Đề kiểm tra cuối kì II môn Địa lý 9 - Năm học 2020-2021

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau. (Mỗi đáp án đúng là 0,25 điểm)

Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ gồm có mấy tỉnh, thành phố:

A. 6. B. 7. C. 8. D.9.

Câu 2: Đông Nam Bộ có khí hậu:

A. Cận xích đạo. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ :

A. Cà phê. B. Cao su. C. Điều. D. Hồ tiêu.

Câu 4: Thành phố đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước:

A. Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Biên Hòa.

B. Bình Dương. D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 5: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:

A. Là trung tâm kinh tế phía Nam. C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.

B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng. D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.

 

doc 5 trang phuongnguyen 25/07/2022 6840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Địa lý 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì II môn Địa lý 9 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra cuối kì II môn Địa lý 9 - Năm học 2020-2021
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II.
Môn: Địa lý 9.
Năm học: 2020 - 2021
Thời gian: 45 phút. (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau. (Mỗi đáp án đúng là 0,25 điểm)
Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ gồm có mấy tỉnh, thành phố:
A. 6. 
B. 7.
C. 8. 
D.9.
Câu 2: Đông Nam Bộ có khí hậu: 
A. Cận xích đạo.
B. Cận nhiệt đới.
C. Nhiệt đới. 
D. Xích đạo.
Câu 3: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ :
A. Cà phê.
B. Cao su.
C. Điều. 
D. Hồ tiêu. 
Câu 4: Thành phố đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước:
A. Bà Rịa – Vũng Tàu. 
C. Biên Hòa. 	
B. Bình Dương.
D. Thành phố Hồ Chí Minh. 
Câu 5: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:
A. Là trung tâm kinh tế phía Nam.
C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.	
B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.
Câu 6: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế:
A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.
Câu 7: Nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Đồng đồng bằng sông Cửu Long:
A. Đất cát.
C. Đất phèn.
B. Đất mặn. 
D. Đất phù sa ngọt.
Câu 8: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long:
A. Cơ khí nông nghiệp
C. Điện tử, hóa chất
B. Chế biến lương thực, thực phẩm. 
D. Vật liệu xây dựng. 
Câu 9: Hoạt động khai thác hải sản ở nước ta còn bất hợp lí nào:
A. Chỉ khai thác ở vùng nội thuỷ.
B. Chỉ tập trung ở phía Nam, chưa khai thác nhiều ở phía Bắc.
C. Khai thác ở ven bờ cao gấp hai lần khả năng cho phép.
D. Số dân hoạt động khai thác quá ít.
Câu 10: Điều kiện thuận lợi nào để vận tải đường biển nước ta phát triển mạnh:
A. Đây là loại vận tải không phụ thuộc vào điều kiện địa hình.
B. Tất cả các vùng đều giáp biển.
C. Nằm gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
D. Phương tiện vận tải hàng hoá chủ yếu theo tuyến Bắc-Nam.
Cho bảng số liệu sau và trả lời câu 11, 12
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đồng bằng
sông Cửu Long
Cả nước
Mật độ dân số
Người/km2
407
233
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
%
1,4
1,4
Tỉ lệ hộ nghèo
%
10,2
13,3
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
342,1
295,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ
%
88,1
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
71,1
70,9
Tỉ lệ dân số thành thị
%
17,1
23,6
Câu 11: Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước:
 A. Mật độ dân số.
C. Thu nhập bình quân.
B. Tỷ lệ hộ nghèo.
D. Tuổi thọ trung bình
Câu 12: Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn bình quân chung cả nước:
A. Thu nhập bình quân.                       
D. Tuổi thọ trung bình.
B. Tỷ lệ hộ nghèo.
D. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (7,0 điểm) 
Câu 13: (3,0 điểm) 
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Bảng: Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, đổng bảng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn).
Sản lượng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
Cá biển khai thác
493,8
54,8
1189,6
Cá nuôi
283,9
110,9
486,4
 Tôm nuôi
142,9
7,3
186,2
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước. 
(cả nước =100%)
	b. Nhận xét chung về tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với đổng bảng sông Hồng và cả nước.
Câu 14: (3,0 điểm)
a. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
b. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo quê hương?
Câu 15: (1,0 điểm) 
Em hãy kể tên các đơn vị hành chính của tỉnh Sơn La hiện nay?
.Hết
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ II.
Môn: Địa lý 9.
Năm học: 2020- 2021
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm).
 (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
B
D
D
C
D
B
C
C
B
A
II.PHẦN TỰ LUẬN. (7,0 điểm).
Câu
Đáp án
Biểu điểm
13
a. * Xử lí đúng số liệu:
Sản lượng
ĐB sông Cửu Long
ĐB sông Hồng
Cả nước
Cá biển khai thác
41.5%
4.6%
100%
Cá nuôi
58.3%
22.8%
100%
Tôm nuôi
76.7%
3.9%
100%
* Vẽ biểu đồ: Học sinh xác định đúng dạng biều đồ: cột chồng, vẽ đúng tỉ lệ có tên biểu đồ, chú giải.
1
 1
b. Nhận xét: 
- Vùng ĐBSCL có sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản chiếm tỉ lệ lớn hơn so với vùng ĐBSH và các vùng khác trong cả nước năm 2002.
- Nguyên nhân: Vùng ĐBSCL nhờ có nguồn nước dồi dào từ mạng lưới kênh rạch, có 2 sông lớn, vùng biển ấm quanh năm ngư trường rộng lớn, lực lượng lao động dồi dào... là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản.
0,5
0,5
14
a. Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì:
- Nước ta có nhiều nguồn tài nguyên biển: nguồn lợi thủy sản, tài nguyên dầu khí, tài nguyên trong lòng biển, tài nguyên du lịch biển,.
- Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển tạo điều kiện cho các  ngành kinh tế khác phát triển, khai thác tốt tiềm năng  tài nguyên thiên nhiên nước ta, đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển làm thay đổi mạnh mẽ kinh tế của vùng.
0,75
0,75
0,5
b. Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo quê hương?
Một số gợi ý:
- Tuyên truyền về lợi ích của biển và phát động mọi người cùng chung tay bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển bằng hành động cụ thể như:
+ Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung ở quanh biển. 
+ Không săn bắt các loài động vật biển quý hiếm.
+ Không đánh bắt hải sản bằng các hình thức như điện, thuốc nổ khiến động vật biển bị tuyệt chủng.
+ ....
(Tùy theo cách viết của HS để cân đối điểm)
1
15
Các đơn vị hành chính của tỉnh Sơn La hiện nay gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có:
+ 1 thành phố Sơn La(trực thuộc tỉnh)
+ 11 Huyện: Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai.
1

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_dia_ly_9_nam_hoc_2020_2021.doc