Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (5.0 điểm).

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”

 (Nếu biết trăm năm là hữu hạn. - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, tr. 51)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn trên.

 

docx 5 trang phuongnguyen 29/07/2022 22340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022
PHÒNG GD&ĐT TP. BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ V801
MÃ ĐỀ LS701 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ Văn Lớp 8
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Cấp độ
Chủ đề
(Nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
- Chỉ ra được câu chủ đề của đoạn văn.
- Nhận diện được đúng kiểu câu. 
- Lí giải được một câu nói.
- Hiểu được thông điệp mà đoạn văn muốn gửi tới người đọc.
Liên hệ bản thân.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 3
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 6
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Chủ đề 2: Tạo lập văn bản
 Tạo lập văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50 %
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 
Số câu: 3
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 2
Số điểm:2 
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 7
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100%
PHÒNG GD&ĐT TP. BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ V801
MÃ ĐỀ LS701 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ Văn Lớp 8
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (5.0 điểm).
  	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”
 (Nếu biết trăm năm là hữu hạn... - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, tr. 51)
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn trên.
Câu 3 (1.0 điểm) Xét theo cấu tạo và mục đích nói, câu văn: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một.” thuộc kiểu câu nào? 
Câu 4 (1.0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến sau không? Vì sao?
 	Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 5 (1.0 điểm) Qua đoạn văn trên, tác giả đã gửi tới chúng ta bức thông điệp gì? 
Câu 6 (1.0 điểm) Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân em. Giá trị ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em? (trả lời khoảng 5 đến 7 câu văn).
II. LÀM VĂN (5.0 điểm).
Cảm nhận về bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh (trích “Nhật ký trong tù”, Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD Việt Nam, trang 37).
---------------------HẾT-----------------------
PHÒNG GD&ĐT TP. BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ V801
MÃ ĐỀ LS701 
HDC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ văn lớp 8
 (Bản hướng dẫn chấm có 03 trang)
Phần/ Câu
Yêu cầu
Điểm
I
Đọc- hiểu đoạn trích
5.0
Câu 1
 Học sinh xác định được PTBĐ chính: Nghị luận
0.5
Câu 2
HS tìm được câu chủ đề “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”
0.5
Câu 3
- Mức tối đa: 
+ Xét theo cấu tạo: câu ghép
+ Xét theo mục đích nói: Câu trần thuật
- Mức chưa tối đa: Chỉ xác định được một loại câu.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
0,5
0,5
0,5
 0
Câu 4
* HS có thể lựa chọn: đồng tình/không đồng tình hoặc kết hợp cả hai.
 * Lí giải:
- Mức tối đa: Học sinh lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
+ Đồng tình: Mỗi người có khả năng riêng biệt, cần biết phát hiện và phát huy thế mạnh của bản thân.
+ Không đồng tình: “Giá trị có sẵn” không phải tự nhiên mà có mà phải do quá trình học hỏi, tích luỹ.
+ Hoặc kết hợp cả hai quan điểm.
- Mức chưa tối đa: Có lí giải nhưng chưa thuyết phục.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
0.25
0.75
0,5
0
Câu 5
- Mức tối đa: Học sinh có thể nhận ra những thông điệp có ý nghĩa:
+ Nếu như chúng ta không có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa là chúng ta là những kẻ vô dụng, bất tài. 
+ Mỗi cá nhân đều có một giá trị và tài năng riêng nhất định. 
+ Điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải khám phá và nhận thức được giá trị riêng đó của mình để phát triển giá trị đó ngày một tốt đẹp hơn.
- Mức chưa tối đa: Hiểu nhưng diễn đạt không rõ ý.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
1.0
0.25
0.25
0.5
0,5
0
Câu 6
- Mức tối đa: Học sinh nêu được một số giá trị của bản thân và ý nghĩa của những giá trị đó.
+ Một số giá trị của bản thân: giữ đúng lời hứa với mọi người xung quanh, biết đối nhân xử thế, hoà đồng với mọi người xung quanh, ca hát, vẽ tranh
+ Nêu được ý nghĩa của những giá trị đó: tự tin, cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị, để lại dấu ấn riêng, cá tính riêng, thành công trong công việc
Mức chưa tối đa: Có lí giải nhưng chưa thuyết phục.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
1.0
0.5
0
II
Tập làm văn: Viết bài văn nghị luận văn học
5.0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết viết bài văn nghị luận văn học.
- Đảm bảo bố cục ba phần. Mở bài giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề, Kết bài khái quát vấn đề.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục.
0,5
b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
4,0
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung khái quát bài thơ.
* Thân bài:
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác đặc biệt, thiếu mọi điều kiện nghi thức thông thường: “Trong tù không rượu cũng không hoa”.
-Tâm trạng của Bác trước cảnh đêm trăng: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”. Câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng bối rối, xốn sang của Bác trước cảnh trăng đẹp.
- Tư thế ngắm trăng của Bác thể hiện: 
+ Tình yêu thiên nhiên: Qua song sắt nhà tù Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân đến với trăng. Nghệ thuật đối và nhân hoá cho thấy sự giao hòa, tình bạn tri âm, tri kỉ đầy xúc động giữa người và trăng.
+ Trong cảnh tù ngục tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường, phong thái ung dung tự tại. Đó chính là chất “thép” kiên cường của chiến sĩ cộng sản. “Thép” và “tình”, bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng và tâm hồn của một nghệ sĩ đã kết hợp hài hoà trong thơ Bác. Hình ảnh hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù còn cho thấy khát vọng tự do của Bác. 
- Đánh giá chung về nghệ thuật: 
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn, hàm súc.
+ Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm, tri kỉ.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài thơ 
- Liên hệ, cảm nghĩ, rút ra bài học
0,5
0,5
0,5
0.75
 0,75
 0,5
 0,5
c. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 
0,25
d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
 Tổng điểm
10.0
Lưu ý khi chấm bài: 
 Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
 Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
 Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ
Xương Giang, ngày 08 tháng 03 năm 2022
GIÁO VIÊN
 Bạch Thị Minh Thuý
 TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 
 BGH PHÊ DUYỆT

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx