung động nghệ thuật, những trường liên tưởng mới được mở ra
Bài tập 2: Nhóm ( gv phát giấy – dán lên bảng – nx – sửa chữa)
? Đọc và nêu yêu cầu của đề?
Đề bài có những yêu cầu nào?
Tìm câu nghi cấn và đặc điểm hình thức của nó?
Những câu nghi vấn ấy dùng để làm gì?
Câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó>
* Lời giải: 
Có những câu nghi vấn sau: Câu tương đương
a. Sao cụ lo xa quá thế?, Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?, Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
® Cả 3 câu đều là câu nghi vấn phủ định.
- Cụ không phải lo xa quá thế.
- Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
- Ăn hết thì lúc chết không có tiền mà lo liệu.
b. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?
® Câu nghi vấn bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
Không chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò
c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
® Câu nghi vấn dùng để khẳng định.
Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử
d. Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? (Lưu ý: Trong câu d 69+có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán: từ "ôi" nhưng đó vẫn là câu nghi vấn).
® Câu nghi vấn dùng để hỏi (cả 2 câu đều dùng để hỏi).--> 
Ko chuyển được sang câu tương đương 
GV: ® Câu nghi vấn dùng để hỏi (cả 2 câu đều dùng để hỏi).--> Ko chuyển được sang câu tương đương 
Hoạt động ứng dụng:
:1Gv đưa hả, hs đặt câu- nêu chức năng--- trò chơi tiếp sức 
2.Trò chơi rung chuong vàng để tổng kết. 
3.Vẽ sơ đồ tư duy để tổng kết k thức
Gv mở cho hs nghe 1 đoạn bài hát:
	Lắng nghe mùa xuân về - Bằng Kiều & Hồng Nhung
Hoạt động bổ sung:
-Nắm vững nội dung bài giảng.
-Học thuộc ghi nhớ.
 -Chuẩn bị bài : Thuyết minh một phương pháp (cách làm ).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_tiet_79_cau_nghi_van_tiep_theo.docx