Giáo án môn Địa lý 8 - Tiết 36, Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.

 - Biết thời tiết khí hậu của VN trong những năm gần đây có những diễn biến phức tạp và nguyên nhân của nó.

 *GDMT: Biết một số ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống sản xuất của người dân Việt Nam.

 - Thời tiết khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có hiện tượng phức tạp và nguyên nhân của nó, một số biện pháp bảo vệ không khí trong lành.

* BĐKH: Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão.

- Những năm gần đây, hiện tượng BĐKH toàn cầu đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta.

2. Kĩ năng

 - Sử dụng bản đồ khí hậu để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền.

 

docx 6 trang phuongnguyen 26/07/2022 4520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý 8 - Tiết 36, Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lý 8 - Tiết 36, Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam (Tiếp theo)

Giáo án môn Địa lý 8 - Tiết 36, Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam (Tiếp theo)
Ngày soạn: 01/04/2021
Ngày dạy: 03/04/2021
Dạy lớp: 8A
Tiết 36 - Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: 
	- Nhận biết được tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.
	- Biết thời tiết khí hậu của VN trong những năm gần đây có những diễn biến phức tạp và nguyên nhân của nó.
 	*GDMT: Biết một số ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống sản xuất của người dân Việt Nam.
 	- Thời tiết khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có hiện tượng phức tạp và nguyên nhân của nó, một số biện pháp bảo vệ không khí trong lành.
* BĐKH: Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão......
- Những năm gần đây, hiện tượng BĐKH toàn cầu đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta.
2. Kĩ năng
 	- Sử dụng bản đồ khí hậu để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền. 
	*GDMT: Xác định MQH giữa khí hậu với các nhân tố tự nhiên khác.
 	*KNS. 
 	- Tư duy
 	+ Thu thập và xử lí thông tin từ bảng số liệu, tranh ảnh, bản đồ và bài viết để tìm hiểu về các đặc điểm khí hậu của Việt Nam.
 	+ Phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm khí hậu với các nhân tố hình thành khí hậu ở Việt Nam.
 	- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm, cặp.
 	- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm; ứng phó với các thiên tai do khí hậu mang lại.
 	- Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích bộ môn và ý thức bảo vệ môi trường sống góp phần ứng phó với BĐKH.
4. Định hướng năng lực.
 	- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. 
 	- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
 	- Bản đồ khí hậu Việt Nam treo tường. Các lược đồ SGK
- Tranh ảnh. 
2. Học sinh.
Bản đồ khí hậu Việt Nam, tranh ảnh.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ.
*Khởi động: 2’
- GV cho Hs quan sát hình ảnh: 
Câu tục ngữ và đoạn thơ phản ánh hiện tượng thời tiết gì ở nước ta?
- HS quan sát trả lời:
- GV dẫn dắt vào bài mới: Khí hậu nước ta không thuần nhất trên cả nước mà có sự phân hoá rất đa dạng.
2. Nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG : TÍNH ĐA DẠNG VÀ THẤT THƯỜNG. (36')
 	*Mục tiêu: 
	- Nhận biết được tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.
	- Biết thời tiết khí hậu của VN trong những năm gần đây có những diễn biến phức tạp và nguyên nhân của nó.
*Nhiệm vụ: 
- GV: Hướng dẫn Hs khai thác kiến thức qua kênh hình và kênh chữ.
- HS:Tìm hiểu kênh chữ, quan sát hình thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
*Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm, cặp đôi, cá nhân.
*Sản phẩm: biết được tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.
*Tiến trình thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
HS
GV
?
HS
?
HS
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu nội dung SGK từ đầu đến ta như thấy có cả bốn mùa trong một ngày.
Khí hậu nước ta thay đổi theo những yếu tố nào?
Hãy cho biết khí hậu nước ta được chia làm mấy miền và mấy vùng?
2 miền và 4 vùng
THẢO LUẬN NHÓM (5')
Dựa vào bản đồ khí hậu và thông tin trong SGK hãy cho biết vị trí và nêu đặc điểm các miền, các khu vực khí hậu ở nước ta?
MIỀN KHÍ HẬU
PHẠM VI
ĐẶC ĐIỂM
PHÍA BẮC
PHÍA NAM
ĐÔNG TRƯỜNG SƠN
BIỂN ĐÔNG 
HS chia 5 nhóm. 
- Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả.
- Trao đổi kết quả với nhóm khác, nhận xét, đánh giá theo bảng chuẩn của GV.
Nhận xét và chuẩn kiến thức theo bảng.
Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta phân hóa đa dạng?
- Do vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, gió mùa và đặc điểm địa hình.
Ngoài tính đa dạng kể trên tính chất thất thường của khí hậu nước ta còn được thể hiện như thế nào?
Xem video để thấy được sự thất thường của khí hậu
Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào?
Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc. Do tác động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam.
Tích hợp MT&BĐKH
Trong những năm gần đây các hiện tượng nhiễu loạn khí hậu toàn cầu như En Ninô, La Nina đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta làm tăng cường tính đa dạng và thất thường của khí hậu và thời tiết.
Xem thuật ngữ EnNinô, LaNina trang 156.
Sự thất thường của KH đã ảnh hưởng gì tới SX và sinh hoạt cuả con người VN?
Ảnh hưởng trực tiếp tới Đ/S và con người VN như những năm gần đây các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu: Enni nô và La ni na đã tác động mạnh đến KH nước ta làm tăng cường tính đa dạng thất thường đó ví dụ có tuyết rơi, mưa đá....
Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng thất thường đó?
Chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy....
Với nguyên nhân trên chúng ta cần phải làm gì để hạn chế đc sự ô nhiễm không khí?
- Ko chặt phá rừng đốt nương làm dãy, trồng rừng để tạo O2 tạo ra sự cân bằng sinh thái vì rừng là lá phổi xanh, bảo về môi trường khỏi sự ô nhiễm từ các nhà máy....
- Ngoài ra chúng ta cần biện đối phó với những hiện tượng thời tiết bất thường và bảo vệ không khí trong lành cũng là một trong những biện pháp hạn chế những hiện tượng thời tiết bất thường đó.
2. Tính chất đa dạng và thất thường. (36')
- Khí hậu nước ta phân hóa theo không gian và thời gian tạo thành các vùng, miền khí hậu khác nhau
a. Miền khí hậu phía bắc: Từ dãy Bạch Mã (VT 16oB) trở ra có mùa đông lạnh tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng mưa nhiều.
b. Miền khí hậu phía nam: Từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc
*Khu vực Đông Trường Sơn: Từ Hoành Sơn (VT18oB) - Mũi Dinh (VT 11oB): Mùa mưa lệch về thu đông
*Khí hậu biển Đông: Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
- Tính chất thất thường: Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão....
- Ảnh hưởng trực tiếp tới Đ/S và SX của con người.
	3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS (7’)	
*Luyện tập (5 phút)
- GV Giao nhiệm vụ: Trò chơi hộp quà may mắn.
- HS tham gia trò chơi.
- Hs trả lời các câu hỏi, Hs khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết
* Vận dụng (2 phút)
- GV giao nhiệm vụ: 
NHÀ THIẾT KẾ TÀI NĂNG
- GV giao nhiệm vụ; HS thiết kế 1 sơ đồ tư duy về đặc điểm khí hậu Việt Nam?
- Thông tin cập nhật, trình bày hài hòa.
- HS nhận nhiệm vụ.
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
- Sưu tầm thêm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về thời tiết, khí hậu Việt Nam.
- Ghi lại bản tin thời tiết lúc 19h45’ tối ngày hôm trước.
Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập
Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn bị chắn ngang thì gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió ẩm, mát và gây mưa nhiều nhưng bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì gió lại khô và nóng.
. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 43°C. Với bầu trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_ly_8_tiet_36_bai_31_dac_diem_khi_hau_viet_na.docx