Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. Câu tục ngữ nào nói lên phẩm chất trung thực?

A. Gọi dạ bảo vâng. C. Ăn ngay nói thẳng.

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Kính trên nhường dưới.

Câu 2. Hành vi nào không biểu hiện sự tôn sư trọng đạo?

A. Trật tự nghe cô giáo giảng bài. C. Ăn kẹo trong lúc thầy đang giảng bài.

B. Thăm lại thầy cô giáo cũ. D. Lễ phép chào khi gặp các thầy cô.

Câu 3. Tên vị anh hùng dân tộc Việt Nam đã khảng khái nói với quân thù khi bị dụ hàng “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” là:

A. Trần Bình Trọng. C. Trần Nguyên Đán.

B. Trần Hưng Đạo. D. Trần Nguyên Hãn.

 

docx 10 trang phuongnguyen 22/07/2022 6580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Đề số: 1
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Câu tục ngữ nào nói lên phẩm chất trung thực?
A. Gọi dạ bảo vâng.
C. Ăn ngay nói thẳng.
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
D. Kính trên nhường dưới.
Câu 2. Hành vi nào không biểu hiện sự tôn sư trọng đạo?
A. Trật tự nghe cô giáo giảng bài.
C. Ăn kẹo trong lúc thầy đang giảng bài.
B. Thăm lại thầy cô giáo cũ.
D. Lễ phép chào khi gặp các thầy cô.
Câu 3. Tên vị anh hùng dân tộc Việt Nam đã khảng khái nói với quân thù khi bị dụ hàng “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” là:
A. Trần Bình Trọng.
C. Trần Nguyên Đán.
B. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Nguyên Hãn.
Câu 4. Thái độ kính trọng, biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình được gọi là: 
A. tôn sư.
B. tôn ti.
C. tôn thờ.
D. tự trọng.
Câu 5. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
A. Không nói khuyết điểm của bản thân.
C. Nói dối bố mẹ khi bị điểm kém.
B. Xin lỗi bố mẹ khi mình làm sai.
D. Gặp người lớn Nam chào lễ phép.
Câu 6. Thái độ kiểu cách, khách sáo là biểu hiện của 
A. trung thực.
C. tự trọng.
B. không sống giản dị.
D. sống giản dị.
Câu 7. Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật?
A. Ăn có chừng, chơi có độ.
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
D. Ăn cần ở kiệm.
Câu 8. Câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
A. Trung thực.
C. Sống giản dị.
B. Đoàn kết.
D. Tôn trọng kỉ luật.
Câu 9. Sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống được gọi là
A. tương hỗ.
C. tương trợ.
B. tương thích.
D. tương đồng.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm.
B. Không quan tâm đến mọi người xung quanh.
C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
D. Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp hoạn nạn.
Phần II: Tự luận (6 điểm) 
Câu 1: (3 điểm) Tự trọng là gì? Vì sao mỗi người cần phải có lòng tự trọng? 
Câu 2: (3 điểm) Trên đường đến trường, Khang và các bạn gặp một bác khiếm thị đang bán hàng rong. Khi ấy, có một số thanh niên đi xe đạp trêu chọc bác. Họ cố tình va vào làm bác ngã lăn ra và rổ hàng bị tung tóe ra đường. Họ cười khanh khách và còn mắng bác bán hàng rong Thấy vậy, Khang và các bạn vội chạy đến đỡ bác dậy, nhặt gậy và hàng giúp bác, hỏi han và động viên bác.
Câu hỏi:
a. Em có suy nghĩ gì về hành động của đám thanh niên trên? Hành động đó thể hiện điều gì?
b. Hành động của Khang và các bạn thể hiện điều gì? Em học được điều gì từ hành động đó?
Đề số: 2
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ” nói về phẩm chất đạo đức nào?
A. Khoan dung.
C. Sống giản dị.
B. Tự trọng.
D. Tiết kiệm.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây không biểu hiện tôn sư trọng đạo?
A. Trật tự nghe cô giáo giảng bài.
C. Thăm lại thầy cô giáo cũ.
B. Ăn kẹo trong lúc thầy giáo giảng bài.
D. Lễ phép chào khi gặp các thầy cô.
Câu 3. Mặc dù nghèo khó nhưng ông Thanh vẫn cố vươn lên trong cuộc sống là biểu hiện của đức tính nào? 
A. Tiết kiệm.
C. Không trung thực.
B. Thiếu tự trọng.
D. Tự trọng.
Câu 4. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?
A. Cần phải trung thực với kẻ thù.
B. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên.
C. Có thể không nói đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật.
D. Phải trung thực với mọi người và với chính bản thân mình.
Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực?
A. Làm hộ bài cho bạn.	 
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
C. Nhận lỗi thay cho bạn. 	 
D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình. 
Câu 6. Thái độ kiểu cách, khách sáo là biểu hiện của 
A. trung thực.
C. tự trọng.
B. không sống giản dị.
D. tiết kiệm.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? 
A. Cho bạn chép bài kiểm tra.
C. Chép bài cho bạn khi bạn bị ốm.
B. Làm bài tập hộ bạn.
D. Chế giễu bạn.
Câu 8. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người?
A. Gió chiều nào xoay chiều ấy.
C. Lá lành đùm lá rách.
B. Lời nói, gói vàng.
D. Ăn chắc, mặc bền.
Câu 9. Hành vi nào thể hiện tính đạo đức, kỉ luật?
A. Quay cóp trong kì thi.
C. Đi học muộn.
B. Ăn mặc theo sở thích khi đến trường.
D. Tôn trọng bạn bè.
Câu 10. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về lòng tự trọng?
A. Tự trọng là giấu những điều mà mình không biết.
B. Tự trọng là coi thường người khác.
C. Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người.
D. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Tự trọng là gì? Vì sao mỗi người phải rèn luyện cho mình lòng tự trọng? 
Câu 2: (3 điểm) Anh trai của T đang học đại học trên thành phố. Anh phải thuê nhà trọ để ở và có khi đến 2 hoặc 3 tháng anh mới về thăm nhà. T rất thương anh và không muốn anh thiếu thốn, muốn anh được đầy đủ cho bằng bạn bè nên T thường lấy trộm tiền của bố mẹ đưa cho anh mỗi khi anh về thăm nhà.
 Em có đồng tình với cách làm của T không? Vì sao?
MÃ ĐỀ 1
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học 2021 – 2022
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 7
 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
A
A
B
B
A
A
C
C
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 
Đáp án 
Điểm
1
(3 điểm)
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Con người đều phải có lòng tự trọng vì:
+ Giúp con người có nghị lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người.
+ Mọi người đối xử với nhau có văn hóa, tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gđ, xã hội.
1,5
0,5
0,5
0,5
2
(3 điểm)
a. Hành động của đám thanh niên là sai, đáng lên án và bị trừng phạt.
- Hành động đó thể hiện vô đạo đức, không có lòng yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.
b. Hành động của Trung và các bạn thể hiện lòng yêu thương con người.
- Hành động của các bạn rất đáng khâm phục, ủng hộ, là tấm gương để các bạn khác noi theo
1.0
0.5
1.0
0.5
MÃ ĐỀ 2
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học 2021 – 2022
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 7
 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
B
D
D
B
B
C
C
D
D
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 
Đáp án 
Điểm
1
(3 điểm)
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Con người đều phải có lòng tự trọng vì:
+ Giúp con người có nghị lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người.
+ Mọi người đối xử với nhau có văn hóa, tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gđ, xã hội.
1,5
0,5
0,5
0,5
3
(3 điểm)
- Không đồng tình với việc làm của T vì:
+ Việc làm của T không phải là thương anh trai mà chính là hại anh.
+ Anh của T khi có nhiều tiền có thể sẽ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo sa đà vào việc ăn chơi, đua đòi, hư hỏng, bỏ bê việc học thậm chí còn sa vào các tệ nạn xã hội.
+ Hơn nữa, nếu bố mẹ biết T lấy trộm tiền đưa cho anh bố mẹ sẽ rất buồn.
+ T nên thành thật nhận lỗi với bố mẹ và hứ từ giờ sẽ không tái phạm nữa.
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn GDCD 7
Năm học 2021 - 2022
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết - 4đ
Thông hiểu - 3đ
Vận dụng - 3đ
Tổng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Chủ đề 1.
Quan hệ với bản thân.
Trình bày được biểu hiện của chủ đề.
Giải thích được ý nghĩa của chủ đề.
5
2,0
1
3,0
5
2,0
0,5
2,0
0,5
1,0
Chủ đề 2.
Quan hệ với người khác.
Hiểu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của chủ đề.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
4
1,6
1
3,0
4
1,6
1
3,0
Chủ đề 3.
Quan hệ với công việc. 
Hiểu được biểu hiện của chủ đề.
1
0,4
1
0,4
Tổng
5
2,0
0,5
2,0
5
2,0
0,5
1,0
1
3,0
10
4,0
2
6,0
20%
20%
20%
10%
30%
40 %
60%

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.docx