Đề kiểm tra cuối kì học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Thẩm

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7.0 điểm)

1/ Học sinh hãy chọn đáp án đúng( mỗi câu 0,25 điểm) và ghi vào giấy bài làm

Câu 1. Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của Nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia

A. hoạt động nhà nước, hoạt động xã hội của công dân.

B. tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của công dân.

C. lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân

D. quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Câu 2. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là

A. quyền chính trị của công dân.

B. quyền của những cán bộ lãnh đạo.

C. nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân.

D. quyền chính trị quan trọng nhất của công dân.

 

doc 5 trang phuongnguyen 25/07/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Thẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Thẩm

Đề kiểm tra cuối kì học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Thẩm
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC HÒA KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS LÊ QUANG THẨM NĂM HỌC: 2020 – 2021
 MÔN: GDCD 9
 ( Đề thi có 4 trang) Thời gian: 45 phút không kể thời gian phát đề 
DUYỆT
TỖ CHUYÊN MÔN
BGH
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7.0 điểm)
1/ Học sinh hãy chọn đáp án đúng( mỗi câu 0,25 điểm) và ghi vào giấy bài làm
Câu 1. Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của Nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia
A. hoạt động nhà nước, hoạt động xã hội của công dân.
B. tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của công dân.
C. lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân
D. quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Câu 2. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là 
A. quyền chính trị của công dân.
B. quyền của những cán bộ lãnh đạo.
C. nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân.
D. quyền chính trị quan trọng nhất của công dân.
Câu 3. Thông qua việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân sẽ thực hiện được
A. quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
B. mục tiêu và nghĩa vụ của mình đối với xã hội
C. quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
D. vai trò to lớn của mình đối với nhà nước. 
Câu 4. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là
A. mong muốn của công dân đối với nhà nước và xã hội.
B. nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả mọi công dân.
C. trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội.
D. khát vọng cao đẹp của mọi công dân.
Câu 5. Công dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách
A. quan sát và góp ý. B. trực tiếp hoặc gián tiếp.
C. đặc biệt hoặc thông thường. D. bàn bạc và trao đổi.
Câu 6. Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
A. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
B. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội.
D. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội
Câu 7. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. bảo vệ Tổ quốc. B. bảo vệ hòa bình.
C. bảo vệ lợi ích quốc gia. D. bảo vệ nền độc lập.
Câu 8. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, đối tượng được nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ
A. 18 tuổi đến hết 25 tuổi B. 17 tuổi đến hết 25 tuổi 
C. 17 tuổi đến hết 27 tuổi. D. 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
Câu 9. Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?
A. Du lịch khám phá nền văn hoá của nước khác.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
D. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội, thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 10. Hiến pháp nước ta quy định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của.
A. quân đội. B. toàn dân. C. các lực lượng vũ trang. D. quân đội và công an 
Câu 11. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lí do đang học đại học, cao đẳng thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ
A. Đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi B. Đủ 18 tuổi đến hết 28 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. D. Đủ 18 tuổi đến hết 26 tuổi. 
Câu 12. Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội được gọi là?
A. Sống có kỉ luật. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Sống có đạo đức. 
Câu 13. Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật. B. Pháp luật. C. Sống có đạo đức. D. Đạo đức.
Câu 14. Người sống có đạo đức thì luôn tự nguyện phải tuân theo những quy định
A. của pháp luật. B. của bản thân. C. có tính ràng buộc. D. rất hà khắc. 
Câu 15. Tuân theo pháp luật cũng có nghĩa là tuân theo một số
A. quy định bắt buộc. B. chuẩn mực đạo đức xã hội.
C. quyền và nghĩa vụ. D. quy định của nhà nước.
Câu 16. Trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là
A. Hạn chế tham gia các hoạt động tập thể, xã hội.
B.Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân.
C. Giao du với các đối tượng nghiện hút ma túy để tạo mối quan hệ.
D. Chỉ cần học ngoài ra không quan tâm đến mọi người xung quanh.
2/ Học sinh hãy chọn đáp án đúng( mỗi câu 0,5 điểm) và ghi vào giấy bài làm
Câu 17. T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thể tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?
A. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. 
D. Không, vì chỉ có công dân là nam giới từ đủ 18 tuổi mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 18. Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.
B. Coi như không biết gì.
C. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.
D. Tham gia các nhóm phản động đó.
Câu 19. Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
B. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
C. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
D. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 20. Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?
A. Sống có kỉ luật. B. Sống có trách nhiệm.
C. Sống có văn hóa. D. Sống có đạo đức.
Câu 21. Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật. B. Sống có đạo đức.
C. Sống có văn hóa. D. Sống có trách nhiệm.
Câu 22. Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức?
A. Lễ phép với ông bà, cha mẹ. B. Nói tục, chửi bậy.
C. Nhường nhịn các em nhỏ. D. Bỏ rác đúng nơi quy định.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu1.( 1.0 đ) Trong khu dân cư nơi gia đình em sinh sống có một lò giết mổ động vật. Hoạt động của lò giết mổ động vật này gây ô nhiễm trầm trọng ra xung quanh vì những chất thải của nó. Bà con phàn nàn nhiều nhưng cảnh đó vẫn tiếp tục tái diễn.
Câu hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào trước tình trạng đó?
Câu2.( 2.0 đ) Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, có bạn nói: Bảo vệ Tổ quốc là phải trực tiếp cầm súng đánh giặc, bây giờ hoà bình rồi, việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thực là khó.
Câu hỏi: Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
HẾT
Lớp :....................
Tên học sinh :................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 9
 Năm học: 2020- 2021
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0.25 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
D
C
C
B
B
A
A
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
A
B
C
D
A
A
B
B
Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
C
C
D
D
A
B
HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TỰ LUẬN MÔN GDCD 9 ( 3.0 điểm) 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1.
(1.0 đ) 
Em sẽ :
+ Báo cơ quan chính quyền để giải quyết.
+ Vận động người dân tham gia ngăn cấm hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Lưu ý HS có thể nêu ý kiến khác
0.5
0.5
Câu2.
(2.0 đ) 
Em không tán thành ý kiến đó 
Vì :
- Nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc còn có những hoạt động bảo vệ trật tự trị an, chống lại các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, làm tốt công tác hậu phương quân đội....
Lưu ý HS có thể nêu ý kiến khác
1.0
1.0

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_9_nam_ho.doc