Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

ĐỀ BÀI

I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc. chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

 (Trích Cái giá của khẩu trang, báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc. chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” thuộc kiểu câu gì?

 

docx 6 trang phuongnguyen 24100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
UBND HUYỆN VIỆT YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
 (Trích Cái giá của khẩu trang, báo vnexpressnet, 5/2/2020)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” thuộc kiểu câu gì? 
Câu 3. Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?
Câu 4. Tại sao lối sống vui vẻ, lạc quan lại giúp hệ miễn dịch rất nhiều?
Câu 5. Từ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế, em có suy nghĩ gì về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19? (Viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu) 
II. LÀM VĂN (6,0 điểm) 
Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
------------------------- Hết -------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO VIỆT YÊN
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Năm học 2020 – 2021
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
----------------
Phần
Câu/ý
Nội dung
Điểm
I
(Đọc
hiểu)
4,0
1
- Mức tối đa: Hs chỉ ra được phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
0,5
0
2
- Mức tối đa: - Xét kiểu câu theo phân chia mục đích nói, câu:“Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” thuộc kiểu câu trần thuật.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. 
1,0
0
3
- Mức tối đa: Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh cần: 
- Ăn uống đủ chất, đủ vitamin.
- Tập luyện thể thao. 
- Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
- Mức chưa tối đa: Hs trả lời được dưới 3 ý
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
0,75
0,5
0
4
- Mức tối đa : Hs giải thích được các ý sau:
Lối sống vui vẻ, lạc quan lại giúp hệ miễn dịch rất nhiều vì:
- Loại bỏ được căng thẳng.
- Cải thiện sức khỏe thể chất.
- Khi lạc quan hệ miễn dịch tế bào mạnh hơn giúp ngăn chăn vi rút, vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
- Mức chưa tối đa: Hs trả lời được dưới 3 ý
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
0,75
0,5
0
5
- Mức tối đa :HS viết một đoạn văn đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19.
- Tương thân tương ái: là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau.
- Biểu hiện: Yêu thương, đùm bọc, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt trong đợt dịch bệnh Covid 19.
- Phát huy bản sắc tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ của ông cha ta từ xưa đến nay. (dẫn chứng)
- Khi quan tâm giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc bởi vì mình đã chia sẻ giúp họ vượt qua được khó khăn.
- Một số người thờ ơ, vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân. 
- Có những người ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
- Cần nhận thức đúng đắn về tinh thần tương thân tương ái và phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Mức chưa tối đa: Hs trình bày chưa đầy đủ, mắc các lỗi về hình thức và diễn đạt.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
1,0
0,25-0,75
0
II
(Làm văn)
Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
6,0
a
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 
- Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận.
0,25
b
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó: Thể hiện tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ, thiếu thốn.
0,25
c
Triển khai vấn đề nghị luận:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
+ Tác giả: Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc.
+ Nêu nội dung khái quát của bài thơ: Bài thơ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Người thể hiện tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ, thiếu thốn.
- Nêu cảm nhận chung về bài thơ: Bài thơ đã làm sống lại hình ảnh Bác Hồ với những phẩm chất cao đẹp và đáng trân trọng.
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác vào tháng 2 - 1941, khi đó Bác Hồ đã trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. 
b. Cảm nhận về bài thơ:
* Hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, khó khăncủa Bác ở Pác Bó: 
(Trích hai câu thơ đầu).
+ Chỉ hai câu thơ rất ngắn gọn, gồm có mười bốn chữ cái nhưng nhà thơ đã gợi mở ra một không gian, thời gian sống, làm việc rất cụ thể, rõ ràng: nơi ở trong hang núi, nơi làm việc thì bên bờ suối và thức ăn là cháo bẹ, rau măng. Cách ngắt nhịp 4/3 thường thấy của thể thơ tứ tuyệt, kết hợp với lời thơ cân đối (sáng – tối, ra – vào, ra suối – vào hang) đã cho thấy một nếp sống sinh hoạt và làm việc rất đều đặn, trở thành một thòi quen trong một hoàn cảnh đặc biệt của Bác: "Cháo bẹ" (cháo ngô), rau măng (măng nứa, măng tre, măng rừng) thật đạm bạc, đều là những thức ăn đơn sơ có sẵn của thiên nhiên núi rừng. Nhưng Bác không hề cảm thấy khắc khổ mà ngược lại thấy rất thoải mái, ung dung: "vẫn sẵn sàng". Từ "vẫn" đã cho thấy sự tương phản hoàn toàn giữa một bên là sự thiếu thốn về vật chất với một bên là tinh thần thanh thản, lạc quan trước hoàn cảnh đó. 
+ Ta đọc ở đây một nụ cười kín đáo hồn nhiên rất giản dị, chân thành, khiến người đọc có cảm giác như Bác đang bằng lòng, thich thú và vui sướng với cuộc sống như vậy. Đó là một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, với chốn lâm tuyền của núi rừng bí ẩn. 
* Tuy nhiên, dù Bác có hòa mình với vũ trụ, với thiên nhiên thì vẫn hiện lên tư thế của một người chiến sĩ cộng sản yêu nước, thương dân: 
(Trích hai câu thơ cuối).
+ "Bàn đá chông chênh" vừa là chiếc bàn của thiên nhiên rừng núi, lại vừa là chiếc bàn của lòng người. Bác đã biến phiến đá thông thường của tự nhiên làm thành chiếc bàn kê thật giản dị, đơn sơ cạnh một công việc lớn lao cao cả: "dịch sử Đảng". Chiếc bàn đá chông chênh kia thực chất là hình ảnh ẩn dụ để chỉ "tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn..." (Chế Lan Viên). 
+ Câu thơ đã dựng lên hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong một tư thế uy nghi, sừng sững, thật lớn lao trong một không gian rừng núi yên tĩnh. Và Bác hiện lên như một ông tiên giáng trần đang đọc sách và thưởng ngoạn cảnh núi non lâm tuyền ở Pác Pó.
+ Khép lại bài thơ, lời thơ thẳng thắn, nhẹ nhàng, chất chứa một nụ cười lạc quan: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Chỉ cần nhắc tới hai tiếng "cách mạng" thôi là chúng ta đã cảm thấy sự hiểm nguy, vất vả và gian khó như thế nào. Vậy mà Bác lại cảm thấy việc làm đó "thật là sang". Phải chăng cái "sang" mà Bác nói tới ở đây là vì giờ đây Bác đang được sống với thiên nhiên núi rừng Pác Pó, nơi quê hương Việt Nam yêu dấu mà suốt cả cuộc đời Người muốn đấu tranh để bảo vệ nó, và cao hơn, cái "sang" của công việc làm cách mạng đó là ý nghĩa, mục đích tôn chỉ cao đẹp mà Bác làm là: cứu dân, cứu nước, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Bởi cả cuộc đời Bác đều dành trọn cho cách mạng vì nước, vì non. 
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt, có sự kết hợp giữa chất cổ điển và tinh thần hiện đại, giọng điệu dí dỏm, vui tươi, ngôn từ dễ hiểu, giản dị, hình ảnh đời thường mộc mạc... tất cả đã làm nên thành công của tác phẩm. 
- Khẳng định giá trị nội dung của bài thơ: Khép lại trang thơ, người đọc thấy được một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi, phi thường vượt lên trên gian khó và luôn mang trong mình trái tim nhân hậu, bao dung: yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc ở Hồ Chí Minh.
- Liên hệ, mở rộng: Chính bởi lẽ đó mà mỗi người con đất Việt cần luôn thể hiện lòng kính yêu và biết ơn vị cha già của dân tộc.
0.5
0,5
1,75
1,75
0.5
d
Chính tả, dùng từ, đặt câu:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
0,25
e
Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; sáng tạo trong suy nghĩ, diễn đạt giàu chất văn.
0,25
Tổng điểm toàn bài:
10,0
*Lưu ý khi chấm bài: 
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; linh hoạt trong việc vận dụng đáp án; tùy theo mức độ mắc lỗi về nội dung và hình thức của học sinh mà trừ điểm từng phần cho phù hợp.
- Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
- Khuyến khích các bài làm có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021_c.docx