Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2 đến câu 9).

Câu 2. Trong bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân trong trời kì:

A. Quá khứ B. Hiện tại C. Quá khứ và hiện tại D. Tương lai

Câu 3. Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối là:

A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

B. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

C. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4. Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ trong “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là cuộc sống thực sự văn minh?

A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.

B. Vì đó là cuộc sống đơn giản.

C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có

D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.

 

doc 4 trang phuongnguyen 20840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2020 – 2021
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1 
Văn bản
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Sống chết mặc bay
- Ca Huế trên sông Hương
- Biết lòng yêu nước của nhân dân được viết vào thời kì cụ thể.
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Nhận biết trang phục của ca công.
- Lí giải được cuộc sống của BH là cuộc sống văn minh.
- Hiểu giá trị nhân đaọ trong tác phẩm 
- Hiểu ý nghĩa nhan đề 
- Nêu suy nghĩ của bản thân về tình cảnh người nông dân.
Số câu: 6
Số điểm: 3,25
2
0,5
3
0,75
Câu 10, ý1
 1
Câu 10, ý2
 1
Chủ đề 2
Tiếng Việt
- Nhận biết công dụng của các dấu câu.
- Phân biệt dấu câu
- Hiểu được mục đích của liệt kê.
- Hiểu công dụng của dấu hấm phẩy	
Số câu: 4
Số điểm: 1,75
3
1,5
1
0,25
Chủ đề 3
Tập làm văn
Văn nghị luận
. Vận dụng kiến thức để viết bài luận
Số câu: 1
Số điểm: 5
1
5
T số câu:11
Số điểm:10
Tỉ lệ :100%
5
2
20%
4,5
2
 20%
 1,5
6
 60%
Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
Xác nhận của BGH
Duyệt của TCM
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Mai Hoa
Nguyễn Ngọc Thạch
Ngô Thị Xuân Triều
Họ và tên: .. 
Lớp: 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm- mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 1. ( 1đ) Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B 
A
NỐI
B
1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép
a. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
2. Biểu thị còn ý chưa liệt kê, chưa diễn đạt hết.
b. Cuộc sống cơm áo, gạo tiền..làm cho con người không còn thời gian nghỉ ngơi.
3. Biểu thị sự xúc động, lời nói bị ngắt quãng.
c. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán,...
4. Liệt kê
d. Ông cụ đã ra đi rồi sao. Thật không ngờ
e. Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2 đến câu 9).
Câu 2. Trong bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân trong trời kì:
A. Quá khứ	B. Hiện tại	C. Quá khứ và hiện tại	D. Tương lai
Bottom of Form
Câu 3. Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối là:
A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
B. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.	
C. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 4. Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ trong “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là cuộc sống thực sự văn minh?
A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.	
B. Vì đó là cuộc sống đơn giản.
C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có	
D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
Câu 5. Tùy bút là..........................................................................................................................
Câu 6. Việc liệt kê các làn điệu dân ca, các dụng cụ âm nhạc trong “Ca Huế trên sông Hương” nhằm mục đích: 
A. Nói lên sự đa dạng và phong phú của ca Huế	B. Nói lên sự phức tạp của ca Huế
C. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế	D. Cả A, B và C đều sai
Câu 7. Dấu chấm phẩy dùng để:
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 8: Khi biểu diễn, các ca công vận trang phục gì?
A. Nam nữ mặc áo dài	
B. Nam nữ mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp
C. Nam áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng. 
D. Nam nữ mặc áo quần bình thường.
Câu 9: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội, điều đó đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai.
"-------------------------------------------------------------------------------------------------
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 10: (2 điểm) Qua văn bản “Sống chết mặc bay” nêu:
a. Ý nghĩa nhan đề?
b. Cảm nghĩ của em về thái độ của của bọn quan lại phong kiến vói người nông dân trước Cách mạng tháng Tám . 
Câu 11: (5 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công 
 - Hết –
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
1-e
2- b
3- d
4- c
C
D
D
Đi và ghi chép lại
A
A
C
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu
Nội dung
điểm
Câu 10a)
Nêu được ý nghĩa nhan đề: phê phán thái độ của bọn quan lại thờ ơ, vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác.
1
Câu 10b) 
HS viết theo cảm nhận của bản thân về tình cảnh khổ cực của nông dân.
1
Câu 11
- Yêu cầu về kĩ năng: 
+ Viết đúng thể loại văn nghị luận.
+ Trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận
+ Bài viết sạch sẽ, chữ viết dễ đọc, hạn chế sai lỗi chính tả, không viết tắt.
+ Bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, mạch lạc, có cảm xúc.
- Yêu cầu về kiến thức: Bài làm thể hiện rõ được các nội dung sau:
0,25
* Mở bài: 
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
0,5
* Thân bài: 
a. Giải thích
- Thất bại: không đạt được kết quả, mục tiêu, dự định đã đặt ra hay mong muốn
- Thành công: đối lập với thất bại - đạt được, dành được mục tiêu, mong ước
- Mẹ: người sinh ra, tạo ra chúng ta, không có mẹ sẽ không thể có chúng ta
→ Câu tục ngữ nói về ý nghĩa của sự thất bại đối với thành công: chính thất bại là một tiền đề, một bước đệm không thể thiếu để đạt đến thành công.
b. Bàn luận
- Vì sao thất bại lại là con đường, bệ đỡ giúp tạo ra thành công?
+ Thất bại giúp chúng ta rút ra những bài học, kinh nghiệm thực tiễn, sâu sắc từ đó khắc phục nhược điểm, thiếu sót để đạt thành công trong lần sau
+ Thất bại giúp rèn luyện sự kiên nhẫn, khiêm tốn, cẩn thận
+ Thất bại giúp mài mòn sự tự kiêu, hiếu thắng, kiêu ngạo quá mức ở một số cá nhân
- Dẫn chứng:
+ Từ khi bị thực dân Pháp đô hộ, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa, chiến dịch nổ ra với các đường lối khác nhau, tuy thất bại nhiều nhưng nhờ đó, đã đưa ra những bài học quý giá giúp Bác Hồ tìm được con đường cứu nước đúng đắn
+ Một bạn HS sau một lần thi bị điểm kém, về nhà ôn tập kĩ, rèn luyện nhiều hơn, lúc kiểm tra cẩn thận hơn nên đạt điểm cao như mong muốn
- Phải làm sao để sự thất bại thực sự dẫn đến thành công?
+ Biết nhìn lại sự thất bại, rút ra được bài học cho bản thân thay vì đổ lỗi và dằn vặt, chìm dần trong sự đau khổ
+ Dám mạnh dạn thay đổi, một lần nữa chinh phục điều mình đã thất bại
+ Không sợ thất bại, không sợ vấp ngã, kiên trì đến cùng với mục tiêu của mình
c. Mở rộng vấn đề
- Câu tục ngữ tuy đúng nhưng không phải là tất cả:
+ Không phải bất kì thất bại nào cũng có thể dẫn đến thành công, vì có thể mục tiêu được đặt ra quá xa vời hay không đủ thực tế để đạt được
+ Có những thất bại có thể khiến cho mọi thứ sụp đổ, dừng lại luôn ở lúc ấy, không còn cơ hội để làm lại, nên càng không thể tiến tới thành công
+ Người mẹ thực sự của thành công là sự nỗ lực, cố gắng, kiên trì còn sự thất bại chỉ là một bước đệm nhỏ mà thôi
- Một bộ phận có suy nghĩ sai lệch:
+ Đề cao quá sức sự thất bại
+ Cho rằng thất bại trước khi thành công là hết sức bình thường, không nỗ lực hết mình ngay từ đầu
d. Bài học cá nhân
- Qua câu tục ngữ, em nhận ra được:
+ Gặp thất bại thì không được nản, thoái chí, mà phải rút ra kinh nghiệm, bài học để nỗ lực hơn vào lần sau
+ Biết hối hận, đau khổ trước thất bại để có động lực thay đổi, không thờ ơ, dửng dưng trước thất bại
+ Luôn nỗ lực ngay từ lần đầu để tránh sụ thất bại ngay lần đầu nếu có thể
1
1
0,75
0,5
0,5
0,5
* Kết bài:
Suy nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
0,5
Lưu ý: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn đạt điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021.doc