Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9

Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Sản phẩm làm ra nhiều, có giá trị cao về nội dung và hình thức trong thời gian nhất định.

B. Sản phẩm được làm ra trong thời gian ngắn.

C. Sản phẩm có hình thức đẹp.

D. Sản phẩm làm ra nhiều, chất lượng kém.

Câu 2: Để giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, Nhà nước ta có chủ trương nào?

A. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

B. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

C. Dùng sức mạnh quân sự.

D. Kêu gọi viện trợ vũ khí của các nước.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

B. Dùng thương lượng để giải quyết các mâu thuẫn.

C. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.

D. Sống khép mình mới tránh được xung đột.

 

docx 10 trang phuongnguyen 22/07/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9

Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn Giáo dục công dân – Lớp 9
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết - 4đ
Thông hiểu - 3đ
Vận dụng - 3đ
Tổng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Chủ đề 1.
Quan hệ với bản thân.
Nhận biết được biểu hiện của tự chủ 
1
0,4
1
0,4
Chủ đề 2.
Quan hệ với công việc.
Nhận biết được một số biểu hiện, ý nghĩa trong quan hệ với công việc như chí công vô tư, năng động sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của chủ đề như năng động sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
5
2,0
1
3,0
3
1,2
2
0,8
1
3,0
Chủ đề 3.
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại
Nhận biết được biểu hiện, ý nghĩa trong quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại như tình hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hòa bình, hợp tác cùng phát triển, lí tưởng sống của thanh niên.
Hiểu được biểu hiện, ý nghĩa của chủ đề như bảo vệ hòa bình, hợp tác cùng phát triển, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
9
3,6
1
1,0
6
2,4
3
1,2
1
1,0
Tổng
10
4,0
5
2,0
0,5
1,0
1
3,0
15
6,0
2
4,0
40%
20%
10%
30%
 60 %
 40%
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Giáo dục công dân – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút 
(không kể thời gian giao đề)
Đề số: 1
Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
A. Sản phẩm làm ra nhiều, có giá trị cao về nội dung và hình thức trong thời gian nhất định.
B. Sản phẩm được làm ra trong thời gian ngắn.
C. Sản phẩm có hình thức đẹp.
D. Sản phẩm làm ra nhiều, chất lượng kém.
Câu 2: Để giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, Nhà nước ta có chủ trương nào?
A. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
B. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
C. Dùng sức mạnh quân sự.
D. Kêu gọi viện trợ vũ khí của các nước.
Câu 3: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Dùng thương lượng để giải quyết các mâu thuẫn.
C. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.
D. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
Câu 4: Hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?
A. Trong các giờ học Ngữ văn, N thường đem bài tập Toán ra làm.
B. Do khó khăn, anh An cho rằng làm bất cứ việc gì để tăng thu nhập.
C. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những lời thầy cô nói.
D. Khi cô giáo giảng bài, có điều gì không hiểu Thắng thường hỏi ngay.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử - văn hóa.	
B. Tìm hiểu truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
C. Tham gia các lễ hội truyền thống.
D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống.
Câu 6: Sự năng động, sáng tạo mang lại cho chúng ta lợi ích nào?
A. Giúp ta trở nên nổi tiếng.
B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động. 
C. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.
D. Không làm việc mà vẫn có kết quả tốt.
Câu 7: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. được lợi cho bên mạnh.
C. bình đẳng, cùng có lợi.
B. phần đóng bằng nhau.
D. tự nguyện và cháp nhận thua thiệt.
Câu 8: Việt Nam là thành viên của tổ chức quốc tế nào?
A. Hiệp hội các nước Đông Bắc Á.
C. Hiệp hội các nước Mĩ La Tinh.
B. Hiệp hội các nước Bắc Âu.
D. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Câu 9: Tại sao những vẫn vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh hiểm nghèo, bùng nổ dân sốchỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới?
A. Vì đó là vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. 
C. Vì đó là những thách thức to lớn.
B. Vì đó là những vấn đề quan trọng.
D. Vì đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.
Câu 10: Trong tuần tới lớp em có tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề “Giới thiệu truyền thống văn hóa của địa phương”. Nếu các bạn rủ em đi thực tế để chuẩn bị cho nội dung học tập trên, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Từ chối tham gia và rủ các bạn khác đi chơi riêng. 
B. Tham gia nhiệt tình, lập kế hoạch để tìm hiểu được đầy đủ và chính xác.
C. Em không tham gia vì ở địa phương mình thì cần gì phải tìm hiểu.	
D. Lên google tìm cần gì phải đi thực tế mới biết.	
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây là tự chủ?
A. Bị người khác rủ rê, lôi kéo.
C. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp.
B. A dua theo bạn bè.
D. Nóng nảy, vội vàng trong hành động.
Câu 12: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
C. Quyên góp, ủng hộ các nước bị thiên tai.
B. Lịch sự với người nước ngoài.
D. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.
Câu 13: Mục đích chiến tranh chính nghĩa là gì?
A. Xâm lược nước khác
C. Bảo vệ hòa bình.
B. Xung đột dân tộc, tôn giáo.
D. Làm cho cuộc sống xã hội rối loạn.
Câu 14: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động và xã hội lợi ích nào?
A. Không tạo ra cho cộng đồng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
C. Có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, phát triển đất nước.
D. Tiêu diệt được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.
Câu 15: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường?
A. Tam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ.
B. Hưng hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn.
C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch.
D. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường.
Phần II: Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Câu 2: (3 điểm) An thường mang bài tập của môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang giảng bài môn mà bạn ấy cho rằng không quan trọng. Có bạn khen đó là cách làm việc năng suất, chất lượng và hiệu quả.
a. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
b. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử như thế nào?
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Giáo dục công dân – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút 
(không kể thời gian giao đề)
Đề số: 2
Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? 
A. Luôn hành động theo ý mình.
C. Luôn bị người khác lôi kéo.
B. Sống đơn độc, khép kín.
D. Biết tự quyết định công việc.
Câu 2: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
C. Quyên góp, ủng hộ các nước bị thiên tai.
B. Lịch sự với người nước ngoài.
D. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.
Câu 3: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?
A. Bồ câu
B. Hải âu.
C. Bồ nông.
D. Đại bàng.
Câu 4: Trong tuần tới lớp em có tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề “Giới thiệu truyền thống văn hóa của địa phương”. Nếu các bạn rủ em đi thực tế để chuẩn bị cho nội dung học tập trên, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Tham gia nhiệt tình, lập kế hoạch để tìm hiểu được đầy đủ và chính xác. 
B. Từ chối tham gia và rủ một số bạn đi chơi riêng cùng mình. 
C. Em không tham gia vì ở địa phương mình thì cần gì phải tìm hiểu.	
D. Lên google tìm, cần gì phải đi thực tế mới biết.	
Câu 5: Động lực của sự sáng tạo là?
A. Sự nhiệt tình. C. Tinh thần trách nhiệm. 
B. Niềm say mê. D. Sự chăm chỉ.
Câu 6: Để giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, Nhà nước ta có chủ trương nào?
A. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
B. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
C. Dùng sức mạnh quân sự.
D. Kêu gọi viện trợ vũ khí của các nước.
Câu 7: Câu tục ngữ nào sau đây có nội dung liên quan đến phẩm chất năng động, sáng tạo?
A. Lá lành đùm lá rách.
C. Cái khó ló cái khôn.
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Có cứng mới đứng đầu gió.
Câu 8: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác
A. phải hi sinh lợi ích của người khác.
B. phải chấp nhận thiệt thòi về mình mình.
C. không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
D. phải tin tưởng nhau.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Tìm hiểu truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
B. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử - văn hóa.	
C. Tham gia các lễ hội truyền thống.
D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống.
Câu 10: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” thể hiện truyền thống đạo đức nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống nhân ái. 
D. Truyền thống yêu nước.
Câu 11: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải tránh những điều nào sau đây?
A. Buông lỏng kỉ luật lao động.
C. Làm việc năng động, sáng tạo.
B. Lao động tự giác, sáng tạo.
D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề.
Câu 12: Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế nào?
A. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
C. Các nước Trung Đông.
B. Hiệp hội các nước Tây Phi.
D. Hiệp hội các nước Bắc Phi.
Câu 13: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại? 
A. Tăng cường chế tạo vũ khí hủy diệt.
C. Tăng cường sự giao lưu giữa các quốc gia. 
B. Xâm lấn lãnh thổ của quốc gia khác.
D. Kích động chia rẽ các dân tộc, tôn giáo.
Câu 14: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường?
A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ.
B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn.
C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch.
D. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường.
Câu 15: Khi cô giáo ra đề cương ôn tập môn GDCD, Hân yêu cầu các bạn trong bàn mỗi người làm một câu để khi kiểm tra vào câu hỏi nào thì cho các bạn còn lại chép để đỡ mất thời gian. Nếu là thành viên trong bàn, em sẽ nói gì với các bạn? 
A. Hoàn toàn nhất trí với ý kiến đề xuất của Hân.
B. Phản đối gay gắt và báo với cô giáo.
C. Khuyên Hân và các bạn không nên làm như vậy vì thực chất đây là cách học đối phó. 
D. Không có ý kiến đóng góp. 
Phần II: Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Mỗi học sinh cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Câu 2: (3 điểm) Gia đình ông A chuyên sản xuất và cung cấp rau xanh cho một số cửa hàng trong thành phố. Gần đây, có một người bạn của ông ở địa phương khác đến chơi và khuyên ông nên tìm mua và sử dụng một loại thuốc kích thích (không rõ nguồn gốc) có thể giúp rau phát triển nhanh, xanh tốt, đồng thời diệt được các loại sâu bệnh. Người bạn đó đảm bảo với ông A rằng, nếu dùng loại thuốc kích thích đó thì vườn rau của nhà ông sẽ đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
a. Theo em, ông A có nên nghe theo lời khuyên của người bạn đó hay không? Tại sao?
b. Em và gia đình có sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng hay không? Tại sao?
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Giáo dục công dân – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút 
(không kể thời gian giao đề)
Đề số: 3
Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Khi thầy cô tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, em cần
A. chỉ định thì mới làm. 
C. tích cực, chủ động cùng các bạn thảo luận.
B. làm theo tâm trạng.
D. tự làm cá nhân cho nhanh và hiệu quả.
Câu 2: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Giao lưu với học sinh nước ngoài.
C. Quyên góp, ủng hộ các nước bị thiên tai.
B. Lịch sự với người nước ngoài.
D. Không hô trợ các nước bị thiên tai.
Câu 3: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?
A. Bồ câu
B. Hải âu.
C. Bồ nông.
D. Đại bàng.
Câu 4: An thường tâm sự cùng các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam mình thấy thật nhỏ bé so với thế giới, điều đó làm mình thật tự ti mỗi khi giao tiếp với bạn bè nước ngoài. Nếu là bạn của An em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý với quan điểm của An.
B. Nhẹ nhàng phân tích cho An hiểu rõ về bề dày truyền văn hóa của dân tộc. 
C. Phê bình gay gắt quan điểm của An.
D. Chỉ nghe nhưng không tỏ thái độ.	
Câu 5: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải tránh điều gì sau đây?
A. Lao động tự giác, sáng tạo.
C. Buông lỏng kỉ luật lao động.
B. Làm việc năng động, sáng tạo.
D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề.
Câu 6: Để giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, Nhà nước ta có chủ trương nào?
A. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
B. Kêu gọi viện trợ vũ khí của các nước.
C. Dùng sức mạnh quân sự.
D. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Câu 7: Động lực của sự sáng tạo là?
A. Niềm say mê C. Tinh thần trách nhiệm 
B. Sự nhiệt tình D. Sự chăm chỉ
Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây có nội dung liên quan đến phẩm chất năng động, sáng tạo?
A. Lá lành đùm lá rách.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B. Cái khó ló cái khôn.
D. Có cứng mới đứng đầu gió.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Tìm hiểu truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
B. Tham gia các lễ hội truyền thống.
C. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử - văn hóa. 
D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống.
Câu 10: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” thể hiện truyền thống đạo đức nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống hiếu học. 
D. Truyền thống yêu thương con người.
Câu 11: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải tránh những điều nào sau đây?
A. Buông lỏng kỉ luật lao động.
C. Làm việc năng động, sáng tạo.
B. Lao động tự giác, sáng tạo.
D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề.
Câu 12: Việt Nam là thành viên của tổ chức quốc tế nào?
A. Hiệp hội các nước Bắc Phi.
C. Các nước Trung Đông.
B. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
D. Hiệp hội các nước Tây Phi.
Câu 13: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại? 
A. Chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.
 C. Xâm lấn lãnh thổ của quốc gia khác.
B. Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia.
 D. Kích động để chia rẽ các tôn giáo.
Câu 14: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường?
A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ.
B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn.
C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch.
D. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường.
Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? 
A. Luôn hành động theo ý mình.
C. Luôn bị người khác lôi kéo.
C. Luôn bị người khác lôi kéo.
D. Biết tự quyết định công việc.
Phần II: Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao nói, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước?
Câu 2: (3 điểm) Gia đình ông A chuyên sản xuất và cung cấp rau xanh cho một số cửa hàng trong thành phố. Gần đây, có một người bạn của ông ở địa phương khác đến chơi và khuyên ông nên tìm mua và sử dụng một loại thuốc kích thích (không rõ nguồn gốc) có thể giúp rau phát triển nhanh, xanh tốt, đồng thời diệt được các loại sâu bệnh. Người bạn đó đảm bảo với ông A rằng, nếu dùng loại thuốc kích thích đó thì vườn rau của nhà ông sẽ đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
a. Theo em, ông A có nên nghe theo lời khuyên của người bạn đó hay không? Tại sao?
b. Em và gia đình có sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng hay không? Tại sao?
MÃ ĐỀ 3
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Giáo dục công dân – Lớp 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
I. Trắc nghiệm (6 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
B
C
D
II. Tự luận (4 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1 điểm)
- Vì trong quá trình hội nhập, giao lưu các dân tộc, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhưng vẫn phải giữ được bản sắc riêng của dân tộc mình.
- Nếu chúng ta không biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc thì chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sác văn hóa dân tộc Việt Nam. Do đó, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
0.5
0.5
2
(3 điểm)
a. Ông A không nên nghe theo lời khuyên của bạn.
- Giải thích: Sử dụng thuốc kích thích không rõ nguồn gốc:
+ Nguy hại cho sức khỏe, thậm chí tính mạng của người sử dụng rau sẽ bị nguy hiểm.
+ Gây ô nhiễm môi trường đât, nước, không khí...
+ Lương tâm cắn rứt.
b. Em và gia đình không mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng.
- Vì nó nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của con người. 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
MÃ ĐỀ 2
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Môn: Giáo dục công dân – Lớp 9
(Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
I. Trắc nghiệm (6 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
D
D
A
A
A
B
C
C
B
B
A
A
C
C
C
II. Tự luận (4 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1 điểm)
- Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mỗi học sinh cần:
+ Tìm hiểu, học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuyên truyền các giá trị truyền thống, trân trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Lên án, phê phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
0.5
0.5
2
(3 điểm)
a. Ông A không nên nghe theo lời khuyên của bạn.
- Giải thích: Sử dụng thuốc kích thích không rõ nguồn gốc:
+ Nguy hại cho sức khỏe, thậm chí tính mạng của người sử dụng rau sẽ bị nguy hiểm.
+ Gây ô nhiễm môi trường đât, nước, không khí...
+ Lương tâm cắn rứt.
b. Em và gia đình không mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng.
- Vì nó nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của con người.
0,5
0,5
0.5
0.5
0.5
0.5
MÃ ĐỀ 1
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Môn: Giáo dục công dân – Lớp 9
(Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
I. Trắc nghiệm (6 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
C
C
C
II. Tự luận (4 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
- Vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sác dân tộc Việt Nam.
0.5
0.5
2
(2 điểm)
a. không tán thành ý kiến đó, vì:
- Việc làm của An tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều việc nhưng thực ra không có chất lượng, hiệu quả.
- An không nghe giảng bài sẽ không hiểu bài, dẫn đến học kém đi.
- Trong học tập môn nào cũng quan trọng cho nên An không được làm việc riêng.
b. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ:
- Phân tích cho các bạn hiểu đó là việc làm sai, khuyên An nên chuẩn bị kĩ bài ở nhà, không được làm việc riêng trong giờ học.
- Nếu An không sửa chữa thì sẽ báo với cô để cô can thiệp, nhắc nhở bạn.
0,5
0,5
0.5
0.5
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.docx