Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

B. Ông Đỉnh bỏ qua một số trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới vì mối quan hệ quen biết.

C. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc.

D. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

Câu 8: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

A. một bên phải có lợi.

B. bình đẳng cùng có lợi.

C. phần đóng góp phải bằng nhau.

D. tự nguyện và chấp nhận thua thiệt.

 

docx 10 trang phuongnguyen 22/07/2022 6200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Đề số: 1
Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Hành vi nào sao đây có tính tự chủ?
A. Biết điều chỉnh hành vi của mình trong mọi tình huống.
B. Nóng nảy khi gặp những việc không vừa ý.
C. Hoang mang sợ hãi trước khó khăn.
D. Thiếu cân nhắc, chín chắn.
Câu 2: Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?
A. Chí công vô tư đem lại lợi ích cá nhân.
C. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể.
B. Chí công vô tư làm cho ta sống ích kỉ.
D. Chí công vô tư chỉ thiệt lợi ích của mình.
Câu 3: Cầu Bính- Hải phòng là công trình hợp tác giữa Việt Nam với quốc gia nào? 
A. Ô-xtrây-li-a.
B. Mĩ.
C. Pháp.
D. Nhật Bản.
Câu 4: Câu nói của Bác Hồ “Phải để công việc, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” là nói về nội dung nào sau đây ?
A. Pháp luật và kỉ luật. 
C. Tôn trọng lẽ phải. 
B. Chí công vô tư. 
D. Tôn trọng người khác. 
Câu 5: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về
A. tình hữu nghị giữa các dân tộc.
C. quan hệ láng giềng.
B. quan hệ phụ thuộc. 
D. quan hệ đồng minh chiến lược.
Câu 6: Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Vì để khỏi bị lạc hậu.
 C. Vì đó là tài sản vô giá của dân tộc.
B. Vì đó là tài sản của mỗi người.
 D. Vì đó là quá khứ.
Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.
B. Ông Đỉnh bỏ qua một số trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới vì mối quan hệ quen biết.
C. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc.
D. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.
Câu 8: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. một bên phải có lợi.
B. bình đẳng cùng có lợi.
C. phần đóng góp phải bằng nhau.
D. tự nguyện và chấp nhận thua thiệt.
Câu 9: Những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, dịch bệnh, bùng nổ dân số...chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi 
A. có sự hợp tác quốc tế.
B. con người ý thức được về chúng. 
C. con người có đủ phương tiện cần thiết.
D. tự mình giải quyết.
Câu 10: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là
A. liên kết kinh tế với các nước trên thế giới.
B. liên kết giáo dục với các nước láng giềng.
C. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
D. mối quan hệ phụ thuộc của nước nhỏ với nước lớn.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Nóng nảy, vội vàng trong mọi hành động, lời nói.
B. Luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng.
C. Chỉ nhìn ngoại hình để đánh giá người khác.
D. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc.
Câu 12: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách ” thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống cần cù. 
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống yêu thương con người. 
D. Truyền thống hiếu học.
Câu 13: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về chí công vô tư?
A. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư.
B. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
C. Học sinh còn nhỏ không cần phải rèn chí công vô tư.
D. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. 
Câu 14: Câu tục ngữ '' Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống gì của dân tộc?
A. Nhân nghĩa. 
B. Lao động. 
C. Yêu nước. 
D. Đoàn kết. 
Câu 15: Biểu hiện nào sau đây thể hiển tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Bao vây, cấm vận một nước khác.
B. Đem quân tấn công, lật đổ chính phủ ở nước khác.
C. Ủng hộ nước khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
D. Viện trợ và cung cấp vũ khí để nước này tấn công nước khác.
Phần II: Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao con người cần phải biết tự chủ? 
Câu 2: (3 điểm) Hiện nay, một số bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân caHãy nêu suy nghĩ của em về biểu hiện đó? Tuổi trẻ cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc?
Năm học 2021 - 2022
Thời gian làm bài: 45 phút 
(không kể thời gian giao đề)
Đề số: 2
Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Câu tục ngữ “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi” thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống hiếu học. 
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống nhân đạo. 
D. Truyền thống yêu nước. 
Câu 2: Luận điểm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nói về
A. dân chủ.
B. tự chủ.
C. tự quản.
D. nhân dân.
Câu 3: Câu tục ngữ '' Lá lành đùm lá rách” nói đến truyền thống gì của dân tộc?
A. Yêu nước
B. Lao động. 
C. Hiếu học. 
D. Nhân ái. 
Câu 4: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào thể hiện
A. quan hệ đồng minh chiến lược.
C. quan hệ láng giềng.
B. tình cảm thủy chung, găn bó. 
D. tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Câu 5: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện chí công vô tư?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Cầm cân nảy mực.
B. Uống nước nhớ nguồn.
D. Nước có vua, chùa có bụt.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiển tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Bao vây, cấm vận một nước khác.
B. Đem quân tấn công, lật đổ chính phủ ở nước khác.
C. Ủng hộ nước khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
D. Viện trợ và cung cấp vũ khí để nước này tấn công nước khác.
Câu 7: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật?
A. Nước có vua, chùa có bụt.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Đói tự do hơn no luồn cúi. 
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 8: Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện ở Hải phòng là công trình hợp tác giữa Việt Nam với quốc gia nào? 
A. Nhật Bản.
B. Mĩ.
C. Pháp.
D. Ô-xtrây-li-a.
Câu 9: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là cổ hủ, lạc hậu. 
B. Không có truyền thống mỗi cá nhân vẫn phát triển.
C. Trong thời đại mở cửa, truyền thống không còn quan trọng.
D. Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá cần giữ gìn và phát huy.
Câu 10: Việc làm nào sâu đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Giúp đỡ khách nước ngoài.
C. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt.
B. Giao lưu học sinh quốc tế.
D. Trêu chọc người nước ngoài.
Câu 11: Hành vi nào sau đây của anh A thể hiện tính tự chủ? 
A. Chỉ nhìn ngoại hình để đánh giá người khác.
B. Luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng.
C. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc.
D. Nóng nảy, vội vàng trong mọi hành động, lời nói.
Câu 12: Câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” thể hiện đức tính gì?
A. Dân chủ.
B. Chí công vô tư.
C. Tự chủ.
D. Kỉ luật.
Câu 13: Việc làm nào sau đây thể hiện Việt Nam hợp tác với quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường?
A. Việt Nam chú trọng công tác bảo vệ rừng.
B. Việt Nam tham gia Hội thảo với các nước trong khu vực tìm ra những biện pháp bảo vệ rừng. 
C. Việt Nam mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế. 
D. Việt Nam có nhiều chính sách thu hút sự đầu tư của nước ngoài.
Câu 14: Những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, dịch bệnh, bùng nổ dân số...chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi 
A. con người ý thức được về chúng.
B. có sự hợp tác quốc tế.
C. con người có đủ phương tiện cần thiết.
D. tự mình giải quyết.
Câu 15: Câu nói của Bác Hồ “Phải để công việc, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” là nói về nội dung nào sau đây ?
A. Pháp luật và kỉ luật. 
C. Tôn trọng lẽ phải. 
B. Chí công vô tư.
D. Tôn trọng người khác. 
Phần II: Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Để rèn luyện phẩm chất tự chủ mỗi chúng ta cần làm gì?
Câu 2: (3 điểm) Cho tình huống sau:
Khi học xong bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”, bạn Hoa cho rằng: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm, ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa”.
Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không? Vì sao? 
MÃ ĐỀ 1
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học 2021 – 2022
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
I. Trắc nghiệm (6 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
D
B
A
C
D
B
A
C
D
B
B
C
C
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 
Đáp án 
Điểm
1
(1 điểm)
Vì tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi người:
- Giúp con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa.
- Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ của cuộc sống.
1,0
2
(3 điểm)
- Đó là biểu hiện không đúng, vì nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưa chuộng, ca ngợi như: dân ca quan họ Bắc Ninh, ca Trù... được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 
- Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó.
- Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc giới trẻ cần tự hào, trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi.
1.0
1.0
1,0
MÃ ĐỀ 2
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học 2021 – 2022
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
I. Trắc nghiệm (6 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
A
D
D
C
C
A
A
D
D
C
C
B
B
B
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 
Đáp án 
Điểm
1
(1 điểm)
- Cách rèn luyện tính tự chủ: 
+ Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động, bình tĩnh, ôn hòa, lễ độ, xem xét thái độ, lời nói hành động của mình đúng hay sai, xa lánh cám dỗ.
+ Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, hành vi của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
1,0
2
(3 điểm)
- Không đồng ý với ý kiến của Hoa. 
- Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc. 
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống lâu đời, tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống: đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật. 
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. 
- Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Mỗi quốc gia dân tộc dù phát triển đến trình độ nào cũng phái có bản sắc riêng, bản sắc đựơc tạo nên từ truyền thống văn hoá tốt đẹp.
- Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0.5
0,5
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ I
Môn GDCD 9
Năm học 2021- 2022
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết - 4đ
Thông hiểu - 3đ
Vận dụng - 3đ
Tổng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Chủ đề 1.
Quan hệ với bản thân
Trình bày được biểu hiện của chủ đề.
Giải thích được ý nghĩa của chủ đề.
2
0,8
1
1,0
2
0,8
1
1,0
Chủ đề 2.
Quan hệ với công việc
Hiểu được biểu hiện, ý nghĩa của chủ đề.
4
1,6
4
1,6
Chủ đề 3.
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại
Trình bày được những biểu hiện của chủ đề.
Hiểu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của chủ đề.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
9
3,6
1
3,0
8
3,2
1
0,4
1
3,0
Tổng
10
4,0
5
2,0
1
1,0
1
3,0
15
6,0
2
4,0
40%
20%
10%
30%
60 %
40%

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.docx