Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (2 điểm)

a. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta ? Nêu giá trị của sông ngòi ?

b. Thực trạng môi trường sông ngòi nước ta hiện nay như thế nào ? Chúng ta cần phải làm gì ?

Câu 2: (3điểm )

a. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu trên biển ?

b. Muốn khai thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3: (2điểm ) Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ?

Câu 4: ( 3 điểm) Tại sao nói “đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam ’’ ?

 

doc 4 trang phuongnguyen 22360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS . 	 Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc
MA TRẬN ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn kiểm tra: Địa lí
Lớp: 8 Hệ: THCS
Thời gian: 45 Phút (Không tính thời gian giao đề)
Ma trận đề
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Cộng
Định hướng phát triển năng lực học sinh
1. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- Trình bày được đặc điểm và giá trị sông ngòi.
- Liên hệ thực trạng và những việc làm bảo vệ sông ngòi.
- Năng lực ghi nhớ, liên hệ thực tế
Số câu
1/2
1/2
1
Số điểm 
1
1
2
Tỉ lệ %
10
10
20
2. Vùng biển Việt Nam
- Giải thích được vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa thông qua các yếu tố khí hậu trên biển.
- Liên hệ thực tế việc khai thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam.
- Năng lực ghi nhớ, nhận biết
Số câu
1/2
1/2
1
Số điểm 
2
1
3
Tỉ lệ %
20
10
30
3. Đặc điểm chung về địa hình Việt Nam
- Trình bày được đặc điểm địa hình Việt Nam.
- Giải thích được ‘‘đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam ’’.
- Năng lực nhận biết, ghi nhớ
Số câu
1
1
2
Số điểm 
2
3
5
Tỉ lệ %
20
30
50
Số câu
1/2 + 1
1 
1/2 + 1/2
1/2
4
Tổng điểm
3
3
3
1
10
T ỉ lệ%
30%
30%
 30%
 10%
100
PHÒNG GIÁO DỤC 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS 	 Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn kiểm tra: Địa lí
Lớp: 8 Hệ: THCS
Thời gian: 45 Phút (Không tính thời gian giao đề) 
(Học sinh không phải chép đề vào giấy kiểm tra)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (2 điểm)	
a. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta ? Nêu giá trị của sông ngòi ?
b. Thực trạng môi trường sông ngòi nước ta hiện nay như thế nào ? Chúng ta cần phải làm gì ?
Câu 2: (3điểm )
a. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu trên biển ?
b. Muốn khai thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3: (2điểm ) Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ?
Câu 4: ( 3 điểm) Tại sao nói “đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam ’’ ? 
--------------------HẾT--------------------
PHÒNG GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ..	 Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
HƯỚNG DẪN CHẤM 
(Hướng dẫn chấm có .. trang)
1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Câu 1 :
a/ Đặc điểm chung của sông ngòi nuớc ta :
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chủ yếu sông nhỏ, ngắn dốc, nhiều nước, nhiều phù sa.
+ Chảy theo hai hướng chính đó là TB – ĐN và vòng cung.
+ Chế độ nước của sông ngòi có hai mùa rõ rệt mùa lũ và mùa cạn. Hàm lượng phù sa lớn
* Giá trị sông ngòi: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, giao thông, du lịch, bồi đắp phù sa cho các đồng bằng, khai thác khoáng sản
b/ Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng bởi rác thải và các hoá chất độc hại từ các khu dân cư, các độ thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lý đã thải ngay vào sông hồ. 	
Chúng ta cần phải: 
+ Tích cực phòng chống lũ lụt.
+ Bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi. 
+ Không thải các chất bẩn xuống sông, hồ. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2:
a. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 230C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
- Chế độ mưa: lương mưa trên biểu đạt 1100 – 1300 mm/năm.
b. Muốn khai thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam:
Khai thác hợp lý thuỷ hải sản.
Hạn chế tình trạng tràn dầu.
Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển.
0,75
0,75
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 3 : Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam :
- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Hướng nghiêng chủ yếu là TB - ĐN.
- Hai hướng chủ yếu của địa hình TB – ĐN và vòng cung.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
0,5
0,5
0,25
0,25
 0,5
Câu 4 : Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì :
- Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 
- Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. 
- Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m.
- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài 1400 Km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. 
- Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long trong Vịnh Bắc Bộ.
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
Hết

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_de.doc