Đề kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 8 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. Phần đất liền Châu Á tiếp giáp châu lục:

A. Châu Âu, Phi. B. Châu Mĩ, Phi.

C. Châu Đại Dương, Mĩ. D. Châu Nam Cực, Âu.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm địa hình Châu Á?

A. Nhiều núi cao đồ sộ, chia cắt phức tạp.

B. Các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

C. Có nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

D. Các sơn nguyên cao đồ sộ tập trung ở vùng trung tâm.

Câu 3. Khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng từ Bắc xuống Nam là do:

A. Kích thước rộng lớn.

B. Địa hình đa dạng và ngăn cản sự ảnh hưởng của biển.

C. Lãnh thổ trải rộng từ xích đạo đến vùng cực Bắc.

D. Ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 4. Khu vực nào sau đây có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa:

A. Nam Á, Tây Nam Á, Đông Á. B. Đông Nam Á, Bắc Á, Trung Á.

C. Tây Nam Á, Đông Nam Á, Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

 

doc 5 trang quyettran 14/07/2022 6640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 8 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 8 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí 8 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT ..
TRƯỜNG THCS .
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
NĂM HỌC: 2021 - 2022
ĐỊA LÍ 8
THỜI GIAN: 45 PHÚT
MA TRẬN ĐỀ
Những nội dung chính
Mức độ cần đạt
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CHÂU Á
(Các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế)
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. 
- Biết được đặc điểm về địa hình của châu Á.
- Biết các các đặc điểm khí hậu Châu Á. 
- Biết được một số đặc điểm sông ngòi Châu Á.
- Biết được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội Châu Á.
- Biết một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á.
Hiểu được nguyên nhân dẫn đến các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á.
Số câu
6c
1c
7c
Số điểm
3,0đ
1,0đ
4,0đ	
TL
30%
10%
40%
TÂY NAM Á
Biết được đặc điểm nổi bật của khí hậu Tây Nam Á.
Số câu
1c
1c
Số điểm
0,5đ
0,5đ
TL
5%
5%
NAM Á
Biết được đặc điểm nổi bật về khí hậu Nam Á.
- Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của Ấn Độ. 
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP của Ấn Độ. 
Số câu
1c
1c
2c
Số điểm
0,5đ
3,0đ
3,5đ
TL
5%
30%
35%
ĐÔNG Á
Trình bày được đặc điểm địa hình và sông ngòi.
Số câu
1c
1c
Số điểm
2,0đ
2,0đ
TL
20%
20%
Tổng câu
8c
2c
1c
11c
Tổng điểm
4,0đ
3,0đ
3,0đ
10đ
TL
40%
30%
30%
100%
B. THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) – Mỗi câu đúng tương ứng 0,5 điểm.
Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng nhất:
Câu 1. Phần đất liền Châu Á tiếp giáp châu lục:
A. Châu Âu, Phi. 	B. Châu Mĩ, Phi.	
C. Châu Đại Dương, Mĩ. 	D. Châu Nam Cực, Âu.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm địa hình Châu Á?
A. Nhiều núi cao đồ sộ, chia cắt phức tạp.
B. Các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. Có nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
D. Các sơn nguyên cao đồ sộ tập trung ở vùng trung tâm.
Câu 3. Khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng từ Bắc xuống Nam là do:
A. Kích thước rộng lớn.	
B. Địa hình đa dạng và ngăn cản sự ảnh hưởng của biển.
C. Lãnh thổ trải rộng từ xích đạo đến vùng cực Bắc.
D. Ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 4. Khu vực nào sau đây có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa:
A. Nam Á, Tây Nam Á, Đông Á.	 B. Đông Nam Á, Bắc Á, Trung Á.
C. Tây Nam Á, Đông Nam Á, Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
Câu 5. So với các châu lục khác, dân số Châu Á đứng thứ
A. 1.	 B. 2.	 C. 3.	 D. 4.
Câu 6. Nước nào công nghiệp phát triển nhanh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng?
A. Trung Quốc.	B. Thái Lan. C. Việt Nam.	 D. A rập xê út.
Câu 7. Khu vực Tây Nam Á chủ yếu thuộc kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới khô.	 B. Cận nhiệt địa trung hải.
C. Ôn đới lục địa. D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 8. Loại gió ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất khu vực Nam Á là:
A. Tín phong Đông Bắc.	 B. Gió mùa Tây Nam. 
C. Gió Đông Nam.	 D. Gió mùa Đông Bắc.
II. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Nguyên nhân nào dẫn tới có sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?
Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á?
Câu 3. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: 
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ.
(Đơn vị %)
Các ngành kinh tế
Tỉ trọng trong cơ cấu GDP
1995
2001
Nông – Lâm – Thủy sản
28.4
25.0
Công nghiệp – Xây dựng
27.1
27.0
Dịch vụ
44.5
48
a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001.
b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001.
C. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM
* Trắc nghiệm: (4,0 điểm - Mỗi ý đúng được 0,5 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
D
A
A
A
B
* Tự luận:(6,0 điểm).
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (1,0 điểm)
* Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á là:
 	- Châu Á có kích thước rộng lớn. 
 	- Địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của biển
0,5đ
0,5đ
Câu 2 (2,0 điểm)
Đặc điểm địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:
* Địa hình: 
- Phần đất liền: chiếm 83,7%, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.
+ Phía Tây Trung Quốc: Có hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng, nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm 
+ Phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên: là các vùng đồi núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng 
- Phần hải đảo: Nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình Dương”, thường có động đất và núi lửa 
* Sông ngòi: Chủ yếu phần đất liền, chế độ nước theo mùa, có 3 con sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà và A mua. 
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (3,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ hình tròn đúng tỉ lệ, đẹp, đầy đủ thông tin..... 
Nếu thiếu mỗi một thông tin như chú giải, tên biểu đồ.... 
b. Nhận xét:
- Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có sự thay đổi theo hướng tích cực. 
Giảm tỉ trọng của nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp có xu hướng giảm nhẹ (dc), dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và tăng nhanh (dc).
2,0đ
Trừ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
	Kiểm tra của Tổ chuyên môn
	 Hiền Kiệt, ngày tháng năm 2021

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_dia_li_8_de_1_nam_hoc_2021_202.doc