Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Khối 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 3: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Bắt và giam giữ hai người cãi nhau ngoài đường.

B. Thuê côn đồ chặn đường đánh ghen.

C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.

D. Gọi chị đến đánh bạn cùng lớp do nghi ngờ bạn lấy trộm tiền.

Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?

A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học. B. Giàu hay nghèo đều được đi học.

C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học. D. Trẻ em lang thang không được đi học.

Câu 5: Hành vi xem trộm điện thoại đã vi phạm quyền nào trong những quyền sau?

A. Quyền được học tập của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.

 

doc 3 trang phuongnguyen 20840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Khối 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Khối 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Khối 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)
Trường THCS..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: GDCD KHỐI 6
Thời gian làm bài 45 phút
(HS làm bài vào giấy kiểm tra)
	Họ và tên: . Lớp
I. Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm)
 Ghi lại chữ cái viết hoa đầu câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?
A. Công an.
 B. Viện Kiểm sát.
 C. Những người mà pháp luật cho phép.
 D. Bất kỳ người nào.
Câu 2: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào?
 A. Biển báo cấm 	 B. Biển hiệu lệnh 	
 C. Biển báo nguy hiểm	 D. Biển chỉ dẫn.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Bắt và giam giữ hai người cãi nhau ngoài đường.
Thuê côn đồ chặn đường đánh ghen.
Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
Gọi chị đến đánh bạn cùng lớp do nghi ngờ bạn lấy trộm tiền.
Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?
A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học.	B. Giàu hay nghèo đều được đi học.
C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học.	 	D. Trẻ em lang thang không được đi học.
Câu 5: Hành vi xem trộm điện thoại đã vi phạm quyền nào trong những quyền sau?
A. Quyền được học tập của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định tại điều mấy Hiến pháp 2013? 
A. Điều 22 	B. Điều 21
C. Điều 20 	D. Điều 23
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 7 (3 điểm): 
a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội? 
b) Là học sinh em hãy kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ? 
Câu 8 (2 điểm):
a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? 
b) Em hãy kể một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển? 
III. Bài tập tình huống (2 điểm)
Câu 9: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà Nam rất khó khăn, sau Nam còn có hai em sinh đôi. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và chăm sóc em.
a) Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?
b) Em và các bạn trong lớp sẽ làm gì để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học?
...............HẾT.............
MA TRẬN 
 Cấp độ 
Tên 
chủ đề
(nội dung,)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng số câu – Tổng số điểm
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thực hiện trật tự an toàn giao thông
0,5 đ
2 đ
1 đ
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
1 đ
1 đ
Quyền và nghĩa vụ học tập
0,5 đ
1 đ
1 đ
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
0,5 đ
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
0,5 đ
0,5 đ
Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín
0,5 đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
1đ
2
1 đ
½ +1/2
3đ
1
0,5 đ
½ +½ + ½
3 đ
½
0,5 đ
1
1đ
9
10
ĐÁP ÁN 
I. Phần trắc nghiệm:
1 B
2 B
3 C
4 B
5D
6 A
II. Phần tự luận:
Câu 7 (3 đ)
a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội (2 điểm):
- Giữ an toàn cho bản thân, yên tâm cho gia đình và người thân. Tránh được việc phải nộp phạt những hành vi vi phạm giao thông không đáng có.
- Giúp giao thông được thông thoáng, tránh ắc tắc, đi lại thuận lợi. Góp phần tạo nên văn hóa giao thông lành mạnh và văn minh.
b) HS kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông (1 điểm)
Câu 8:
a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy 4 nhóm quyền, đó là những nhóm quyền sau: quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển toàn diện, quyền tham gia. (1 điểm)
b) HS kể đúng một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển (1đ)
Phần III. Bài tập tình huống.
Câu 9:
a) Một số biện pháp có thể áp dụng (1 điểm)
- Sắp xếp một thời gian biểu hợp lí để vừa học được vừa giúp bố trông em và làm việc nhà.
- Bàn với bố nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của họ hàng người thân
- Trình bày với cô giáo chủ nhiệm để cô cùng các bạn trong lớp, ban phụ huynh lớp, nhà trường hiểu rõ hoàn cảnh để có biện pháp giúp đỡ chia sẻ: giảm học phí, trao học bổng vượt khó, hỗ trợ sách vở...
b) Em và các bạn trong lớp có thể để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học bằng cách: (1 điểm)
- Động viên khích lệ bạn vượt qua khó khăn.
- Quyên góp ủng hộ bạn sách vở, đồ dùng học tập.
- Đến chơi nhà thăm bố ốm, chơi với em, đưa đón em giúp bạn.
- Tìm kiếm sự ủng hộ của những nhà tài trợ hảo tâm để giúp đỡ gia đình bạn.
...

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_6_nam_hoc_2.doc