Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 29 - Năm 2020-2021

Tuần 29 - Tiết 113- Tiếng Việt.

HỘI THOẠI

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Hội thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nhất và phổ biến nhất của người sử dụng ngôn ngữ. Việc học về hội thoại là một cơ hội nâng những hiểu biết đời thường lên trình độ những nhận thức có tính chất khoa học.

- Nắm được khái niệm vai xã hội, lượt lời.

2- Kĩ năng: Biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

3- Thái độ: Nghiêm túc, đúng mực, nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp, tránh sự xô bồ hoặc trầm lặng một cách thái quá.

 Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: chăm chỉ học bài, tìm tòi tư liệu liên quan đến bài học; trách nhiệm với công việc được giao.

 

doc 17 trang phuongnguyen 30/07/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 29 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 29 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 29 - Năm 2020-2021
Soạn : 13/ 4/ 2021- Dạy : / 4/ 2021.
Tuần 29 - Tiết 113- Tiếng Việt.	
HỘI THOẠI
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Hội thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nhất và phổ biến nhất của người sử dụng ngôn ngữ. Việc học về hội thoại là một cơ hội nâng những hiểu biết đời thường lên trình độ những nhận thức có tính chất khoa học.
- Nắm được khái niệm vai xã hội, lượt lời. 
2- Kĩ năng: Biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
3- Thái độ: Nghiêm túc, đúng mực, nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp, tránh sự xô bồ hoặc trầm lặng một cách thái quá.
à Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: chăm chỉ học bài, tìm tòi tư liệu liên quan đến bài học; trách nhiệm với công việc được giao.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới
- Phương pháp: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.	
- Định hướng năng lực: 
 + Hợp tác.
 + Phẩm chất: chăm chỉ học bài cũ, trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT.	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết
 ? Trình bày các cách thực hiện hành động nói ?
 ? Câu sau đây thực hiện hành động gì?
 Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
 ? Em hiểu vai xã hội trong hội thoại là gì? 
- Gv dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nắm được vai xã hội trong hội thoại.
- Phương pháp, KT: KT khăn phủ bàn
- Hình thức: Nhóm, cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.	
 + Có trách nhiệm với công việc của mình.
- Thời gian: 20 phút
- HS đọc đoạn trích trong SGK – Tr. 92.
T/c hoạt động nhóm: 7’
( KT khăn phủ bàn)
+ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
- Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 6 nhóm. Thời gian hoạt động 7 phút:
- GV phát mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh, mỗi hs 1 phiếu học tập số 1( ghi sẵn những câu in đậm). Giao nhiệm vụ cho học sinh
Câu hỏi 1 : Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai là vai dưới ?
Câu hỏi 2: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách ? 
 Câu hỏi 3: Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép ? 
? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy ?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần)
- Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
- GV: Như vậy, khi tham gia đối thoại, Hồng và người cô đã tham gia vào vai xã hội.
 Hoạt động cá nhân:
? Vậy, em hiểu thế nào là vai xã hội
+ Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
? Trong đoạn trích trên, em hiểu vai xã hội được xác định bằng quan hệ nào ?
+ Quan hệ trên dưới 
 ( Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng dựa theo tuổi tác hoặc thứ bậc trong gia đình và xã hội
VD: Bố, me- con
 Cô giáo- học sinh
 Bạn bè- bạn bè )
? Ngoài quan hệ trên, theo em, vai xã hội còn được xác định bằng kiểu quan hệ nào khác ?
+ Quan hệ thân - sơ
( Theo mức độ quen biết, thân tình )
* HS đọc hai cuộc đối thoại sau để trả lời câu hỏi:
1. “Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
 Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con ?”
 ( Trích “ Những ngày thơ ấu “ – Nguyên Hồng )
2. Bực quá, tôi liền đáp lại cô tôi:
- Không ! Tôi không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ tôi cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi cũng trừng trừng nhìn lại cô tôi. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
... Tôi liền quát người cô ghê gớm:
- Sao cô biết mợ tôi có con ?
? Em đồng tình với cách đối xử ở ĐV nào của nhân vật Hồng ? Vì sao ?
+ Đồng tình với cách xử sự của Hồng trong ĐV văn 1
Vì thể hiện đúng thái độ lễ phép của người cháu ( vai dưới ) đối với người cô ( vai trên ). 
? Qua đây, em hãy cho biết khi tham gia hội thoại, ta cần chú ý điều gì ?
? Theo em, tại sao trong tác phẩm “Tắt đèn”, chị Dậu lại xưng hô với tên cai lệ là “tôi”, “ bà” ?
+ Chị Dậu xưng hô như vậy vì chị Dậu quá căm phẫn bọn chúng -> Thể hiện sự phản kháng mãnh liệt của chị đối với kẻ bóc lột tàn bạo.
=> Như vậy cách xưng hô của chị Dậu là dựa trên mối quan hệ ( lòng căm thù ) chứ không phải dựa trên thứ bậc.
? Nêu lại những ND chính cần nắm trong bài học ?
+ HS nêu. Bạn bổ sung. GV nhấn mạnh.
+ HS đọc ghi nhớ.
- Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I Vai xã hội trong hội thoại:
1- Tìm hiểu ví dụ:
- Có hai NV tham gia hội thoại: Hồng và người cô tham gia cuộc đối thoại
- Quan hệ giữa hai nhân vật đó là quan hệ dòng tộc, họ hàng: 
 + NV người cô thuộc vai trên.
 + NV Hồng thuộc vai dưới.
- Cách xử sự của người cô là thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
+ Tôi cũng cười đáp lại cô tôi
+ Tôi im lặng cúi đầu xuống đất
+ Cười dài trong tiếng khóc
+ Vì Hồng thuộc vai dưới, vì thế phải thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người thuộc vai trên
=> KL1: + Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
=> KL2: Vai xã hội được xác định bằng:
- Quan hệ trên dưới hay ngang hàng
- Quan hệ thân- sơ
=> KL3: Khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp.
2- Ghi nhớ: SGK- Tr. 94
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ học bài.	
- Thời gian: 15 phút.
- Yêu cầu HS đọc
 T/c hoạt động nhóm: 7’
( KT khăn phủ bàn)
+ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
- Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 6 nhóm. Thời gian hoạt động 7 phút:
- GV phát mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh, mỗi hs 1 phiếu học tập số 1( ghi sẵn những câu in đậm). Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhóm 1,2,3: Bài tập 1.
Nhóm 4,5,6: Bài tập 2.
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần)
- Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực 
- Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
III- Luyện tập: 
Bài 1: 
+ Thái độ nghiêm khắc: “Nay các ngươi ...k biết thẹn”điếc tai” Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ, chê trách tướng sĩ, khuyên bảo tướng sĩ rất chân tình.
+ Khoan dung:
 - “Nếu các ngươi biết chuyên tâm sách nàythân chủ”
 - “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.”
Bài 2:
a. Xét về địa vị XH:
+ Xét về địa vị xã hội, ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc 
+ Nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc có vị trí cao hơn.
b. Ông giáo thưa gửi với LH:
+ Nắm lấy vai gầy của lão Hạc, ôn tồn, thân mật, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai. 
+ Trong lời lẽ ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người là ''ông con mình'' (thể hiện sự kính trọng người già); xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng)
c.Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ông giáo” dùng từ “dạy” thay cho từ “nói” ( thể hiện sự tôn trọng) xưng hô gộp 2 người là “ chúng mình” thể hiện sự thân tình.
- Qua cách nói của LH-> có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách chỉ “cười đưa đà”, cười gượng, thoáI thác chuyện ăn khoai uống nước với ông giáo.
* Củng cố: Gv củng cố khắc sâu kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết đoạn hội thoại.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài.	
? Hãy viết một đoạn hội thoại giữa người cháu với người bác. Xác định vai xã hội trong đoạn hội thoại.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học kĩ nội dung bài học
- Xem các BT đã làm, làm BT3
- CBBM: Chuẩn bị viết bài TKLV số 6.
...........................................................................................
Soạn: 13/ 4/ 2021- Dạy : / 4/ 2021
Tiết 114- Văn bản:
ĐI BỘ NGAO DU
 ( Trích “ Ê-min hay Về giáo dục” - Ru-xô ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Học sinh nắm đc m.đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tg.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động tự nhiên của nhà văn
- Lối viết nhẹ nhàng có tính thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thư của việc đi bộ ngao du.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu VB nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong 1 bài văn nghị luận.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do chân chính, khám phá những điều thú vị, say mê học tập.
-- >Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ.
- Phẩm chất: chăm chỉ học bài, tìm tòi tư liệu liên quan đến bài học; trách nhiệm với công việc được giao.
B- Chuẩn bị:
- Gv : SGK, SGV, Giáo án 
- Hs : SGK, vở Bt, Vở ghi
C- Tổ chức dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới.
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Định hướng: 
NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ học bài cũ.
- Hình thức: cá nhân, cả lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:	
? Em hiểu thế nào về chế độ lính tình nguyện trong văn bản ''Thuế máu'' ?
	? Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế nào ?
	? Qua văn bản “ Thuế máu”, em hiểu thêm gì về ngòi bút Nguyễn Ái Quốc ?
* Khởi động vào bài mới: Nghe hát: Phù Vân Yên Tử
? Bài hát viết về địa danh nổi tiếng nào? Nếu chỉ nghe thôi, hoặc đến đó bằng cách đi cáp treo, ta có cảm nhận được hết cái thú vị của cảnh quan nơi đó không?
( HS trả lời) 	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
Hoạt động của GV 
HĐ của hs
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs hiểu được tác giả, xuất xứ, phương thức biểu đạt, bố cục.
- Phương pháp và kĩ thuật: Học hợp đồng, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ học bài, chú ý nghe cô giảng.
- Thời gian: 10 phút.
? Dựa vào kết quả thực hiện hợp đồng đã giao từ tiết trước, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
 ( GV có thể giới thiệu thêm: Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ, ông chỉ đi học vài năm rồi chuyển sang học nghề thợ chạm. Bị chủ đánh đập ông đi lang thang làm nhiều nghề tự do sau đó trở thành nhà văn, nhà triết học nổi tiếng )
- Đọc chậm, to, rõ để thấy được cách lập luận, các lí lẽ chặt chẽ của tác giả; bộc lộ tính chất giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên...
- GV đọc mẫu “Tôi chỉ quan niệm ...đôi bàn chân nghỉ ngơi”
- 1 HS đọc tiếp và 2 đọc lại văn bản.
? Em hiểu nghĩa của ‘‘Đi bộ ngao du’’ là gì ?
? Nêu xuất xứ của bài văn và hiểu biết về tác phẩm ?
? Theo em, văn bản này được xếp vào thể loại nào ? Vì sao ?
? VB được chia thành mấy phần?
? Nhận xét của em về trật tự sắp xếp các luận điểm chính đó ?
- Mục tiêu : Hs nắm được những lợi ích cuả đi bộ.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian :25 phút.
? Hãy đọc câu văn nêu luận điểm? Câu văn đó diễn đạt điều gì?
? Những luận cứ nào được tác giả đưa ra để để chứng minh cho sự thú vị của đi bộ ngao du?
? Em có nhận xét gì về những luận cứ tác giả đưa ra?
? Tác giả đã sử dụng BPNT gì trong đoạn văn kể trên ?
? Nhận xét về việc dùng ngôi kể ở đoạn văn ? 
? Vì sao tác giả lại thay đổi ngôi kể như vậy ?
? Cách lặp lại đại từ tôi hoặc ta trong khi kể có ý nghĩa gì ? 
? Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, ... xuất hiện liên tục có ý nghĩa gì ?
? Từ đó, tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc ngao du bằng đi bộ ?
 ( Tích hợp với BVMT : Cảnh quan tự nhiên đem lại cho con người cảm giác thư thái không gì có thể thay thế được. Vì vậy, chúng ta cần có ý thức bảo vệ nó để nó thực sự đem lại lợi ích cho sức khỏe con người )
* HS quan sát ảnh minh họa Tr. 99.
? Nội dung minh họa của bức ảnh ?
( HS : Một cảnh ngao du bằng đi bộ ( đi giữa núi đồi )
-> Đi bộ được thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn, hòa hợp với thiên nhiên).
- HS đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thu thập thông tin. 
 - Các nhóm khác trưng bày sản phẩm, bổ sung thông tin còn thiếu vào bảng nhóm. 
Hs đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Về tác giả: 
- Ru-xô ( 1712-1778 ), người Pháp.
- Là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
2- Tìm hiểu chung:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
-‘‘Ngao du’’ : dạo chơi đó đây.
- ‘‘Đi bộ ngao du’’ : dạo chơi đó đây = cách đi bộ.
b- Tác phẩm
- Xuất xứ :
+ Trích trong quyển 5 của tác phẩm “Ê-min hay về Giáo dục” ( ra đời 1762 ).
+ Tác phẩm “Ê-min hay về Giáo dục” bàn về chuyện GD một em bé từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Tác giả tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và người thầy giáo đảm nhiệm vai trò gia sư là tác giả.
- Thể loại: 
Văn nghị luận
Vì VB này dùng phương thức lập luận: dùng lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc “đi bộ ngao du”. 
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: từ đầu đến “nghỉ ngơi”: đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn
+ Đoạn 2: tiếp “tốt hơn”: đi bộ ngao du để trau dồi vốn tri thức.
+ Đoạn 3: còn lại: đi bộ ngao du – sức khỏe được tăng cường, tính tình được vui vẻ.
-> Sắp xếp rất chặt chẽ, hợp lí. 
II- Phân tích:
1- Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn: 
- Luận điểm: " Tôi chỉ quan niệm.....đó là đi bộ": Tác giả nhấn mạnh và khẳng định sở thích ngao du bằng đi bộ.
- Luận cứ: 
 + Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.
 + Quan sát khắp nơi, xem xét tất cả, một dòng sông ..., 1 khu rừng rậm ..., 1 hang động ...
 + Xem tất cả chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.
 + Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ
-> + Luận cứ phong phú, dẫn chứng và lí lẽ được trình bày xen kẽ, tiếp nối tự nhiên.
 + Chủ yếu dùng phương thức kể 
 + BP tu từ liệt kê
 + Thay đổi ngôi kể rất linh hoạt : ngôi thứ nhất xưng tôi và xưng ta
 + Xưng ta khi đưa ra lí luận chung
 + Xưng tôi khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của cá nhân tác giả, thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ qua Ê-min xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân tác giả nên áng nghị luận không khô khan mà rất sinh động
-> Nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, từ đó tác động vào lòng tin của người đọc
 Nhấn mạnh sự thỏa mãn các cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
+ Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên
+ Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cô giao.
- Thời gian: 5 phút.
? Đọc diễn cảm phần I của văn bản ?
? Nêu nội dung, NT phần văn bản đó ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức, viết đoạn văn cảm nhận.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ học bài.
	? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ em về tác dụng thứ nhất tác giả chỉ ra trong văn bản về đi bộ?
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
+ Đọc thêm những tác phẩm của Ru- xô 
+ Học kĩ, hiểu nội dung các phần đã học.
+ CBBM: Chuẩn bị các phần còn lại.
 .................................................................
Soạn : 13/ 4/ 2021- Dạy: /4/ 2021
Tiết 115- Văn bản:
ĐI BỘ NGAO DU( tiếp)
 ( Trích “ Ê-min hay Về giáo dục” - Ru-xô ) 
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, soạn đề bài, đáp án, biểu điểm kiểm tra (15’) - Phần Văn học
* Ma trận đề:
 Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
cao
Bàn luận về phép học
Hiếu mục đích của việc học
Cảm nhận lợi ích của đi bộ ngao du
Số câu: 2
Số điểm: 10
Tỉ lệ %: 100%
Số câu:1 
Số điểm:3
Tỉ lệ : 30%
Số câu: 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ : 70%
Số câu: 2
Số điểm: 10
Tỉlệ :100%
* Đề bài:
Câu 1( 3đ): Em hãy cho biết mục đích của việc học qua Bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp?
Câu 2( 7đ) : Hãy viết một đoạn văn trình bày nhận thức của em về lợi ích của đi bộ ngao du  được tự do thưởng ngoạn?
* Đáp án và biểu điểm:
Câu 1 (3đ) 
* Về hình thức: Hs trình bày dưới dạng ý.
* Về nội dung: HS trình bày đc mục đích của việc học:
+ Học để có được đạo làm người
 + Học để có kiến thức 
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( 3đ): Hs biết cách trình bày vấn đề thành đoạn văn theo mô hình tự chọn, chú ý luận điểm trong đoạn văn, trình bày tốt và đủ 3 ý trên.
- Mức chưa tối đa ( 2- 2,5đ): Hs biết cách trình bày vấn đề thành đoạn văn theo mô hình tự chọn, chú ý luận điểm trong đoạn văn, trình bày chưa thật tốt và đủ 3 ý trên( mỗi ý 1,5đ).
- Mức chưa đạt ( Từ 0-> 1,5 đ): Hs không đáp ứng được yêu cầu hoặc chỉ đáp ứng được một ý nhỏ.
Câu 2: (7đ):
* Về hình thức: Hs trình bày thành đoạn văn.
* Về nội dung: 
+ Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.
 + Quan sát khắp nơi, xem xét tất cả, một dòng sông ..., 1 khu rừng rậm ..., 1 hang động ...
 + Xem tất cả chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.
 + Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ
-> + Luận cứ phong phú, dẫn chứng và lí lẽ được trình bày xen kẽ, tiếp nối tự nhiên.
 + Chủ yếu dùng phương thức kể 
 + BP tu từ liệt kê
 + Thay đổi ngôi kể rất linh hoạt : ngôi thứ nhất xưng tôi và xưng ta
 + Xưng ta khi đưa ra lí luận chung
 + Xưng tôi khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của cá nhân tác giả, thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ qua Ê-min xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân tác giả nên áng nghị luận không khô khan mà rất sinh động
-> Nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, từ đó tác động vào lòng tin của người đọc
 Nhấn mạnh sự thỏa mãn các cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
+ Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên
+ Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( 7đ): Hs trình bày đoạn văn và có cảm nhận tốt, sâu sắc.
- Mức chưa tối đa ( 3,5- 6,5đ): HS cảm nhận được những chưa sâu.
- Mức chưa đạt (0đ): Hs không đáp ứng được yêu cầu.
+ HS : Học bài cũ, làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới. 
C- Tổ chức dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: trung thực làm bài kiểm tra 15 phút, không quay cóp.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra 15 phút 	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu : Hs nắm được những lợi ích cuả đi bộ.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian :20 phút.
- HS đọc ĐV 2:
? Theo tác giả thì ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì khi đi bộ ngao du như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go ?
? Tìm những câu văn chứa ý so sánh và bình luận trong đoạn văn ?
? Qua những câu văn ấy, em hiểu tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
- HS đọc ĐV cuối
? Tìm câu văn trực tiếp thể hiện luận điểm 3 ?
? Em có nhận xét gì về cách viết câu văn nêu luận điểm của ĐV 3 này ?
? Các câu văn sau trong ĐV, tác giả đã sử dụng BPNT nào ? 
? Sử dụng các BPNT trên, tác giả nhằm thể hiện điều gì ?
? Câu văn cuối đoạn có ý nghĩa gì ? 
? Nêu khái quát nét đặc sắc về NT và ND của bài văn ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I - Đọc và tìm hiểu chung:
II- Phân tích: 
1- Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn: 
2- Đi bộ ngao du được trau dồi vốn kiến thức:
+ Các sản vật đặc trưng cho khí hậu, cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, các hoa lá, các hoá thạch...-> những kiến thức của một nhà khoa học tự nhiên.
+ NT so sánh kèm lời bình luận: Những triết gia phòng khách...chắc cũng không thể làm tốt hơn:
 Phòng sưu tập của người đi bộ sẽ đầy đủ hơn, sắp xếp khoa học hơn.
 Phòng sưu tập ấy là cả trái đất đến cả nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp cũng không thể làm tốt hơn
-> Nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của việc đi bộ: sẽ trau dồi được vốn kiến thức lớn, nhất là kiến thức thực tế khách quan
 Khích lệ mọi người đi bộ để mở mang kiến thức, để khám phá đời sống, làm giàu trí tuệ...
3- Đi bộ ngao du sức khỏe được tăng cường, tính tình được vui vẻ:
 Câu văn đầu ĐV (ĐV trình bày theo cách diễn dịch)
-> Câu văn rất gọn, rất hay: Tóm lại các ý triển khai ở ĐV 2 và nêu luận điểm của ĐV 3 để cho các câu sau sẽ triển khai luận điểm.
 NT tương phản đối lập, liệt kê, điệp kiểu câu cảm thán:
+ Người đi bằng xe gỗ : buồn bã, mơ màng, đau khổ, cáu kỉnh, ...
+ Người đi bộ : vui vẻ, khoan khoái, hài lòng với tất cả:
 - hân hoan biết bao khi về nhà !
 - thích thú biết bao khi ngồi vào bàn ăn ! 
 - ngủ ngon...
-> Nhấn mạnh lợi ích của việc đi bộ ngao du: đem lại sức khỏe, tinh thần thoải mái, sự vui vẻ cho con người. 
+ Khẳng định, nhắc nhở mọi người nên ngao du bằng cách là đi bộ
III- Tổng kết 
* NT: tương phản đối lập, liệt kê, điệp kiểu câu cảm thán:
* ND: Đi bộ ngao du sẽ đem lại sức khỏe, tinh thần thoải mái, sự vui vẻ cho con người.
=> Mọi người nên ngao du bằng cách là đi bộ.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học bài.	
- TG: 5'
	? Hai tác dụng nữa của việc đi bộ được trình bày như thế nào trong văn bản?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Vận dụng kiến thức, viết đoạn văn
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Hãy viết đoạn văn nghị luận thuyết phục mọi người về tác dụng của việc đi bộ 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng:
- Học, hiểu kĩ văn bản.
- CBBM: Hội thoại ( tiếp )
......................................................................................................................................
Soạn : 13/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 116- Văn bản:
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: 
1- Kiến thức: 
- Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe)
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác.
à Định hướng năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
+ Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, tìm tòi tư liệu có liên quan đến bài học.
B- Chuẩn bị: 	 	
- GV: Soạn bài, sách tham khảo.
- HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác
 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
* Cách tiến hành: Trò chơi: HỘP QUÀ BÍ MẬT.	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết :
Câu hỏi 1: Bài văn nghị luận quan trọng nhất là yếu tố nào?
Câu hỏi 2: Muốn thuyết phục người đọc cần thêm yếu tố gì? 
Câu hỏi 3: Em hiểu gì về cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận? ( HS trả lời)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nắm được yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học bài	
- Thời gian: 20 phút.
”
? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên ?
? Sử dụng về mặt từ ngữ và đặt câu có t/chất b.cảm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của CT HCM có giống với “ Hịch tướng sĩ ”- TQ Tuấn k ?
? Hai Vb trên được xếp vào kiểu VB nào ?
? Vậy yếu tố b.cảm đóng vai trò gì trong 2 VB trên ?
- HS theo dõi bản đối chiếu SGK- 96.
? Nhận xét về cách tạo câu ở cột (1) và cột (2) cách tạo câu nào hay hơn ?
? T/d của yếu tố b.cảm trong văn nghị luận ?
? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố b.cảm trong văn nghị luận ?
- HS đọc VB: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I - Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 
1- Tìm hiểu VD :
* Từ ngữ biểu lộ t/cảm :
“Hỡi, muốn, phải nhượng bộ, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, dù, ai cũng phải ”
* Những câu cảm thán :
- Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc !
- Hỡi đồng bào ! Chúng ta phải đứng lên !
- Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
- Thắng lợi nhất định về dân tộc ta !
- VN độc lập và thống nhất muôn năm !
- Kháng chiến thắng lợi muôn năm !
* Về mặt sử dụng từ ngữ đặt câu có t/c biểu cảm giữa “ Hịch tướng sĩ ” và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có nhiều điểm gần gũi nhau và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
=> (Mặc dù có những yếu tố biểu cảm song 2 VB này k phải là VB biểu cảm mà là) văn nghị luận.
Vì cả 2 Vb được viết không phải nhằm m.đích b.cảm trữ tình mà nhằm nghị luận nêu luận điểm- trình bày các luận cứ để bàn luận, g.quyết vấn đề, tác động mạnh vào trí tuệ người đọc, phân biệt rõ đúng sai xác định hành động và cách sống.
=>Yếu tố b.cảm chỉ đóng vai trò phụ trợ làm cho lí lẽ thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào t/c, tâm hồn của người đọc, làm cho bài văn nghị luận trở nên thấm thía.
- Cột (1) không có các từ ngữ b.cảm, không có các câu cảm thán, không có yếu tố b.cảm => câu văn chỉ đúng mà chưa hay.
=> Yếu tố b.cảm rất quan trọng trong văn nghị luận, giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc
2. Cách sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Muốn phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận người viết cần :
+ Suy nghĩ cho đúng, suy nghĩ sâu về các vấn đề luận điểm, luận cứ, lập luận
+ Thật sự xúc động trước những điều đáng nói, đáng viết, đáng bàn luận
( T/c đó cần nhất là sự chân thành, chân thật, tự nhiên và sâu sắc mãnh liệt dù đó là tình yêu hay lòng căm thù không chấp nhận những t/c nửa vời, thờ ơ lãnh đạm. Đó phải là những t/c xuất phát tự đáy lòng, từ trái tim người viết)
? Nhưng để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì nữa ?
TL cá nhân
+ Người viết còn phải biết rèn luyện cách biểu cảm
( Biểu cảm trong văn nghị luận, để nghị luận phải hòa vào luận cứ luận chứng bằng câu cảm -> giúp từng bước giải quyết vấn đề trên cơ sở làn sáng tỏ luận điểm)
? Có ý kiến cho rằng : càng dùng những từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trg văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng k ? Vì sao ?
TL cá nhân
- Ý kiến đó không chính xác vì nếu dùng quá nhiều mà k phù hợp sẽ biến bài văn nghị luận thành lí luận dông dài, k đáng tin cậy hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch lập luận có thể làm bài văn nghị luận sa rời thể loại lạc sang văn biểu cảm đơn thuần.
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố : 
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài, làm bài tập trong SGK..
- TG: 5'
II- Luyện tập :
Bài tập 1 :
GV hướng dẫn HS cách lập bảng :
Biện pháp biểu cảm
Dẫn chứng
T/d nghệ thuật
Giễu nhại, đối lập
Tên da đen bẩn thỉu, tên An nam mít bẩn thỉu- Con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ tự do công lí.
Phơi bày bản chất dối trá lừ bịp của bon TD Pháp 1 cách rõ nét và nổi bật gây cười-> tiếng cười châm biếm sâu cay.
Từ ngữ, hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của TD pháp
Nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn phóng ngư lôi, đã xuống tận đáy biển để bảo vệ Tổ quốc của những loài thủy quái. Một số lại bỏ xác ở miền hoang nước thơ mộng.
Ngôn từ đẹp đẽ, hào nhoáng che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo cười cợt.
Bài tập 2 :
- Đoạn văn nghị 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_29_nam_2020_2021.doc