Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

VI. ĐỀ RA

Câu 1( 1đ ): Trình bày cấu tạo của trùng roi xanh?

Câu 2( 1đ ): Sự sinh sản mọc chồi ở thủy tức và san hô có gì khác nhau?

Câu 3( 3đ ). a, Giun sán kí sinh gây hại gì cho người và vật nuôi?

 b, Cách đề phòng bệnh giun sán?

Câu 4( 2đ ): a, Tại sao trong nhiều ao nhân tạo sau một thời gian lại xuất hiện Trai tự nhiên?

 b, Ý nghĩa sinh học của đào lỗ đẻ trứng ở Ốc Sên?

Câu 5( 3đ ) a, Đặc điểm chung của ngành chân khớp?

 b, Lớp vỏ ki tin giàu can xi và sắc tố của Tôm có ý nghĩa gì?

 

doc 3 trang phuongnguyen 20/07/2022 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)
 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2021 - 2022
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: 
- Đánh giá kết quả học tập của HS ở học kỳ I
- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học kỳ II
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá. 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm tra, thi cử.
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
 - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đề kiểm tra
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Tự luận 100%
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS
 2. Phát đề
V. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TỔNG
Chủ đề 1:
NGÀNH ĐVNS
- Nêu được cấu tạo 1 đại diện của ĐVNS 
Số câu: 1 
Số điểm: 1= 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Chủ đề 2:
NGÀNH RUỘT KHOANG
Phân biệt được sự sinh sản ở san hô và thủy tức
Số câu: 1 
Số điểm: 1= 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Chủ đề :
CÁC NGÀNH GIUN
Trình bày được tác hại của giun sán dối với vật người và vật nuôi
Số câu: 2 
Số điểm: 3 = 30%
Số câu: 2
Số điểm: 3
Chủ đề 1:
NGÀNH THÂN MỀM
Giải thích ý nghĩa một số tập tính của ốc sên, mực
Việc làm sạch MT nước ở trai, sự xuất hiện trai trong ao nhân tạo
Số câu: 2 
Số điểm: 2= 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 1 
Chủ đề 2:
NGÀNH CHÂN KHỚP
( 8 Tiết )
Đặc điểm chung của sâu bọ, chân khớp
Ý nghĩa của vỏ Tôm, nghề nuôi Tôm
Số câu: 2 
Số điểm: 3 = 30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm:1
Tổng:
Số câu: 2
Số điểm: 3
= 30%
Số câu: 2
Số điểm: 2
= 20%
Số câu: 3
Số điểm: 4
= 40%
Số câu: 1
Số điểm: 1 = 10%
Số câu: 10
Số điểm: 10
VI. ĐỀ RA
Câu 1( 1đ ): Trình bày cấu tạo của trùng roi xanh?
Câu 2( 1đ ): Sự sinh sản mọc chồi ở thủy tức và san hô có gì khác nhau? 
Câu 3( 3đ ). a, Giun sán kí sinh gây hại gì cho người và vật nuôi? 
 b, Cách đề phòng bệnh giun sán?
Câu 4( 2đ ): a, Tại sao trong nhiều ao nhân tạo sau một thời gian lại xuất hiện Trai tự nhiên? 
 b, Ý nghĩa sinh học của đào lỗ đẻ trứng ở Ốc Sên? 
Câu 5( 3đ ) a, Đặc điểm chung của ngành chân khớp?
 b, Lớp vỏ ki tin giàu can xi và sắc tố của Tôm có ý nghĩa gì?
VII. HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1(3đ)
- Cơ thể chỉ 1 tế bào (0,05 mm), hình thoi, có roi, điểm mắt, hạt diệp lục, roi.
1.0đ
2(3đ)
Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Ở san hô, chồi dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn.
1.0đ
3(3đ)
a. Giun sán kí sinh trong nội quan của người và vật nuôi chung tranh dành lấy thức ăn hoặc hút hết các chất dinh dưỡng và tiết chất độc vào máu gây cho người bị mắc giun sán gầy ốm xanh xao , mất ngũ vật nuôi bị gầy rộc năng suất thấp. 
b. Để đề phòng cần kiểm dịch thực phẩm , giữ vệ sinh ăn uống không ăn rau sống khi chưa rữa sạch
2,0đ
1.0đ
4(3đ)
b, Trong nhiều ao nhân tạo sau một thời gian lại xuất hiện Trai tự nhiên vì: Ấu trùng Trai thường bám vào mang và da cá, nên được cá phát tán nòi giống vào ao nhân tạo.
c, Ý nghĩa sinh học của đào lỗ đẻ trứng ở Ốc Sên: Để được bảo vệ trứng tránh khỏi tác nhân gây hại, nhằm duy trì nòi giống.
1.0đ
1.0đ
5(2đ)
a. Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
- Bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
b. Lớp vỏ ki tin giàu can xi và sắc tố của Tôm có ý nghĩa:
- Vỏ kitin giàu can xi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. 
- Nhờ sắc tố cơ thể Tôm có thể biến đổi màu sắc theo MT để lẫn tránh kẻ thù.
0.75đ
0.75đ
0.75đ
0.5đ
0.5đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_de.doc