Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1 ( 4 điểm): Nêu diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thế kỷ XIII tại Lạng Sơn ?

Câu 2 ( 3,0 điểm): Em hãy cho biết: Vì sao giáo dục, thi cử thời Lê sơ (1428 -1527) lại phát triển?

Câu 3 ( 3,0 điểm): Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc?

Em cần làm gì để xứng đáng với những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam?

 

doc 6 trang phuongnguyen 25180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Lịch sử - Lớp 7
 Năm học 2020- 2021
 (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm có 03 câu, 01 trang)
I. Mục tiêu
 	1. Kiến thức
- Biết được diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thế kỷ XIII tại Lạng Sơn ?
- Giải thích được vì sao giáo dục, thi cử thời Lê sơ (1428-1527) lại phát triển.
- Nội dung văn học thời Lê sơ chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc.
- Lập được bảng thống kê những hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
- Biết đươc những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiện trạng đó.
- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
- Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm qua phong trào Tây Sơn.
- Liên hệ bản thân
 2. Kỹ năng 
 - Học sinh có khả năng trình bày vấn đề, kỹ năng vận dụng kiến thức để nhận xét.
 3. Thái độ 
 - Biểu lộ sự khâm phục, tự hào về quá trình đấu tranh của dân tộc. Có ý thức vươn lên trong học tập.
 PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Lịch sử- Lớp 7
Năm học 2020- 2021
 (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% Tổng
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Số câu,ý
tự luận
Thời gian
(phút)
Số câu,ý
tự luận
Thời gian
(phút)
Số câu,ý
tự luận
Thời gian
(phút)
Số câu,ý
tự luận
Thời gian
(phút)
Số
 câu hỏi
Thời gian
(phút)
1
Thời kì Bắc thuộc
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
1
15
1
15
3,0
2
 Đại Việt ở các thế kỉ XV-XVIII
Phong trào Tây Sơn
0,5
8,0
0,5
7,0
1
15
3,0
3
Lịch sử địa phương
Lạng Sơn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
1
15
1
15
4,0
1
15
1
15
0,5
8,0
0,5
7,0
3
45
10
40%
30%
20%
10%
100%
70%
30%
100%
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
	ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Lịch sử - Lớp 7; Thời gian 45 phút
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1
 Đại Việt thời Lê sơ (Thế kỉ XV - XVI)
Nước Đại Việt thời Lê sơ (1418-1427)
Nhận biết
- Biết được bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của Bộ Luật Hồng Đức. 
- Biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê sơ.
- Biết được nét chính về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Thông hiểu
- So sánh với thời Trần để thấy dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh có luật pháp để đảm bảo kỷ cương, trật tự xã hội.
- Hiểu được những chính sách của nhà nước và sự phát triển của văn hóa, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật.
- Giải thích được vì sao giáo dục, thi cử thời Lê sơ (1428-1527) lại phát triển.
Vận dụng thấp
Đánh giá về công lao của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
Vận dụng cao
- Em cần phải làm gì để xứng đáng với những vị anh hùng dân tộc
1,0
2
 Đại Việt ở các thế kỉ XV-XVIII
Phong trào Tây Sơn
Nhận biết
- Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
- Nét chính cuộc khởi nghĩa bùng nổ (ở ấp Tây Sơn năm 1771).
- Trình bày được diễn biến khởi nghĩa Tây Sơn
- Tây Sơn lật đổ chính quyền họ nguyễn như thế nào?
- Trình bày được âm mưu của quân Xiêm, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Rạch Gầm- Xoài Mút
- Trình bày tóm tắt nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân và lật đổ chính quyền họ Trịnh.
- Sơ lược quá trình Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
- Biết được âm mưu, quyết tâm xâm lược nước ta của nhà Thanh
- Biết được cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược của nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Trình bày được trên lược đồ diễn biến của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Thông hiểu
- Giải thích được Vì sao họ Nguyễn lại cùng nông dân nổi dậy khởi nghĩa
- Giải thích được Tại sao nhân dân đi theo ba anh em họ Nguyễn khởi nghĩa ở Tây Sơn?
- Giải thích được Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh một cách nhanh chóng?
- Giải thích được Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Giải thích được Vì sao phong trào Tây Sơn thắng lợi
Vận dụng thấp
- Lập được niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
 - Nhận xét về lực lượng nghĩa quân họ Nguyễn
- Nhận xét gì về sự chuẩn bị của vua Quang Trung?
Vận dụng cao
- Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm qua phong trào Tây Sơn.
- Liên hệ bản thân
0,5
0,5
3
Lịch sử địa phương
Lạng Sơn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
Nhận biết
- Biết được những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm tiêu biểu của nhân dân Lạng Sơn thời Lý (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XI)
- Biết được diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thế kỷ XIII tại Lạng Sơn ?
Thông hiểu
- Nhận xét về cách đánh giặc của Thân Cảnh Phúc; Nguyễn Thế Lộc
- Nhận xét về cách đánh giặc của quân dân Tày Nùng tại Lạng Sơn
Vận dụng thấp
- Suy nghĩ của em về truyền thống quê hương xứ Lạng
- Đánh giá về công lao của Lý Thường Kiệt trong việc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077) tại Lạng Sơn
 Vận dụng cao
Em sẽ làm gì để xứng đáng với truyền thống lịch sử của quê hương mình? Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu thể hiện điều đó.
1,0
Tổng
1,0
1,0
0,5
0,5
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
	ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Lịch sử - Lớp 7
Năm học 2020 – 2021
MÃ ĐỀ : 01
Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 ( 4 điểm): Nêu diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thế kỷ XIII tại Lạng Sơn ?
Câu 2 ( 3,0 điểm): Em hãy cho biết: Vì sao giáo dục, thi cử thời Lê sơ (1428 -1527) lại phát triển?
Câu 3 ( 3,0 điểm): Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc? 
Em cần làm gì để xứng đáng với những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam?
-----Hết-----
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
HDC CHÍNH THỨC
	ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
HDC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Lịch sử - Lớp 7
Năm học 2020 – 2021
MÃ ĐỀ : 01
Thời gian làm bài: 45 phút (HDC gồm 03 câu, 01 trang)
Câu
Hướng dẫn chấm
 Điểm
 Câu 1 
(4,0 điểm)
Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thế kỷ XIII tại Lạng Sơn ?
* Diễn biến:
- Vào những năm 70 của thế kỉ XI, quân tống chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Năm 1075: Lý Thường Kiệt kết hợp lực lượng dân binh với 10 vạn quân thủy và bộ mở cuộc tập kích đánh Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu (Trung Quốc) 
- Lực lượng chủ yếu: Người Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
- Tháng 1-1077 Quách Quỳ cho quân kéo vào cửa ải Nam Quan, đánh vào Quyết Lý ( Chi Lăng).
- Thân Cảnh Phúc chặn đánh giặc ở Lạng Sơn từ biên giới xuống Chi Lăng, Bắc Giang.
* Kết quả: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai dành thắng lợi.
0.5
1.0
0.5
0.5 
0.5 
1.0
 Câu2
(3,0 điểm)
Giáo dục, thi cử thời Lê sơ (1428 -1527) lại phát triển là vì:
- Nhà nước quan tâm đến Giáo dục, mở trường học đến các địa phương, tất cả mọi người đều được đến trường học
- Lấy phương thức thi cử để chọn người tài (trừ người làm nghề ca xướng): Không bỏ sót nhân tài cho đất nước.
- Có nhiều biện pháp khuyến khích những người thi đỗ đạt cao như: Tổ chức lễ vinh quy bái tổ, ban mũ áo, khắc tên trên bia đá.
1,0
1,0
1,0
 Câu 3
(3,0 điểm)
* Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc: 
- Đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước 
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc.
* Em cần làm gì để xứng đáng với những vị anh hùng dân tộc Việt Nam:
- Tích cực học tập và rèn luyện về đạo đức, để trở thành một người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. 
- Cảm phục và nhớ ơn những danh nhân tài ba đã hết lòng vì dân vì nước. Biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc.
1,0
1,0
0,5
0,5
-----Hết-----

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2020_20.doc