Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) ( Phần này học sinh làm ngay trên đề)

I. Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng nhất: ( 1 điểm)

Câu 1: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô. B. Lòng trung thành đối với thầy cô

C. Căm ghét thầy cô D. Giúp đỡ thầy cô

Câu 2: Lòng yêu thương con người

A. Xuất phát từ mục đích cá nhân B. Hạ thấp giá trị con người.

C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng. D. Làm những điều có hại cho người khác.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc. B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng. D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

 

docx 7 trang phuongnguyen 23/07/2022 25380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 NĂM HỌC 2020-2021
I.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức.
- Nhận biết thế nào là tôn sư trọng đạo, yêu thương con người, gia đình văn hóa
- Hiểu được các biểu hiện và việc làm thể hiện đó là gia đình văn hóa, khoan dung	
2.Kĩ năng.	
-Vận dụng kiến thức đã học để xử lý một số tình huống trong cuộc sống.
3.Thái độ.
-Rèn luyện, thực hiện tốt các nội dung trên.
II.HÌNH THỨC KIỂM TRA
-Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận.
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Tôn sư trọng đạo
 Hiểu được câu ca dao tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ :
2,5%
2,5%
2. Yêu thương con người
Nhận biết được các biểu hiện yêu thương con người
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ :
2,5%
2.5%
3.Tự tin
Nhận biết những biểu hiện thể hiện sự tự tin
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ :
2,5%
2,5%
4. Gia đình văn hóa
-Biết được thế nào là gia đình văn hóa
 Hiểu được những việc làm thể hiện là gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa sẽ có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sốngchúng ta
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
0,25
1
2,5
3,75
Tỉ lệ :
2,5%
10%
25%
37,5%
5.Khoan dung
Hiểu được thế nào khoan dung là như thế nào
Số câu
1
1
Số điểm
2,5
2,5
Tỉ lệ :
25%
25%
6. Tự trọng
Biết vận dụng xử lý tình huống
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Tỉ lệ :
30%
30%
Tổng số câu
3
2
1
1
1
8
Tổng số điểm
0,75
1,25
2,5
2,5
3
10
Tỉ lệ :
7,5%
12,5%
25%
25%
30%
100%
IV.NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG THCS  
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn : Giáo Dục Công Dân Lớp: 7
Thời gian : 10 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên :.Lớp:.Số báo danh
MÃ ĐỀ
A
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) ( Phần này học sinh làm ngay trên đề)
I. Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng nhất: ( 1 điểm)
Câu 1:  Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô
C. Căm ghét thầy cô
D. Giúp đỡ thầy cô
Câu 2: Lòng yêu thương con người
A. Xuất phát từ mục đích cá nhân
B. Hạ thấp giá trị con người.
C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng.
D. Làm những điều có hại cho người khác.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.
D. Anh em bất hòa.
II. Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: (1,0 điểm) 
A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.
B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.
C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.
D. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.
HẾT PHẦN TRẮC NGHIỆM
TRƯỜNG THCS . 
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn : Giáo Dục Công Dân Lớp: 7
Thời gian : 10 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên :.Lớp:.Số báo danh
MÃ ĐỀ
B
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) ( Phần này học sinh làm ngay trên đề)
I. Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: (1,0 điểm) 
A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.
B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.
C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.
D. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.
II. Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng nhất: ( 1 điểm)
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.
D. Anh em bất hòa.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 3: Lòng yêu thương con người
A. Xuất phát từ mục đích cá nhân
B. Hạ thấp giá trị con người.
C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng.
D. Làm những điều có hại cho người khác.
Câu 4:  Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô
C. Căm ghét thầy cô
D. Giúp đỡ thầy cô
HẾT PHẦN TRẮC NGHIỆM
TRƯỜNG THCS  
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn : Giáo Dục Công Dân Lớp: 7
Thời gian : 35 phút (Không kể thời gian phát đề)
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) ( Phần này học sinh làm trên giấy kiểm tra riêng)
Câu 1: (2,5 điểm) Khoan dung là gì? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung?
Câu 2: (2,5 điểm) Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 3: (3,0 điểm) Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình.
Hỏi:
a/ Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao?
b/ Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận mình?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GDCD 7
(NĂM HỌC 2020-2021)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
ĐỀ A
I. (1đ)Mỗi câu đúng được (0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
C
B
A
II.(1đ) Mỗi câu đánh dấu đúng (0,25 điểm)
A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.
S
B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.
Đ
C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.
S
D. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.
S
ĐỀ B
I. (1đ)Mỗi câu đánh dấu đúng (0,25 điểm)
A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.
S
B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.
Đ
C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.
S
D. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.
S
II. (1đ)Mỗi câu đúng được (0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A 
B
C
A
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm. 
-Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 
1,25
1,25
2
- Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. 
-Trách nhiệm của học sinh: Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. 
1
1,5
3
Gợi ý:
a/ Việc làm của Hồng là đúng. 
Vì thể hiện lòng tự trọng của mình, dù không làm bài được nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn....
b/ Em sẽ nói với Hương rằng: Cảm ơn bạn đã giúp đỡ nhưng hãy để cho mình thử sức trong kì thi này để biết được năng lực của mình đến đâu và qua đó mình sẽ cố gắng hơn...
0,5
1
1,5
CM nhà trường Tổ chuyên môn h ngày 17 tháng 12 năm 2020
 Người ra đề

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_hoc_20.docx