Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)

IV- ĐỀ KIỂM TRA:

 Câu 1: (2,0 điểm)

 Những hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật? Căn cứ vào đâu để ta nhận biết đó là những hành vi vi phạm pháp luật?

Câu 2: (2,0 điểm)

Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?

Câu 3: (2,0 điểm)

Phân biệt sự khác nhau giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Liên hệ bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật?

Câu 4: (4,0 điểm)

Bài tập tình huống:

Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.

 

doc 5 trang phuongnguyen 23881
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)
PHÒNG GD &ĐT THÀNH PHỐ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: GDCD - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I- MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
	- Trình bày được một số điều kiện cơ bản để được kết hôn, hiểu được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
	- Nêu được các hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào tình huống để xác định hành vi vi phạm pháp luật. 
	- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc. 
- Phân biệt sự khác nhau giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Liên hệ bản thân và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật. 
2. Về thái độ:
 	- Rèn luyện kĩ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.
 	- Hình thành lòng tin và ý chí quyết tâm để đạt kết quả cao trong học tập.
3. Về kĩ năng:
 	Phát triển năng lực nhận thức của học sinh thông qua giải quyết các câu hỏi, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống.
II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Tự luận 100%
III- MA TRẬN ĐỀ:
Nội dung /Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng điểm
1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Nêu được các hành vi đúng sai trong tình huống.Trình bày được một số điều kiện để được kết hôn
Qua tình huống hiểu được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
3
30%
0,5
1
10%
1
4
40%
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Hiểu được hành vi vi phạm pháp luật 
Căn cứ vào đâu để nhận biết đó là hành vi vi phạm pháp luật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
1
10%
0,5
1
10%
1
2
20%
3. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
Nêu được khái niệm bảo vệ Tổ quốc
Hiểu được vì sao phải bảo vệ Tổ quốc
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
1
10%
0,5
1
10%
1
2
20%
4. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Phân biệt sự khác nhau giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, liên hệ bản thân và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20%
1
2
20%
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ:
1,5
4
40%
1,5
3
30%
0,5
2
20%
0,5
1
10%
4
10
100%
IV- ĐỀ KIỂM TRA:
	Câu 1: (2,0 điểm)
	Những hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật? Căn cứ vào đâu để ta nhận biết đó là những hành vi vi phạm pháp luật?
Câu 2: (2,0 điểm) 
Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
Câu 3: (2,0 điểm) 
Phân biệt sự khác nhau giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Liên hệ bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? 
Câu 4: (4,0 điểm) 
Bài tập tình huống: 
Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.
Hỏi:
a) Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao?
b) Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không? Vì sao?
c) Để được kết hôn, cần có những điều kiện nào?
IV- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0 đ)
*Những hành vi được coi là vi phạm pháp luật: 
Cướp của, giết người, tham ô, ăn cắp, buôn lậu... là hành vi vi phạm pháp luật.
*Căn cứ vào đâu để ta nhận biết đó là những hành vi vi phạm pháp luật:
- Phải là hành vi cụ thể.
- Hành vi đó trái với qui định của pháp luật.
- Người thực hiện hành vi đó do có lỗi (cố ý).
- Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2,0 đ)
* Bảo vệ Tổ quốc: Là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
*Vì sao phải bảo vệ tổ quốc: 
- Non sông đất nước đất nước Việt Nam là do cha ông chúng ta hàng nghìn năm xây đắp.
- Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vẫn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại.
- Vì vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. 
1,0
0,25
0,25
0,5
3
(2,0 đ)
*Phân biệt sự khác nhau giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:
- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
- Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
* Liên hệ bản thân và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật: 
- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức:
+ Còn che dấu khuyết điểm của bạn;
+ Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra
-Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật:
+ Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy;
+ Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(4,0 đ)
- Lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa trong trường hợp này là không đúng.
- Vì họ đã vi phạm (khoản 13 điều 8), Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000). Cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời “anh chị em con chú con bác...”
- Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ không hợp pháp. 
- Vì họ đã vi phạm những điều cấm kết hôn mà pháp luật quy định
* Điều kiện để kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn;
- Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định;
- Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nam, nữ không rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn;
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
________

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_9_nam_hoc_2020_2.doc