Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.”

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (2,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm có trong đoạn trích.(2,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích. Gọi tên trường từ vựng đó và nêu tác dụng của nó.(1,0 điểm)

 

docx 4 trang phuongnguyen 22/07/2022 23940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021
 PHÒNG GD & ĐT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ
TRƯỜNG Năm học 2020-2021
 Thời gian: 90 phút
	 Môn: Ngữ văn 8 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Thấp
Cao
Văn bản:
Lão Hạc 
Tên tác phẩm, tác giả, phương thức biểu đạt chính.
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Tiếng Việt: 
Trường từ vựng
Chỉ ra trường từ vựng, gọi tên, nêu tác dụng của trường từ vựng đó.
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Tập làm văn:
Văn tự sự
Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Văn tự sự
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ:70%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 2 
Số điểm:7
Tỉ lệ: 70
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ : 100%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
 PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ
TRƯỜNG Năm học 2020-2021
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.”
Câu 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (2,0 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm có trong đoạn trích.(2,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích. Gọi tên trường từ vựng đó và nêu tác dụng của nó.(1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN
Câu 4 (5,0 điểm): 
Kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Hết
 PHÒNG GD & ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ
TRƯỜNG Năm học 2020-2021
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 phút
I.HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Điểm chấm từng phần được chia nhỏ nhất đến 0, 5 điểm.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của từng phần và làm tròn theo qui định.
- Học sinh có cách trình bày khác nhưng đảm bảo yêu cầu đề ra thì cho điểm tương ứng với biểu điểm đã cho.
- Giáo viên cần linh hoạt dựa vào bài làm của học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
II.ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Đoạn trích thuộc văn bản Lão Hạc.(0,5 điểm)
- Tác giả: Nam Cao.(0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (1,0 điểm)
2
2
- Yếu tố miêu tả: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước. (0,5 điểm)
- Yếu tố biểu cảm: tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc, tôi không xót xa, tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.(0,5 điểm)
- Tác dụng: giúp lời kể trở nên sinh động, sâu sắc(1,0 điểm)
2
3
- Trường từ vựng tâm trạng: vui vẻ, muốn òa khóc, xót xa, ái ngại.
HS có thể chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng khác, miễn là hợp lí.(0,5 điểm)
- Tác dụng: giúp người đọc thấy rõ được tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó và sự cảm thương của ông giáo với lão Hạc.(0,5 điểm)
1
4
 Bài viết có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
a. Về hình thức:  
- HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Biết chọn ngôi kể phù hợp.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.
b. Về nội dung: 
Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu người bạn của mình là ai?
- Khái quát kỉ niệm khiến mình xúc động là gì?
2. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động.
- Kỉ niệm xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh nào? Kỉ niệm xảy ra với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
3. Kết bài:
- Suy nghĩ của em về kỉ niệm.
6
- Điểm 5: Bài viết đầy đủ các yêu cầu theo đáp án, phương pháp làm bài tốt, bố cục đầy đủ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo yêu cầu của đề ra, viết đúng kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Điểm 4: Bài viết đáp ứng các yêu cầu theo đáp án, phương pháp làm bài khá, bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, sai sót nhỏ về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 3: Bài viết có hiểu đề đáp ứng được 2/3 nội dung theo đáp án, lời văn chưa thật trôi chảy còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu không quá 10 lỗi. 
- Điểm 2: Bố cục chưa rõ ràng, sắp xếp các ý còn lộn xộn, diễn đạt còn vụng về, lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1: Sắp xếp các ý còn lộn xộn, trình bày cẩu thả, chưa làm rõ trọng tâm, mắc nặng về lỗi chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
* Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt tùy vào đối tượng học sinh để chấm điểm cho phù hợp.
 Duyệt của tổ chuyên môn	 Người ra đề
Duyệt của chuyên môn nhà trường

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021.docx